Nên Học Bằng Lái Xe B1 Hay B2, Những Thông Tin Mới

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu hạng B1 và B2 được lái những loại xe nào?

Đối với hạng B1 được chia thành 2 hạng nhỏ là B11 và B12.

B11 chỉ được phép lái các dòng xe số tự động, dưới 9 chỗ đối với xe chở người, dưới 3.5 tấn đối với xe chở hàng và không được phép hành nghề lái xe (lái taxi, xe du lịch, xe hợp đồng…).

B12 được phép lái các dòng xe như B11 + xe số sàn nhưng không được hành nghề lài xe. Hay hiểu đơn giản là chỉ được phép lái xe phục vụ đi lại trong gia đình (xe số tự động, xe số sàn dưới 9 chỗ, xe tải số tự động, xe tải số sàn dưới 3.5 tấn)

Đối với hạng B2 được phép lái toàn bộ các hạng xe của B11 và B12 và được phép hành nghề lái xe (lái taxi, xe du lịch, xe hợp đồng…)

Nào, Chúng ta cùng phân tích và cùng nhau trả lời câu hỏi “Nên học bằng lái xe B1 hay B2 ?”.

Thời gian nộp hồ sơ cho đến khi thi

Đối với bằng lái xe hạng B1: Tổng thời gian đào tạo là 476 giờ (lý thuyết: 136 giờ, thực hành: 340 giờ) tương đương gần 70 ngày việc.

Đối với bằng lái xe hạng B2: Tổng thời gian đào tạo là 588 giờ (lý thuyết: 168 giờ, thực hành: 420 giờ tương đương gần 74 ngày làm việc.

Như vậy thời gian chờ từ khi Anh/Chị nộp hồ sơ cho đến lúc thi gần như tương đương nhau. Công với thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ thì khoảng 3 tháng là Anh/Chị đủ điều kiện đi thi sát hạch.

Học và thi lý thuyết

Theo Thông tư 38 của Bộ GT-VT từ 01/06/2020 phần thi lý thuyết hạng B11 và B12 giữ nguyên số câu hỏi, tức là 30 câu. Bạn chỉ cần trả lời đúng 26/30 là đỗ phần thi lý thuyết. Trong khi đó, phần thi lý thuyết hạng B2 tăng từ 30 câu lên 36 câu. Trả lời đúng 32/36 mới đỗ phần thi lý thuyết.

Đến đây chúng ta có thể khẳng định Lý thuyết B1 dễ hơn B2 rồi đúng không Anh/Chị.

Chưa hết, cũng theo Thông tư 38 bộ câu hỏi học lý thuyết tăng từ 450 câu lên bộ 600 câu trong đó bao gồm 60 câu hỏi điểm liệt. Trong mỗi bài thi sát hạch sẽ có 1 câu hỏi điểm liệt. Bạn dù trả lời đúng 35/36 câu đối với B2, 29/30 câu đối với B1 và sai câu hỏi điểm liệt thì bạn cũng bị đánh trượt phần thi lý thuyết.

Vì câu hỏi điểm liệt xuất hiện ở cả phần thi lý thuyết B1 và B2 nên độ khó là như nhau.

Học thực hành

Học thực hành B1 dễ hơn B2 nhiều. Điều này là nhận xét chắc chắn của những ai đã từng lái cả hai dòng xe này.

Xe số tự động (B1) chỉ có chân phanh và chân ga. Người lái phải thao tác rất đơn giản, muốn đi nhanh thì đạp chân ga, muốn hãm tốc độ thì đạp chân phanh. Quá đơn giản phải không nào, dễ hơn học đi xe đạp luôn.

Xe số sàn (B2) ngoài chân ga và chân phanh còn có thêm chân côn. Mà đây là bộ phận rất quan trọng mà người lái xe phải chú ý và phải thao tác liên tục với nó khi đi đường nội thành. Người lái muôn đi nhanh thì phải đạp kịch chân côn, tay tăng số sau đó nhả chân côn mới được phép đạp chân ga để cho xe tăng tốc. Người mới học lái rất hay nhầm lẫn giữa 3 chân này.

Đến đây chúng ta có thể khẳng định học B1 dễ hơn học B2 rất nhiều.

Thi thực hành

Cả hạng B1 và B2 đều có 11 bài thi giống nhau. Điểm để đỗ phần thì thực hành của cả 2 hạng là 80/100.

