Dạy nghề sửa chữa xe đạp điện số 1 tại Hà Nội

Giới thiệu khóa học.

Đây là khóa dạy nghề sửa chữa xe đạp điện Online, được thiết kế ưu tiên dành cho những người đã làm nghề sửa chữa xe máy hoặc sửa chữa xe đạp đã nhiều năm. Khóa học nghề này phù hợp với các bạn ở xa không có điều kiện đến học trực tiếp. Các bạn chỉ cần sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh để học, ưu điểm của khóa học này là bạn cơ thể học bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Trong khóa học này chúng tôi tập trung hướng dẫn chuyên sâu về phần điện, động cơ, cảm biến, IC điều tốc, tay ga và các sơ đồ điện đèn, còi và xi nhan.

Các bạn cũng có thể đăng ký tham gia khóa học trực tiếp tại của hàng của chúng tôi. Nội dung của khóa học trực tiếp cũng sẽ gồm có 11 bài học chuyên về điện như khóa học Online. Ngoài ra chúng tôi bổ sung thêm các bài học về phần cơ như: Bảo dưỡng tổng thể, xử lý cổ phốt, thay má phanh trước và sau, thay dây phanh, thay vòng bi trước và vòng bi động cơ…Đặc biệt trong khóa học Offline có sự hướng dẫn của thợ đã có nhiều năm kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về điện tử.

Vì sao lại là khóa học ưu tiên cho thợ xe máy.

Thứ nhất: Thợ sửa chữa xe máy đã rất thành thạo phần cơ, nên không phải học phần cơ nữa. Chỉ tập trung và phần điện, rút ngắn thời gian học và tạo hiệu quả cao.

Thứ hai: Thợ xe máy đã quen với hệ thống điện đèn, còi, xi nhan của xe máy, nên phần này cũng hiểu nhanh hơn, làm tốt hơn.

Thứ ba: Thợ xe máy đã có kiến thức cơ bản về phần điện, họ chỉ cần học những phần họ không biết về xe đạp điện, thời gian học sẽ ngắn hơn và rất hiệu quả.

Thứ tư: Thợ sửa chữa xe máy đã có săn các dụng cụ để làm nghề, không còn bỡ ngỡ với dụng cụ, không cần phải đi tìm mua chỉ tập trung vào học.

Một số vướng mắc mà thợ xe máy thường gặp.

Một là: Không nắm được các nguồn điện trên xe đạp điện, dẫn đến việc không biết xác định được các lỗi có thể xẩy ra.

Hai là: Không hiểu về IC, không hiểu về động cơ do vậy cứ xe đạp điện của khách hàng chết mắt động cơ là đè ra thay IC đa năng. Mặc dù IC Zin theo xe của khách hàng không bị hỏng.

Ba là: Không biết cách sử dụng đồng hồ để đo và kiểm tra tay ga, động cơ, IC dẫn đến không kết luận được lỗi trong những trường hợp cụ thể và không đưa ra được cách sửa chữa tối ưu nhất.

Năm là: Không hiểu về nguyên tắc hoạt động của xe điện dẫn tới không biết quy trình kiểm tra phải bắt đầu từ đâu khi gặp lỗi.

Trong khóa dạy nghề sửa chữa xe đạp điện này, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải quyết được nhữn vấn đề đã nêu ra ở trên.

Yêu cầu với người học.

Thứ nhất: Có thể sử dụng máy tính hoặc sử dụng điện thoại thông minh.

Thứ hai: Có tài khoản email sử dụng để đăng nhập khóa học.

Thứ ba: Chuẩn bị các dụng cụ và phụ tùng cần thiết để thực hành trong quá trình học.

Nội dung khóa học.

Chú ý: Đây là nội dung phải trả phí, nội dung bài giảng chủ yếu chứa trong video. Vì vậy các bạn phải đăng ký mới có thể xem được các bài giảng bằng video. Với các bạn đã đăng ký học và được cấp quyền, xin hãy thực hiện tuần tự lần lượt từng bài, mỗi bài học các bạn có thể xem nhiều lần và thực hành cẩn thận cho đến khi thành thạo. Nếu gặp vướng mắc trong quá trình thực hành, hãy gọi 0963112866 để được hỗ trợ.

