Chắc hẳn cha mẹ rất mong muốn mua cho đứa con đang là học sinh cấp 2 của mình một chiếc xe đạp phù hợp. Thế nhưng chọn xe đạp cho học sinh cấp 2 không phải là điều dễ dàng!
Học sinh cấp 2, mua xe đạp mới là cần thiết
Đây là giai đoạn các con mới lớn, biết chăm chút ngoại hình hơn, xe không chỉ phải đáp ứng tiêu chuẩn chung mà còn cần phải đẹp và điều chỉnh được. Bởi lẽ ở giai đoạn này, chiều cao của con thay đổi rất nhanh. Các con đang ở độ tuổi dạy thì – 1 trong 2 giai đoạn vàng của sự phát triển. Tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao lẫn cân nặng. Con có thể tăng khoảng 10-15 cm/năm. Các chuyên gia khuyên nên đi xe phù hợp với lứa tuổi để đảm bảo phát triển tốt nhất cho bản thân người đạp, tránh các bệnh về xương cũng như nguy hiểm khi tham gia giao thông. Thế nên Một là con phải thay xe đạp mới mỗi 2 năm 1 lần hoặc Hai là sử dụng xe có thể điều chỉnh được độ cao yên xe và tay lái.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu xe. Tuy nhiên, không phải xe đạp nào cũng có thể điều chỉnh được độ cao. Hiện tại, dòng xe đạp gấp là dòng xe có khả năng thay đổi chiều cao đáng kinh ngạc nhất. Một chiếc xe đạp gấp có thể điều chỉnh để phù hợp với người có chiều cao từ 1m3 cho tới 1m9.
Khi chọn xe không phù hợp chiều cao, con sẽ gặp phải tình trạng:
Tình trạng đạp xe với chân: tức là các con sẽ ở trong tình trạng yên quá cao, chới với gây ra chống chân khó khăn, phản ứng chậm khi dừng đỗ, tránh xe. Vô cùng nguy hiểm.
Tình trạng đạp xe thừa chân: trường hợp này lại ngược lại so với trường hợp trên, yên ở vị trí quá thấp khiến con thừa chân, đạp chậm, nhanh mỏi.
Dù trường hợp nào thì cũng không hề tốt cho con.
Bên cạnh việc mua cho con 1 chiếc xe đạp phù hợp chiều cao tránh thừa chân, với chân, mua xe cho con còn để con hàng ngày đạp xe thể dục cùng bố mẹ, gắn kết tình cảm gia đình. Giai đoạn dậy thì, con cần rèn luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, tránh xa tệ nạn, suy nghĩ lệch lạc, phát triển cơ thể khỏe mạnh.
Xét về tinh thần, có 1 món quà gắn bó từ nhỏ, với độ bền bỉ của xe đạp ngày nay có thể sử dụng lâu dài. Thể hiện tình yêu của cha mẹ dành cho con. Chắc chắn con sẽ gìn giữ và hết mực yêu thương món quà ý nghĩa này.
Học sinh cấp 2 nên mua xe đạp như thế nào? Chủng loại xe đạp:
Hiện nay, các phương tiện cá nhân chủ yếu mà học sinh sử dụng khi đi học là: xe đạp bình thường, xe đạp thể thao (có đề líp), xe đạp điện và xe máy dưới 50cc.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 23/2008/QH12 khoản a có quy định về độ tuổi của người lái xe như sau: “Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3”. Như vậy, học sinh cấp 3 mới có thể sử dụng xe máy dung tích dưới 50cc còn học sinh cấp 2 (từ 11 đến 15 tuổi) KHÔNG ĐƯỢC sử dụng xe gắn máy.
Xe đạp điện không phải là xe gắn máy mà được áp dụng là xe thô sơ và không có quy định về hành vi điều khiển xe đạp điện đối với người dưới 16 tuổi.
Tóm lại, học sinh cấp 2 đến trường bằng các phương tiện cá nhân thì chỉ có thể chọn xe đạp thường, xe đạp thể thao và xe đạp điện. Nhiều gia đình cũng lựa chọn kiểu xe có trợ lực điện cho con. Tùy thuộc sở thích, nhu cầu của con và kinh tế của gia đình mà cha mẹ có thể lựa chọn kiểu xe phù hợp cho con.
Kiểu dáng xe đạp:
Có thể chia xe đạp thành 2 loại chính: xe đạp truyền thống và xe đạp thông minh. Các loại xe đạp truyền thống thường thấy là mini cào cào, xe địa hình trend, xe fixgear phong cách,… Đặc biệt, xe đạp gấp thông minh là mẫu xe mới mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, chính bởi sự mới lạ này nên mọi người còn ít biết đến.
Hình ảnh của xe đạp gấp
Mỗi loại xe có kiểu dáng đặc trưng riêng. Trong đó, xe đạp gấp là khác biệt hơn cả khi có tính năng gấp gọn thông minh mà vẫn nhẹ như xe mini và đi nhanh như xe thể thao. Xe mini thường dành cho bé gái, xe thể thao thường dành cho bé nam. Còn xe đạp gấp có kiểu dáng phù hợp để cả nam nữ đều dùng được. Đối với gia đình có cả bé nam và nữ cùng đi học muốn mua 1 chiếc xe cho 2 con dùng chung có thể tham khảo xe đạp gấp thông minh.
