Mua xe máy cũ trả góp

Mua xe máy cũ trả góp, 80, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Uyên Vũ, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 15/09/2016 13:22:31

Mua xe cũ trả góp – tưởng rẻ hóa đắt

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, mua hàng trả góp là phương án thanh toán linh hoạt được nhiều người lựa chọn. Khách hàng không phải thế chấp tài sản, chứng minh thu nhập, công chứng giấy tờ mà vẫn nhận được sự hỗ trợ tốt nhất để có thể mua sắm được các mặt hàng như mong muốn. Thế nhưng, tiện lợi bao nhiêu khi được sở hữu vật dụng mình đang cần một cách nhanh chóng, thì nhiều khách mua trả góp cũng sững sờ bấy nhiêu khi thấy mình trả mãi mà chưa hết số tiền nợ trả góp.

Lãi suất “cắt cổ”!

Theo một nhân viên tư vấn đại lý xe Honda ở Cầu Giấy, khách mua có thể trả tối đa 70% giá trị xe, nhưng nhiều người chọn 30%, vì những người mua trả góp thường có thu nhập trung bình. Thời hạn trả góp 1 chiếc xe có thể 6 tháng, 12 tháng hoặc 24 tháng. Hiện các nhà cung cấp dịch vụ hầu hết đều áp dụng mức trả trước tối thiểu 30% giá trị xe và thời hạn vay 6-24 tháng. Mỗi công ty tài chính lại có đối tượng phục vụ riêng.

Tuy nhiên, theo nhiều người đã từng là khách hàng của dịch vụ , hình thức này “tưởng rẻ mà hóa đắt”. Lãi suất mua trả góp phổ biến từ 1,41- 1,91%/tháng, tương đương gần 17% và 23%/năm. Còn có thời điểm, lãi suất xe trả góp vượt 2,4% một tháng, tương đương gần 30%/năm. Điều đó khiến người ta hiểu được tại sao dịch vụ cho vay mua xe trả góp của các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính đang “ăn nên làm ra” – chính là nhờ cho vay với lãi suất… khủng từ 30%/năm trở lên này.

Tại đại lý Honda trên, khi chúng tôi nói có nhu cầu mua chiếc xe Honda Air Blade trả góp thì được nhân viên tư vấn nhiệt tình hướng dẫn các thủ tục, giá bán xe 37,5 triệu đồng, khách hàng được vay 70% giá trị xe (25,9 triệu đồng), lãi suất 3,5%/tháng (42%/năm). Nếu trả góp 9 tháng, mỗi tháng trả 3,767 triệu đồng (tổng số tiền phải trả 33,903 triệu đồng), còn trả góp 12 tháng, mỗi tháng trả 3,047 triệu đồng nên tổng số tiền phải trả là 36,564 triệu đồng. Cộng thêm hơn 15 triệu đồng (30% giá trị xe) trả lúc đầu, giá bán mỗi chiếc xe là hơn 50 triệu đồng. Trong số này, có khoảng 41 triệu đồng tiền xe, số còn lại là lãi phải trả.

Với phương thức tính lãi “gộp”, cộng với phí quản lý tín dụng 5% và phí bảo hiểm tín dụng 5% tổng số tiền vay, khách hàng phải trả lãi và các khoản phí gần 50%/năm. Lý do các tổ chức tín dụng đưa ra cho việc áp dụng lãi suất cao vì đây là hình thức vay tín chấp.

Mua “cục tức” cho mình

Hiện trên thị trường có 2 phương thức trả nợ phổ biến là tính theo dư nợ ban đầu và tính theo dư nợ giảm dần. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng, một số tổ chức tài chính đã liên kết cùng cửa hàng, đại lý áp dụng cho mua hàng trả góp ghi cả hai loại lãi suất trong cùng một hợp đồng. Nếu chỉ trả gốc và lãi hàng tháng sẽ không có vấn đề gì nhưng với khách hàng kết thúc sớm hợp đồng sẽ chịu thiệt hại không nhỏ.