Xin chào các bạn học viên thân mến, đây là khóa dạy nghề sửa chữa xe đạp điện được thiết kế để học trên nền tảng Internet. Đặc biệt hơn nữa đây lại là khóa học ưu tiên cho các bạn đã từng làm nghề sửa chữa xe máy, hoặc đã từng sửa chữa xe đạp. Vì đây là khóa học rút gọn, nó cô đọng lại những kiến thức cơ bản nhất, không mất nhiều thời gian và có thể học được mọi lúc mọi nơi.

Để hoàn thành được khóa học này, yêu cầu các bạn phải có những dụng cụ và phụ tùng để thực hành trong quá trình học. Chúng tôi sẽ liệt kê danh sách để các bạn chuẩn bị, đây chỉ là đồ để thực hành, còn để làm nghề thì phải chuẩn bị đầy đủ hơn.

Phụ tùng cần có:

Cần 01 tay ga xe đạp điện.

Cần 03 bộ mắt động có xe điện (loại rẻ tiền).

Cần 01 IC đa năng + 01 IC theo xe.

Cần 01 động cơ xe đạp điện cũ

Cần 01 bộ hạ áp (đổi nguồn)

Cần 01 bộ ắc quy 48V cũ còn dùng được.

Cần 01 còi 12V + bóng đèn hoặc bóng xi nhan 12v có cả đui + 01 chíp nháy xi nhan.

Chú ý: Nếu mua được một chiếc xe đạp điện cũ thì càng tốt, sử dụng nó để thực hành sẽ có đầy đủ linh kiện và phụ tùng. Một chiếc xe đạp điện cũ để thực hành chỉ vài trăm nghìn là bạn đã có đầy đủ để thực hành.

Dụng cụ cần có:

Đồng hồ vạn năng điện tử.

Mỏ hàn nhiệt và thiếc hàn.

Bộ lục giac đa năng nhiều cỡ.

Bộ cờ lể đủ số.

Bộ cần chữ T đủ số.

Tuốc nơ vít 4 canh, tuốc nơ vít 2 cạnh.

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ bạn năng:

Trong Video chúng tôi sẽ trình bầy cấu tạo chi tiết của một chiếc xe điện, nó gồm những bộ phận nào, các bộ phận đó được lắp đặt ở ở vị trí nào trên xe. Việc Hiểu được cấu tạo của xe đạp điện sẽ giúp người thợ sửa chữa tìm nhanh đến các bộ phận đó và tiến hành sửa chữa có hiệu quả hơn. Sơ đồ điện tổng quát.

Để bắt bệnh chuẩn, để sửa chữa tốt thì bắt buộc các bạn phải hiểu được nguyên lý làm việc của xe đạp điện. Bạn cần phải biết bản chất thực sự của vấn đề, tại sao cần phải mở khóa điện và khi khóa điện được mở thì những vấn đề gì sẽ xẩy ra sau đó.

Sơ đồ tổng quát cung cấp cho người thợ cái nhìn tổng quát nhất, qua đó ta biết được các thành phần, các đối tượng trên sơ đồ và giúp cho việc sửa chữa nhanh hơn.

Giải thích sơ đồ.

Việc giải thích sơ đồ sẽ được trình bầy chi tiết trong video, chúng tôi sẽ giải tích các đối tượng trên sơ đồ cũng như chức năng và nhiệm vụ của chúng. Bên cạnh đó sẽ trình bầy nguyên lý làm việc của sơ đồ điện.

Kết thúc bài học số 2.

Sau khi học xong bài học số 2 các bạn phải nắm được những vấn đề sau:

Xe đạp điện gồm có những bộ phận gì.

Vẽ lại sơ đồ tổng quát của xe đạp điện.

Các đối tượng trên sơ đồ và tác dụng của chúng.

Ổ khóa điện nằm đâu trên sơ đồ và tác dụng của nó.

Nếu còn vấn đề gì chưa hiểu, hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được hỗ trợ tốt nhất 0963116866.

Giới thiệu.

Ắc quy là một bộ phận không thể thiếu trong một chiếc xe đạp điện, nếu không có ắc quy thì cả chiếc xe chỉ là đống sắt vụn. Đối với thợ sửa chữa xe đạp điện, không thể không biết cách đấu nối ắc quy và càng không thể không biết cách kiểm tra chất lượng của ắc quy xe đạp điện.

Trong bài học này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những loại ắc quy xe đạp điện phổ biến nhất hiện nay. Đồng thời giới thiệu đến các bạn phương pháp đấu nối ắc quy xe đạp điện. Một kiến thức đặc biệt quan trọng là hướng dẫn các bạn cách kiểm tra chất lượng ắc quy xe đạp điện.

