Tư vấn mua xe Ford Everest cũ 2 cầu và 1 cầu Xe Ford Everest cũ 1 cầu và 2 cầu – cùng tìm hiểu nên hay không nên mua?
Vào tháng 6-2005 tại thị trường Việt Nam xuất hiện cơn sốt về các mẫu xe đa dụng 7 chỗ. Nói về sự ra đời của dòng xe tại Việt Nam thì vào thời điểm Ford đã cho ra đời mẫu xe Everest để đáp ứng nhu cầu của số đông của khách hàng mua xe tại Việt nam nhất là nhu cầu sử dụng xe đa dụng 7 chỗ ngồi. Sự xuất hiện của Ford Everest nhanh chống chiếm được long tin của khách hàng bởi kiểu dáng thiết kế cũng như động cơ mạnh mẽ mà nó mang lại và nhanh chống chiếm vị trí thống trị trong dòng xe 7 chỗ hiện nay.
Vào tháng 6 năm 2005 tại thị trường Việt Nam – Ford Việt Nam đã chính thức cung cấp ra thị trường mẫu xe Ford Everest 7 chỗ đầu tiên của mình với máy dầu. Nó nhanh chống được sự đón nhận của các khách hàng tại Việt Nam.
Không chỉ dừng lại đó, tiếp thu nhữ đánh giá mang tính chất tích cực từ khách cũng như những trải nghiệm thực tế Ford đã có những thay đổi mang tính đột phá. Đầu tháng 01-2013 Ford Việt nam đã thực hiện một số that đổi trong cách thiết kế cũng như cấu tạo động cơ cho phiên bản Ford Everest 2.5L số sàn máy dầu 1 cầu ở các chi tiết như Ga lăng phía trước hình 3 thanh đôi, vô lăng có lãy chỉnh âm lượng và nút chuyển đổi chế độ, mặt taplo và gác tay 2 cửa trước có mạ màu bạc.
Trước đó ở các giai đoạn khác nhau như 2005 -2006, 2007 -2008, 2009 đến 2012 Ford Việt Nam cũng đã thực hiện một số thay đổi nhỏ trên các phiên bản thiết kế của Ford Everest.
Nội thất Ford Everest 7 chỗ
Khi mới xuất hiện tại Việt Nam Ford Everest cũ lúc đó gồm 3 phiên bản gồm: Ford Everest 2.5 MT máy dầu 1 cầu, Ford Everest 2.5 MT máy dầu 2 cầu, và cuối cùng là mẫu Ford Everest 2.6 máy xăng 1 cầu. Sự xuất hiện của Ford Everest lúc đó chính lời lời khẳng định, thách thức mà Ford dành cho các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình như Toyota Zace, Mitsubishi Jolie, Isuzu Hilander.
Như một lần nữa muốn khẳng định vị thế số 1 của mình trong phân khúc xe đa dụng 7 chỗ thì vào tháng 07-2013 Ford Everest thế hệ thứ 4 đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Lần này với những thay đổi tươi mới trong thiết kế so với các phiên bản Ford Everest cũ trước đó với những thay đổi ở dòng xe Ford Everst số số tự động được chú ý nhiều: Cần điều khiển âm thanh và chuyển chế độ trên Vô lăng, Cần điều khiển Ga tự động trên vô lăng, mâm xe hợp kim nhôm kiểu mới, …
Có nên mua xe Ford Everest cũ?
Mua xe ôtô Ford Everest cũ có tốt hay không? Là câu hỏi của nhiều người khi chuẩn bị mua xe ôtô nhưng không biết nên mua xe ô tô cũ hay mới.
Có nên mua xe Ford Everest cũ?
Hiện nay, khi nền kinh tế tại Việt Nam nhất là ở các thành phố như Hà Nội, TPHCM đã bắt đầu phát triển thì sắm một chiếc xe ô tô là hoàn toàn khả thi với một gia đình hiện đại. Tuy nhiên đối với một số gia đình thì việc sắm một chiếc ô tô mới là ngoài khả năng chi trả vì còn vô số khoảng chi phí khác nữa. Như vậy việc chọn một chiếc xe ô tô cũ là một lựa chọn hợp lý nhất. Vì xe ô tô cũng đỡ được nhiều khoảng chi về thuế và một số thủ tục phức tạp khi mua xe ô tô mới.
Những lợi ích khi mua xe ô tô cũ
Nếu bạn có kinh nghiệm trong việc mua xe cũ thì việc mua được chiếc ô tô xịn mà giá rẻ mà ai cũng phải trầm trồ.
Chi phí đăng ký, đăng kiểm xe ô tô cũ sẽ ít hơn xe ô tô mới
Có thể được thường hưởng những phụ tùng trang trí mà chủ xe trước mang lại hòn toàn miễn phí.