Đa phần khách hàng mua trả góp thường chỉ quan tâm số tiền phải trả ban đầu là bao nhiêu và số tiền phải góp hằng tháng là bao nhiêu, không mấy người tính được chi phí tổng thể, và nhất là chẳng mấy ai hỏi nhân viên tư vấn cụ thể về các khoản phạt nếu khách hàng trả chậm so với kỳ trả nợ mỗi tháng hay trả trước kỳ hạn thỏa thuận. Và cuối cùng thì khách hàng đã phải mua một “cục tức” – sự bất lợi không thể chịu nổi. Đó là khi có tiền, khách hàng muốn trả hết một đợt cũng không được. Một khách mua một chiếc Honda Dream II, trả góp hàng tháng đến khi còn 5 triệu đồng định mang trả nốt, thì cửa hàng nhất định không nhận mà yêu cầu khách trả đúng như cam kết trên hợp đồng là gần 1 triệu đồng/tháng, còn nếu muốn thanh toán “một cục” thì phải chịu phí, chẳng khác gì vay vốn ngân hàng mà trả trước thời hạn.

Đó cũng là trường hợp chị H. ở phố Lý Nam Đế mua trả góp một chiếc xe Yamaha Nouvo giá 37 triệu đồng. Chị H kể: “Tôi trả trước 18 triệu đồng, số còn lại thanh toán theo phương thức trả góp mỗi tháng 1,492 triệu đồng. Tuy nhiên, sau 7 tháng, khi đã thanh toán được 10,444 triệu đồng, tôi muốn trả hết nợ để lấy giấy tờ xe thì hóa ra số nợ của tôi cơ bản chưa giảm đi bao nhiêu so với ban đầu, với 19,3 triệu đồng”. Với thắc mắc của mình, chị H. được nhân viên công ty cho vay tài chính trả nợ góp cho hay, nợ gốc vẫn còn cao là do lãi suất khoản nợ là 4,82%/tháng, tức là khoảng 58% mỗi năm. Tính ra, nếu góp đủ số tiền đến cuối kỳ thì chị H. phải trả khoảng 35 triệu đồng. Vì thế chị quyết định chấp nhận trả phạt, chấm dứt hợp đồng trước kỳ hạn, coi như khoản tiền mất đi là học phí cho kinh nghiệm thị trường của mình, dẫu trong lòng mãi chưa thôi ấm ức.

Bởi thế, trước khi mua hàng trả góp, người mua cần tính toán thật kỹ số tiền chênh lệch, lãi suất trả góp; và khi làm hợp đồng phải yêu cầu ghi rõ mức lãi suất, cơ sở tính, không nên ký hợp đồng nếu chưa rõ. Mua trả góp với lãi suất nào cũng là một hình thức vay tiền để tiêu dùng nên có những tính toán cẩn trọng để không gặp rủi ro về tài chính khi sẽ phải trả lãi suất cho khoản tiền vay đó và cả phí dịch vụ mua hàng trả góp.

Mua xe máy cũ trả góp hay mánh lới ‘cắt cổ’ người tiêu dùng

Không phải chi ngay một số tiền để mua xe cũ, không phải thế chấp tài sản, chứng minh thu nhập, công chứng giấy tờ mà vẫn nhận được sự hỗ trợ tốt nhất để có thể mua được chiếc xe như mong muốn. Thế nhưng, tiện lợi bao nhiêu khi được sở hữu vật dụng mình đang cần một cách nhanh chóng, thì nhiều khách mua trả góp cũng sững sờ bấy nhiêu khi gặp phải những hệ lụy, rắc rối không lường trước được.

Mua xe máy cũ trả góp “cắt cổ” người mua bằng lãi suất

Nếu tính chi tiết ra thì thực chất, mua xe cũ trả góp lại là một hình thức cho vay lãi cao với lãi suất ‘cắt cổ’. Cụ thể, lãi suất mua trả góp hiện nay phổ biến từ 1,41- 1,91%/tháng, tương đương gần 17% và 23%/năm. Còn có thời điểm, lãi suất xe trả góp vượt 2,4% một tháng, tương đương gần 30%/năm.

Mua xe máy trả góp là hình thức

Ví dụ, mua trả góp một chiếc xe với giá bán 37,5 triệu đồng, khách hàng được vay 70% giá trị xe (25,9 triệu đồng), lãi suất 3,5%/tháng (42%/năm). Nếu trả góp 9 tháng, mỗi tháng trả 3,767 triệu đồng (tổng số tiền phải trả 33,903 triệu đồng), còn trả góp 12 tháng, mỗi tháng trả 3,047 triệu đồng nên tổng số tiền phải trả là 36,564 triệu đồng. Cộng thêm hơn 15 triệu đồng (30% giá trị xe) trả lúc đầu, giá bán mỗi chiếc xe là hơn 50 triệu đồng. Trong số này, có khoảng 41 triệu đồng tiền xe, số còn lại là lãi phải trả.