Hiện nay trên thi trường còn nhiều loại ắc quy khác, có kích thước và dung lượng khác nhau. Ở bài học này chúng tôi chỉ đề cập đến các loại ắc quy xe đạp điện thông dụng và phổ biến nhất hiện nay, còn những loại ắc quy có kích thước, dung lượng cũng như điện áp đặc biệt thì xin phép được đề cập khi nào có điều kiện.

Cách đấu nối tiếp

Các loại xe điện phổ biến hiện nay thường dùng ắc quy có điện áp 24V, 36V, 48V, 60V, 72V. Nhưng điện áp tiêu chuẩn cho các bình đơn chỉ là 12V, chính vì vậy chúng ta cần đấu nối chúng lại để đạt được điện áp mong muốn. Như vậy để cung cấp đủ điện để cho xe hoạt động bắt buộc các bạn phải đấu nối tiếp các bình ắc quy lại với nhau để tăng điện áp.

Trong video này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng máy để kiểm tra chất lượng ắc quy xe đạp điện. Hướng dẫn các bạn xác định chất lượng dựa vào các giá trị mà máy hiển thị. Qua đó các bạn có thể đưa ra kết luận về chất lượng của ắc quy.

Kết thúc bài học

Với bài học này các bạn cần nhớ các loại ắc quy xe đạp điện phổ biến hiện nay. Biết cách đấu nối tiếp các bình ắc quy với nhau để tạo thành bộ ắc quy dùng cho xe đạp điện. Biết cách kiểm tra chất lượng bộ ắc quy xe đạp điện, qua đó có thể phân loại ắc quy. Nhân biết được chất lượng ắc quy trong những trường hợp khách hàng cần kiểm tra và bảo hành.

1. Cấu tạo tay ga xe điện. Cấu tạo tay ga xe điện gồm:

Mắt cảm biến tay ga: Mắt cảm biến hay còn gọi cảm biến Hall gồm có 3 chân trong đó có 2 chân nguồn (âm, dương) và 1 chân tín hiệu. Nếu đặt mắt động cơ theo chiều úp xuống, thì chân nguồn dương bên trái, ở giữa là chân nguồn âm, bên phải là chân tín hiệu. Hai chân nguồn được đấu nối vào các dây có màu đỏ và đen, chân tín hiệu được nối vào dây có màu xanh hoặc màu trắng. Mắt cảm biến tay ga xe đạp điện sử dụng điện áp 5V một chiều.

Nam châm vĩnh cửu: Nam châm vĩnh cửu được gắn cố định vào phần vỏ nhựa của tay ga.

Lò xo hồi: Lò xo hồi có tác dụng trong việc kéo nhả tay ga một cách thuận tiện hơn.

Vỏ nhựa: Vỏ nhựa tạo thành một khối kín bảo vệ các linh kiện bên trong.

Cách 1: Kiểm tra bằng đo tín hiệu cảm biến Hall.

Cách 2: Kiểm tra bằng cách điện áp tay ga.

Cả 2 cách kiểm tra này đều khẳng định được chất lượng tay ga, đều xác định được tay ga còn sống hay đã chết. Bác bạn có thể áp dụng một trong hai cách trên đều được.

2.1 Kiểm tra tay ga bằng cách đo cảm biến (xem video dưới).

Để kết quả kiểm tra được chính xác, các bạn bắt buộc phải xác định được tính chất của các dây nối với cảm biến của tay ga. Cách đo này rất hiệu quả và thuận tiện trong mọi trường hợp và được áp dụng với đa số các thợ sửa chữa.

2.2 Kiểm tra tay ga bằng cách đo điện áp (xem video dưới).

Cách này thì phức tạp hơn, đòi hỏi bạn phải cấp điện để cho tay ga có nguồn hoạt động. Chú ý với cách này nếu cắm nhầm các cực điện có thể dẫn đến hỏng tay ga.

3. Đấu nối tay ga xe điện.

Để đấu nối tay ga một cách chính xác, bạn phải xác định được các thành phần sau.

Phải xác định được tính chất của các dây nối vào tay ga. Nghĩa là bạn phải xác định được các dây màu đỏ, đen và xanh (trắng) của dây tay ga.

Xác định đúng tính chất các dây tay ga từ IC điều tốc ra ngoài. Bạn cũng phải xác định được đúng các dây màu đỏ, đen và tráng trên IC để kết nối với tay ga.