Xe cũ nên cũng đỡ sợ va quẹt trầy xước xe
Sử dụng một thời gian có thể bán lại mà không phải mất nhiều tiền.
Tuy nhiên nó cũng có một số khuyết điểm người mua cần chú ý:
Tốn thời gian tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ và các phụ tùng còn chính hãng hay không. Nội thất ô tô có tốt không như thiết bị camera lùi xe ô tô, camera hành trình,… vẫn còn hoạt động tốt không. Nên mua nơi uy tín hoặc người quen là tốt nhất.
Tốn phí bảo trì bảo hành vì đã hết thời hạn bảo hành
Nếu không xem kỹ có thể phụ tùng dễ bị hư hỏng và sửa chữa tốn tiền
Xe cũ thì không được trả góp khi chưa đủ kinh phí.
Xe cũ thì chế độ vận hành máy không êm như xe mới.
Tóm lại mua xe ôtô Ford Everest cũ vừa có ưu cũng như khuyết điểm. Cần xem xét trước khi mua để tránh mua nhằm. điều đặc biệt nên học bằng lái xe ô tô hạng b2 trước khi có ý định mua xe. Để khi mua xe ô tô xong mình có thể vi vu ngay mà không sợ CSGT.
Xe 2 cầu là gì
4WD là ký hiệu dùng để viết tắt “4 Wheel Drive”. Ký hiệu này nhằm nhận biết những loại xe có kết cầu truyền lực tác động từ động cơ xuống cả 4 bánh nghĩa. Nghĩa là thay vì chỉ có 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau sinh ra lực đẩy (hoặc kéo) như các loại xe phổ thông thì với 4WD là cả 4 bánh xe sinh ra lực.
xe Ford Everest 2 cầu
Nếu tinh ý, khi các bạn nhìn ở dưới gầm ô tô, các bạn sẽ thấy ở giữa trục nối 2 bánh xe sau có một khối cầu. Cả cái trục có mang khối hình cầu ấy gọi là “cái cầu”. Trong “cầu” có một hệ thống bánh răng gọi là bộ ”vi sai”. Một bộ phận có tên “Láp dọc” có hình dáng như một ống hình trụ mang nhiệm vụ nối bộ vi sai với động. Còn 2 bánh được nối với vi sai bằng “Láp ngang”. Động cơ làm quay láp dọc, chuyển động quay của láp dọc được bộ vi sai biến thành chuyển động quay của 2 láp ngang. Hai láp ngang quay kéo 2 bánh xe quay theo và xe chạy.
Bộ vi sai có công dụng gì?
Khi mới phát minh ra ô tô, 2 bánh phát động (ta gọi cặp bánh xe nào ”đẩy” cho xe chạy là ”cặp bánh phát động”) luôn quay cùng vận tốc với nhau. Do đó khi vào cua, ví dụ như cua sang phải, bánh phát động bên phải sẽ có vòng cung nhỏ hơn bánh phát động bên trái. Nhưng do 2 bánh có cùng tốc độ nên gây ra hiện tượng lết bánh và khiến xe lật. Để giải quyết vấn đề này, bộ vi sai ra đời. Dựa vào bộ vi sai, hai bánh phát động quay tương đối độc lập với nhau – tốc độ có thể khác nhau. Nhưng bánh này phải ” tựa” vào bánh kia mới quay được. Nếu ta nâng một bánh phát động lên khỏi mặt đường và để bánh còn lại tiếp đất, ta nổ máy xe và cài số, bánh xe không chạm đất sẽ quay tít và cái bánh chạm đất không quay, xe không tiến lên được. Cái bánh quay tít là do nó ”tựa” vào ma sát của cái bánh chạm đất, còn cái bánh chạm đất thì không ”tựa” vào đâu mà quay được vì bánh bên kia không có ma sát. Vậy hai anh phải nương tựa nhau mới đẩy xe đi được. Điều này lý giải cho trường hợp khi xe bị sa lầy hoặc đi trên mặt đường k bằng phẳng. Một trong hai bánh xe bị mất ma sát thì bánh xe sẽ không thể phát lực cho xe chạy tiếp được. Từ đó người ta nghĩ ra phương án truyền động cho cả bốn bánh. Tức là lắp thêm một cầu nữa cho bánh trước (sau) để trong trường hợp đi trong đoạn đường không tốt, khi một cầu bị “chết” thì cầu có lại sẽ hỗ trợ kéo (đẩy) xe. Từ đó sinh ra khái niệm xe 2 cầu hay 4WD.
Một số loại xe dẫn động 2 cầu nổi tiếng Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero, Range Rover, Land Rover Defender.