Về giá xe:
Xe đạp dành cho học sinh cấp 2 có rất nhiều khoảng giá khác nhau từ rẻ, trung bình cho đến đắt tiền. Việc đánh giá một chiếc xe đắt – rẻ thực ra là một khái niệm tương đối. Nhiều người chỉ đơn thuần phân chia xe đạp theo cấp độ đắt – rẻ theo chi phí mà mình bỏ ra. Và họ chỉ dựa vào điều này mà quyết định có mua xe cho con hay không. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Sở dĩ có rất nhiều xe đạp chất lượng và giá thành chỉ 1 nhưng giá bán lại 10, người dùng đang phải bỏ ra số tiền lớn gấp chục lần giá trị thực mà họ nhận lại. Trong khi đó, những chiếc xe có giá bán 20 lại đem lại giá trị lên tới 18, 19 phần – như vậy giá bán này được cho là rất hợp lý.
Các bộ phận của xe:
Yên xe: Chiều cao ghế ngồi của xe đạp là khoảng cách giữa mặt đất và phần thấp nhất của yên xe. Chiều cao ghế ngồi là chỉ số chính xác nhất về cách một chiếc xe đạp sẽ phù hợp với con hay không. Do sự khác biệt trong thiết kế khung, xe đạp với lốp có cùng kích thước nhưng lại phù hợp với một số học sinh, còn số còn lại thì không nên việc lựa chọn càng gian nan hơn.
Thông thường học sinh cấp 2 đã biết đi xe từ trước đó, do vậy việc lựa chọn chiều cao yên xe được tính theo công thức: chiều cao yên xe = chiều cao từ chân đến hông + 5 đến 8mm
Chiều cao khi đứng:
Với những mẫu xe bánh to 20-24inch thì bố mẹ cần phải quan tâm đến chiều cao khung xe – thanh ngang để khi các cháu đứng thẳng không bị vướng víu.
Kích thước bánh xe:
Theo tiêu chuẩn lựa chọn kích thước bánh xe châu Âu phân theo lứa tuổi, có thể thấy học sinh cấp 2 có thể sử dụng những bánh xe có kích thước 24inch trở lên. Tuy nhiên, đa số trẻ em Việt Nam có chiều cao và cân nặng kiêm tốn hơn so với trẻ em châu Âu nên con số này có thể được điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, ngày nay công nghệ bộ đề hiện đại và vành xe chống cản gió giúp chiếc xe đi nhanh hơn rất nhiều. Bánh nhỏ không có nghĩa là đi chậm. Do vậy, học sinh cấp 2 hoàn toàn dùng được các mẫu xe có kích thước bánh từ nhỏ đến to: 16inch, 20inch, 24inch,…
Tay lái: Khoảng cách giữa tay lái và yên phải đủ để ko bị rướn người, mỏi lưng. Tay lái ở vị trí quá thấp có thể khiến con dễ mệt mỏi ơn cũng như gây căng thẳng cho cổ, mỏi cơ cổ.
Cân nặng của xe đạp
Liệu các con có nhấc được xe không? Phần lớn người lớn đi xe có trọng lượng chiếm 20% cân nặng cơ thể, trong khi đó trẻ con lại rơi vào tới 50%. Nhưng trên thực tế, cân nặng lý tưởng của xe đạp là dưới 40% cân nặng của trẻ. Chính vì thế 1 học sinh cấp 2 thấp bé có cân nặng vào khoảng 30kg chỉ nên sử dụng những loại xe có cân nặng dưới 12kg.
Con những trẻ năng động, cá tính mạnh mẽ sẽ thích kiểu Trigger Shifter hơn. Bố mẹ có thể dựa vào điểm này để chọn xe cho con. Tuy nhỏ nhưng lại rất tinh tế, thể hiện sự quan tâm của bố mẹ dành cho con yêu của mình.
Lời kết:
Với nhu cầu đi lại của học sinh cấp 2 trong phạm vi 5km, xe nhẹ, điều chỉnh được độ cao, sử dụng bền bỉ, ít sửa chữa và chi phí phải chăng thì xe đạp gấp chính là lựa chọn tốt nhất.
Các mẫu xe đạp gấp dành cho học sinh cấp 2:
Tóm lại, học sinh cấp 2 rất cần 1 chiếc xe phù hợp: xe phải đẹp, gọn, thay đổi được chiều cao. Dựa trên những tiêu chí đó, Papilo đề xuất 3 mẫu xe phù hợp nhất cho học sinh cấp 2:
Mẫu xe Hachiko HA 01:
Xe đạp gấp Java X3 (Italia )có kiểu dáng nhỏ nhẹ, linh hoạt nhất trong các xe đạp gấp dành cho học sinh
PAPILO – TIÊN PHONG VỀ XE ĐẠP GẤP
SHOWROOM:
– Hà Nội: 109 Đường Láng, Q.Đống Đa, Hà Nội – ĐT: 024.3555.1727
– HCM: 566 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, chúng tôi – ĐT: 028.2246.6566
– HCM: 400 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q.Tân Bình, chúng tôi – ĐT: 0813.342.288
HOTLINE: 0904.292.268