Từ đó các bạn đấu nối các dây từ tay ga vào IC một cách dễ dàng hơn. Lưu ý nguồn IC điều tốc cấp cho tay ga là 5V. Để chắc chắn các bạn lên sử dụng đồng hồ để kiểm tra.

Khi đã biết được tính chất của các dây việc còn lại rất đơn giản, bạn chỉ cần đấu các dây từ tay ga vào IC sao cho đúng màu là được.

1.Giới thiệu về bộ điều tốc xe điện

Bộ điều tốc xe điện hay còn gọi là IC điều tốc, một số thợ gọi là bộ điều khiển hay bo điều khiển. Đây là một trong những bộ phận không thể thiếu để cấu thành nên một chiếc xe đạp điện.

Hiện nay nay trên thi trường đang tồn tại hai loại IC điều tốc, các thợ sửa chữa thường gọi là IC điều tốc theo xe và IC điều tốc đa năng. Vậy hai loại điều tốc này khác nhau ra sao, nhận biết chúng như thế nào.

2. Nhận biết IC và nhận biết các nhóm dây chức năng.

Để có thể lắp đặt bộ điều tốc xe điện một cách chuẩn chỉ và đúng kỹ thuật, điều đầu tiên các bạn phải phân biệt được bộ IC điều tốc đang cầm trên tay là loại Zin theo xe hay là loại đa năng. Bên cạnh đó các bạn cũng cần phải nhận dạng được các nhóm dây chức năng trên IC điều tốc. Hãy học và thực hành tuần tự theo các hướng dẫn sau chắc chắn các bạn sẽ thành thạo về bộ điều tốc xe đạp điện.

2.1 Phân biệt IC đa năng và IC theo xe.

Trong phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách bạn cách phân biệt các loại IC điều tốc. Để phân biệt chính xác bộ điều tốc thì các bạn phải căn cứ vào những yếu tố nào. Bên cạnh đó các bạn phải đọc được bảng thông số ký thuật của IC điều tốc, căn cứ vào đó để phân biệt các loại điều tốc xe điện. Các thông số kỹ thuật được nghi trên bộ điều tốc như sau:

Điện áp hoạt động.

Góc pha.

Công suất.

Bảo vệ tụt áp.

Bảo vệ quá dòng

Hai dây nguồn chính cấp vào IC.

Dây sau khóa giúp khởi động IC.

Nhóm ba dây pha công suất.

Nhóm ba dây tay ga.

Nhóm năm dây cấp nguồn và tín hiệu cảm biến động cơ.

3. Cách đo và kiểm tra IC điều tốc.

Để có thể phán đoán bệnh của xe đạp điện và tiến hành sửa chữa có hiệu quả và đúng bệnh. Các bạn phải biết cách đo kiểm tra xem IC điều tốc còn sống hay đã chết. Trong video này chúng ta sử dụng đồng hồ vạn năng để đo và kiểm tra chất lượng của các IC điều tốc xe đạp điện.

3.1 Đo kiểm tra sơ bộ để loại trừ.

Trong trường hợp bộ điều tốc xe đạp điện đã được tháo rời ra khỏi xe và gửi đến để chúng ta kiểm tra. Ở công đoạn này các bạn hãy dùng các kiến thức cơ bản để kiểm tra sơ bộ và phân loại các lỗi.

Đây là phương pháp kiểm tra khi mà IC điều tốc đã được tháo ra khỏi xe, để các bạn không phải mất thời gian lắp vào xe chúng tôi sẽ hướng dẫn một phương pháp kiểm tra để loại trừ lỗi.

Nếu phương pháp kiểm tra này vẫn chưa tìm ra bệnh của IC điều tốc thì các bạn chuyển qua phương pháp thứ hai sẽ được trình bầy trong phần 3.2 Xác định các nguồn vào, ra IC điều tốc.

3.2 Xác định các nguồn vào, ra IC điều tốc.

Đây cũng là một kiến thức rất quan trọng, nó làm cơ sở cho việc bạn đo đạc và kiểm tra. Không nắm được các vị trí cấp nguồn ra chắc chắn bạn không thể sửa chữa xe điện.

Trong video này, chúng tôi sẽ chỉ ra các vị trí nguồn điện cấp vào IC hoặc các nguồn điện từ IC điều tốc cấp ra ngoài. Từ những thông tin đó các bạn sẽ sử dụng các công cụ và kiến thức được trang bị để kiểm tra.