Tuy nhiên, khác nhau tại các bước xử lý ở bài thi Khởi hàng ngang dốc.

Đối với hạng B1, Anh/Chị chỉ cần dừng xe đúng vị trí, đạp manh chân phanh để cho xe dừng lại nhận bài sau đó nhà chân phanh đạp nhẹ chân ga cho xe từ từ qua dốc.

Đối với hạng B2, Anh/Chị cho xe dừng đúng vị trí, đạp hết phanh chân rồi kéo phanh tay. Sau đó, Anh/Chị dùng chân trái đạp nhẹ chân côn cho vòng tua chỉ đến gần 4000(Chú ý vòng tua không được quá 4000, nếu quá trừ 5 điểm). Rồi chân phải Anh/Chị đạp nhẹ chân ga đồng thời chân trái nhả nhẹ chân côn (phải đảm bảo lực nhả của chân trái và lực đạp ga của chân phải đều nhau). Lúc vòng tua về gần 1500 thì tay phải Anh/Chị hạ phanh tay đồng thời chân phải đạp nhẹ chân ga thêm 1 tí, chân trái giữ nguyên để xe từ từ qua dốc.

Còn 10 bài thi thực hành còn lại thì các bước thực hiện là giống nhau.

Đến đây, chúng ta lại thấy học B1 dễ hơn B2 nữa.

Học Phí

Đối với B1: từ 9.500.000 đến 10.500.000

Đối với B2: từ 8.000.000 đến 9.000.000

Tiền làm hồ sơ mà lệ phí thi là như nhau. Tuy nhiên, vì :

Xe số tự động (B1) đắt hơn xe số sàn (B2),

Xe số tự động (B1) thì tốn xăng hơn xe số sàn (B2)

Chi phí sửa chưa xe số tự động (B1) đắt hơn xe số sàn (B2)

Vì những lý do trên mà học phí hạng xe số tự động (B1) sẽ cao hơn xe số sàn (B2) một ít.

Số tiền học phí ở trên là đã trọn gói rồi nên khi đi học Anh/Chị không phải đóng tiền đổ xăng, tiền hao mòn xe cho các thầy dạy lái nữa.

Thời hạn sử dụng của mỗi hạng bằng lái xe

Hạng B1: Thời hạn sử dụng đối với giấy phép lái xe hạng B1 là đến 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Có nghĩa là thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe hạng B1 được tính theo độ tuổi của người đi thi sát hạch.

Ví dụ: Năm nay Anh/Chị 21 tuổi đi thi và có giấy phép lái xe hạng B1 thì giấy phép lái xe của Anh/Chị có thời hạn sử dụng là 34 năm đối với nữ và 39 năm đối với nam.

Hạng B2: Thời hạn sử dụng đối với giấy phép lái xe hạng B2 là 10 năm kể từ ngày cấp bằng. Quá thời hạn sử dụng, Anh/Chị phải làm thủ tục cấp lại bằng lái xé.

Hiện nay, Bộ GT-VT đã tiếp nhận yêu cầu cấp lại bằng lái xe qua mạng. Anh/Chị chỉ cần điền thông tin vào mẫu trên web và gửi đi. Đợi bên Sở GT-VT gọi điện hẹn lịch lên chụp lại ảnh là hoàn thành xong thủ tục cấp lại bằng lái xe.

Tính ứng dụng thực tế sau khi có bằng

Bởi vì Anh/Chị đều là dân làm văn phòng nên gần như không có nhu cầu hành nghề lái xe. Anh/Chị học lái xe chủ yếu để phục vụ đi lại trong gia đình phải không nào.

Ngoài ra, hiện tại trên thị trường thị phần xe số tự động đang áp đảo, khoảng 75% so với 25% thị phần xe số sàn, chưa kể các chuyên gia trong lĩnh vực xe ô tô đều đưa ra quan điểm nên ngừng sản xuất xe số sàn vì nó không còn phù hợp với thời đại nữa.

Với tất cả những gì Tôi đã phân tích ở trên, để trả lời cho câu hỏi “Dân Văn Phòng Nên Học Bằng Lái Xe B1 hay B2 ?”. Theo quan điểm cá nhân của tôi, đối với dân văn phòng nên học bằng lái xe hạng B1 là phù hợp nhất. Vừa dễ học, dễ thi mà thời hạn sử dụng bằng lái được lâu. Không phải mất thời gian đi làm thủ tục cấp lại bằng.