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng mua trả góp, một số tổ chức tài chính đã liên kết cùng các đại lý, cửa hàng để đưa cả 2 loại lãi suất tính theo dư nợ ban đầu và dư nợ giảm dần vào hợp đồng mua bán. Như vậy, nếu khách hàng trả gốc và lãi hàng tháng sẽ không có vấn đề gì, nhưng nếu khách hàng kết thúc hợp đồng sớm sẽ nảy sinh vô số rắc rối.

Hơn nữa, phần lớn khách hàng mua trả góp chỉ quan tâm tới số tiền phải trả ban đầu và số tiền phải trả hằng tháng mà không tính xem tổng số tiền mình phải trả là bao nhiêu, hay nếu trả chậm, trả sớm thì sẽ phải chịu phạt như thế nào,… Vậy nên, ngay cả khi có tiền, người mua muốn trả hết số nợ của mình cũng không được, chẳng khác nào vay vốn ngân hàng mà trả trước thời hạn.

Để tránh được những rắc rối không đáng có như vậy, trước khi mua xe trả góp, người mua cần tính toán thật kỹ số tiền chênh lệch, lãi suất trả góp; yêu cầu ghi rõ mức lãi suất trong hợp đồng, cơ sở tính tiền phải trả hằng tháng… Cần nhìn nhận thực tế rằng, mua trả góp với lãi suất nào cũng là một hình thức vay tiền để tiêu dùng, vì vậy, cần có những tính toán cẩn trọng để không gặp rủi ro về tài chính phát sinh từ việc phải trả lãi suất cho khoản tiền vay và phí dịch vụ mua hàng trả góp.

Sập ‘bẫy’ mua xe máy trả góp 0%

Trước tình hình kinh tế khó khăn và tình trạng ế ẩm kéo dài, nhiều cửa hàng kinh doanh xe máy nói riêng và các mặt hàng điện tử khác nói chung liên tục triển khai chương trình mua trả góp lãi suất 0%. Tuy nhiên ẩn sau những lời chào mời hấp dẫn này là các chiêu trò “móc túi” người tiêu dùng thông qua hàng loạt các loại “phụ phí”…

Đầu tiên phải kể đến là mức giá quá “chát” của sản phẩm. Mặc dù mức lãi khá hấp dẫn 0% nhưng bên bán và ngân hàng đều đã bàn bạc để cho ra mức giá bán sản phẩm cao hơn so với giá thị trường khá nhiều. Ví dụ, một chiếc iPhone 5 bản 32GB theo hình thức trả góp được báo giá là 18,7 triệu đồng. Tuy nhiên, ở ngoài thị trường, mức giá trung bình để mua đứt sản phẩm này chỉ có 16,7 triệu đồng. Không chỉ có thế, các khuyến mại đi kèm như tấm dán màn hình, tai nghe các chế độ bảo hành… như các cửa hàng khác cũng bị cắt bỏ nếu khách mua hàng dưới hình thức trả góp.

Khi mua các sản phẩm dạng này, khách sẽ phải thanh toán trước từ 30-50% giá trị, khoản còn lại sẽ được trả góp lần lượt trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm. Trong quá trình trả góp hàng tháng nếu khách hàng trả chậm ngày sẽ bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng. Còn nếu không trả được trong thời hạn quy định, người mua sẽ phải chịu mức lãi tương đương với lãi suất ngân hàng cho số tiền còn thiếu.

Tóm lại, mô hình chung của hình thức trả góp lãi suất 0% đã được xây dựng sao cho lợi ích lớn nhất luôn nằm về “phe” ngân hàng và bán sản phẩm. Còn người dùng, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên hoặc người có thu nhập thấp sẽ luôn bị “ảo tưởng” về quyền lợi hấp dẫn mà mình được hưởng.

Mua xe máy cũ trả góp, 80, Chuyên trang Xe Máy của MuaBanNhanh, Uyên Vũ, cộng đồng mạng xã hội Xe Máy MuaBanNhanh chia sẻ, kinh doanh, 15/09/2016 13:22:31

Đăng bởi Uyên Vũ

Tags: Cần mua xe máy cũ, kinh nghiệm mua xe máy cũ, Mua xe máy cũ, Mua xe máy cũ giá rẻ, Mua xe máy cũ trả góp, tìm mua xe máy cũ, Xe máy cũ, xe máy cũ rẻ, xe máy cũ trả góp