4. Kết thúc bài học.

Nếu học một lần chưa hiểu thì hãy học nhiều lần đến bao giờ bạn hiểu kỹ thì chuyển sang bài tiếp theo. Vì đây là phần kiến thức rất quan trọng, kết thúc bài học này bắt buộc các bạn phải nắm được những kiến thức sau:

Phân biệt được IC zin theo xe và IC đa năng

Nhận biết được các nhóm dây cơ bản bản bắt buộc phải có trên IC

Biết cách đo kiểm tra sơ bộ để phát hiện lỗi khi IC được tháo ra ngoài.

Biết cách kiểm tra các nguồn điện trên IC điều tốc để từ đó có thể xác định được các lỗi có thể có trên bộ điều tốc xe điện.

Bộ điều tốc đa năng hay còn gọi IC điều tốc đa năng là loại IC được thiết kế không kén động cơ. Nghĩa là nó có thể làm quay bất cứ chiếc động cơ xe đạp điện nào ngay cả khi không cắm bộ cảm biến (mắt động cơ). Tuy nhiên khi hoạt động ở chế độ không có mắt động cơ thì việc vận hành sẽ không được thực sự tốt. Do IC không nhân được tín hiệu phản hồi từ bộ cảm biến (mắt động cơ) truyền về, cho nên các xung điện mà nó cấp xuống 3 cuộn dây của động cơ cũng không nhịp nhàng, dẫn đến động cơ có thể sẽ kêu to, gằn hoăc giật cục. Tại sao các thợ lại thích sử dụng IC đa năng để thay mà không dùng IC Zin theo xe? nó có vài lý do sau:

Thứ nhất: Họ không thể mua được các loại IC Zin theo xe từ nhà máy.

Thứ hai: Giá của IC Zin theo xe cao lên các thợ không có lãi nhiều.

Thứ ba: Bộ điều tốc theo xe rất kén động cơ, việc đấu nối IC Zin theo xe cũng khá khó mà không phải thợ nào cũng làm được. Do vậy lựa chọn của các thợ có thay nghề yếu sẽ là thay bộ điều tốc đa năng.

Đã có nhiều trường hợp các thợ sửa chữa xe đạp điện thay IC đa năng cho khách hàng trong khi IC Zin trên xe của khách hàng không bị lỗi. Nguyên nhân ở đây là chiếc xe đạp điện của khách hàng bị lỗi bộ cảm biến động cơ, mà các thợ ít kinh nghiệm thì việc xử lý bộ cảm biến bên trong động cơ là khá khó khăn. Do đó các thợ lựa chọn phương án là thay IC điều tốc đa năng để không phải xử lý bộ cảm biến bên trong động cơ.

Trong bài học này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước để đấu IC vào xe điện đơn giản mà hiệu quả. Yêu cầu đặt ra ở đây là đã đấu IC đa nang là phải chạy ngay. Để không mất thời gian cho việc đấu nối, các bạn hãy làm theo đúng các bước mà chúng tôi hướng dẫn trên Video, chắc chắn các bạn sẽ làm được ngay chỉ trong lần đầu tiên.

Đặc biệt trong bài này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách đấu IC đa năng chạy ngon, êm như IC Zin theo xe. Hãy xem tuần tự và làm theo hướng dẫn của các Video trong bài này.

Hướng dẫn thực hành đấu, đo IC đa năng IC Zin hay IC điều tốc theo xe là loại được các nhà sản xuất xe điện thiết kế dành riêng cho tùng loại xe. Khi thay thế IC Zin rất đơn giản nếu dùng để lắp vào loại xe được thiết kế. Khi lắp đặt ta không cần phải đấu chế, bởi các đầu rắc cắm chúng hoàn toàn khớp với nhau. Mặt khác bộ IC điều tốc theo xe hầu như là loại rất kén động cơ, nó chỉ chạy tốt trên những động cơ được thiết kế đồng bộ với nó. Còn khi thay sang các loại xe khác có các động cơ khác thì nó hoạt động không được tốt nếu ta đấu không chuẩn.

Điều đáng nói ở bài học này là, sử dụng một IC zin của loại xe này để lắp sang loại xe khác. Đa số các thợ ít kinh nghiệm đều không làm được điều này, vậy để thay thế được IC zin của loại xe này sang loại xe khác ta phải làm thế nào. Để làm được việc một cách hiệu quả, mặc định mắt động cơ vẫn hoạt động tốt các bạn phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chọn IC có cùng điện áp và cùng góc pha với IC trên xe cần thay thế. Nếu bạn chọn loại IC có điện áp thấp hoặc cao hơn điện áp của bộ ắc quy trên xe hiện tại thì nó sẽ không hoạt động. Nguyên nhân do IC Zin theo xe có thiết kê các chế đọ bảo vệ tụt áp và quá áp. Còn nếu bạn chọn loại IC có góc pha khác thì rất có thể không chạy hoặc nếu có chạy được thì mất rất nhiều thời gian để đảo các dây hoặc có thể phải thay lại cảm biến động cơ.

Bước 2: Phải xác định được đúng các dây chức năng trên IC, trước tiên các bạn chỉ cần tìm đủ các dây cơ bản bắt buộc phải có. Các dây còn lại các bạn phải ngắt khỏi xe (không cắm vào xe) để tránh các xung đột dẫn đến xe không chạy được.

Bước 3: Đấu nối cần phải lưu ý, không được tham, không được đấu nối tất cả các dây cùng một lúc. Đầu tiên ta chỉ đấu các dây cơ bản trước, khi xe chạy rồi mới dấu các chức năng tiếp theo.

Trong bài học này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn đấu nối IC zin của xe này sang một chiếc xe khác. Nếu làm theo các bước hướng dẫn của chúng tôi chắc chắn các bạn sẽ thành công. 1.1 Cách đo để nhận biết các dây trên bộ hạ áp xe điện.

Bộ đổi nguồn (bộ hạ áp) có cấu tạo gồm có 3 dây được gắn vào bo mạch và các linh kiện điện tử, trong đó có một dây âm dùng chung cho cả nguồn vào và nguồn ra, Một dây cấp điện áp vào và một dây cho điện áp ra 12V. Các bạn phải xác định được đúng, đâu là dây cấp điện áp vào, đâu là dây cho điện áp ra. Nếu không xác định được, khi các bạn lắp vào xe rất có thể sẽ gây ra chập cháy hỏng học.

Xem hướng dẫn chi tiết bằng Video

Trong video này, chúng tôi hướng dẫn các bạn cách đo kiểm tra bộ đổi nguồn đã được tháo ra ngoài để xác định tính chất của các dây có trên đó. Các bạn sẽ sử dụng đồng hồ vạn năng để xác định được đúng dây cấp vào, dây cấp ra và dây điện âm chung.

2. Hệ thống phanh điện.

Là hệ thống dùng để triệt tiêu lực của động cơ thông qua tín hiệu điều khiển. Nguyên lý của hệ thống phanh điện rất đơn giản, nó có cấu tạo gồm một công tắc đóng mở trên mỗi tay phanh. Ở trạng thái bình thường thì công tắc mở, mạch giữa chúng bị ngắt và tín hiệu điện không đến IC. Khi bóp phanh, mạch đóng lại tín hiệu điện truyền đến IC và làm cho IC hoạt động theo trình cài đặt sẵn.

2.1 Sơ đồ lý thuyết phanh điện. 2.2 Nguồn cấp cho phanh điện. 3. Báo động, chống trộm xe đạp điện.

Bộ báo động chống trộm trên xe đạp điện đã dần là bộ phận không thể thiếu trên mỗi chiếc xe điện đời mới. Nhiệm vụ chính của bộ báo động chống trộm cũng đúng như tên gọi của nó. Khi tính năng báo động được kích hoạt, nó sẽ phát ra các cảnh báo bằng âm thanh để thông báo, đồng thời khởi động luôn chế độ khóa bánh bằng điện.

Ngoài công dụng cảnh báo chống trộm, thiết bị này còn được trang bị thêm nhiều tính năng mới như: Khởi động xe từ xa, chế độ tìm xe, mở cốp trực tiếp từ bộ điều khiển. Với các thợ sửa chữa xe điện cái mà các bạn cần quan tâm là trên bộ báo động chống trộm có bao nhiêu dây, chức năng và nhiệm vụ của từng dây. Chúng tôi xin được trình bầy toàn bộ và hướng dẫn cách đấu nối trong video bên dưới.

Chú ý:

Đa số các loại xe điện đều thiết kế chờ điện dương tại các công tắc điều khiển, nghĩa là điện áp dương được cấp đến công tắc và chờ tại đó. Khi nhận được điều khiển từ các công tắc chúng nối mạch và đi đến tải tiêu thụ.

Tuy nhiên vẫn có một số nhà thiết kế theo kiểu chờ điện âm, nghĩa là điện áp âm được đưa đến công tắc và chờ ở đó để nhận lệnh. Các bạn tham khảo video sau đây để hiểu rõ hơn.

2. Hệ thống còi xe điện.

Còi xe đạp điện cũng có nhiều loại sử dụng các mức điện áp khác nhau. Với các dòng xe đạp điện đời đầu sử dụng loại còi có điện áp 5V. Về sau này xe điện chuyển sang sử dụng các loại còi có điện áp thông dụng 12V. Tuy nhiên vẫn có một số loại xe điện dùng còi có điện áp 48V.

1. Kiểm tra động cơ 1.1 Kiểm tra mắt động cơ

Để kiểm tra mắt động cơ xem có còn tốt hay không, các bạn phải biết cách đo. Có rất nhiều cách đo mắt động cơ khác nhau, nhưng qua nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi chỉ sử dụng một cách duy nhất. Cách này cho kết quả tuyệt đối chính xác và thực hiện được ở mọi điều khiện khác nhau. Chi tiết về cách làm xin hãy xem video hướng dẫn Bài 10 P1.

Xem video hướng dẫn cách đo cảm biến

Một số phương pháp đo khác cũng có kết quả, nhưng nó chỉ cho chúng ta biết mắt đó còn sống hay đã chết. Nó không đánh giá được chất lượng các mắt có đồng đều nhau hay không.

1.2 Kiểm tra các cuộn dây

Để biết được động cơ có còn chay tốt hay không, nó có bị tiêu tốn năng lượng hay không thì các bạn phải biết cách đo. Có những động cơ vẫn chạy nhưng chất lượng nó bị kém do nhiều nguyên nhân. Dẫn đến động cơ bị nóng trong quá trình làm việc dẫn tới tốn nhiều ắc quy hơn. Chi tiết về cách làm xin hãy xem video hướng dẫn Bài 10 P3.

2. Thay mắt động cơ 2.1 Quan sát trước khi thay

Tại sao lại cần phải qua sát trước khi tiến hành thay thế, đây là kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết lại qua cả chục năm làm nghề. Điều này rất cần thiết với các thợ mới vào nghề, quan sát để các bạn nghi nhớ được các vị trí. Quan sát trước khi thay thế giúp các bạn hiểu được các thông số kỹ thuật.

2.2 Hướng dẫn thay cảm biến mới

Quá trình thay mắt động cơ không khó, nhưng đòi hỏi bạn phải cẩn thận và kiên nhẫn. Bên cạnh đó bạn cần phải có các công cụ tốt để làm việc chuẩn xác hơn.

Sau khi thay mắt động cơ xong, các bạn phải tiến hành đo lại mắt động cơ, đo lại các cuộn dây. Việc đo đạc này giúp các bạn kiểm tra xem trong quá trình làm việc có sai sót gì không. Cuối cùng là phải dán keo chống nước trước khi lắp động cơ được đóng lại. Chi tiết về cách làm xin hãy xem video hướng dẫn Bài 10 P5.

2.3 Tổng kết và hoàn thiện

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước theo hướng dẫn các bạn tiến hành lắp động cơ lại, nhớ dử dụng keo chống nước. Trước khi bàn giao cho khách hàng phải tiến hành đi thử. Chi tiết về cách làm xin hãy xem video hướng dẫn Bài 10 P6.

3.2 Phân biệt các loại mắt động cơ 3.3 Mắt động cơ loại đặc biệt

Trong Video này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước để xử lý một động cơ xe đạp điện bị ngập nước. Các bạn chỉ cần làm đủ các bước như hướng dẫn, đảm bảo chất lượng của những động cơ được sửa chữa sẽ rất tốt. Nếu các động cơ bị lỗi do ngập trong nước mà trong quá trình sửa chữa không đảm bảo thì động cơ sẽ rất nhanh hỏng trở lại và có thể phải thay động cơ mới.

Chỉ cần làm theo hướng dẫn, chắc chắn các bạn sẽ khác phục được gần như tất cả các động cơ xe đạp điện. Trừ các trường hợp lỗi quá nặng, các cuộn dây bị om và cháy thì phải thay động cơ mới.

Kết thúc khóa học nghề sửa xe đạp điện.