Khi nào nên thay lốp xe máy? Ý nghĩa những con số trên lốp xe

Tình trạng lốp xe hỏng sẽ khiến hiệu suất của chiếc xe của bạn cũng sẽ bị phá hỏng. Gây ra nguy hiểm cho chính bạn và những người xung quanh. Vì vậy để tránh được những nguy hại không đáng có. Người sử dụng cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng lốp. Kiểm tra áp suất lốp (1 tháng/2 lần), độ sâu gai lốp cũng như dấu hiệu mòn bất thường hay bất kỳ hư hại không đáng có nào. Vậy khi nào nên thay lốp xe máy bạn cần nắm rõ.

Dấu hiệu nhận biết khi nào nên thay lốp xe máy

Để biết được tình trạng của lốp đang sử dụng đang trong tình trạng nào. Người dùng có thể tham khảo một số dấu hiệu nhận biết sau đây:

Với thiết kế độ bền cao và khả năng chống chịu được một số va chạm và tác động nhất định. Tuy nhiên, không vì thế mà lốp sẽ không bị thủng.

Trong trường hợp lốp bị thủng này, người sử dụng cần phải đưa xe đi kiểm tra bởi thợ sửa có chuyên môn bằng các loại: máy nén khí hoặc các loại máy chuyên dụng để kiểm tra tình trạng của lốp. Vì chỉ có thợ sửa xe chuyên môn mới có thể kiểm tra mặt bên trong lốp hoặc săm có bị thủng hay hỏng không, có cần phải sửa chữa hay thay thế mới hoàn toàn không.

Gai lốp của xe mòn quá mức giới hạn theo luật định

Khi nào nên thay lốp xe máy bạn có biết? Bạn có thể thấy được “dấu chỉ mòn” của lốp trên phần trên của hông lốp. Do đó bạn có thể tìm thấy gai lốp xe có mòn đến giới hạn hay chưa ở phần mấu cao su nhô lên ở đáy rãnh gai.

Giới hạn mòn của lốp theo luật định là 1mm. Nếu lốp chạm đến ngưỡng giới hạn này thì bạn cần phải thay lốp trước đấy. Trong trường hợp gai lốp mòn vượt quá dấu chỉ mòn thì độ bám đường và hiệu suất của lốp không được đảm bảo khi chạy trên các bề mặt ướt gây ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn và những người xung quanh.

Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của lốp như: điều kiện thời tiết xấu, áp suất lốp, lưu trữ và bảo dưỡng không đúng quy cách. Vì vậy, để phát hiện được bất kỳ dấu hiệu tình trạng lão hóa hoặc mòn lốp nào, người sử dụng cần phải kiểm tra thường xuyên lốp như: có bị biến dạng hoặc nứt vỡ ở gai lốp hay trên vai và hông lốp hay không…

Khi nào nên thay lốp xe máy sau thời gian sử dụng. Nên kiểm tra lốp định kỳ để các nhân viên kiểm tra và đánh giá tình trạng của lốp. Khuyến cáo của nhà sản xuất là sau 5 năm sử dụng cần phải thường xuyên kiểm tra lốp. Sau 5 năm lốp cần phải được kiểm tra hàng năm tại các cơ sở bảo dưỡng uy tín. Đối với những chiếc lốp không được thay sau 10 năm. Mặc dù tình trạng lốp và giới hạn mòn gai lốp vẫn tốt nhưng vẫn cần phải loại bỏ ngay.

Hầu hết các lề đường, hố hoặc các vật nhọn đều có thể gây hư hại nghiêm trọng cho lốp. Những tình trạng này cần phải được kiểm tra thận trọng bởi người có chuyên môn gây ra bởi các vết cắt hoặc biến dạng gây ra. Để có thể quyết định được việc có cần thay lốp hay không.

Nguyên tắc đặc biệt chung: tuyệt đối không được tiếp tục lái xe khi lốp đã bị hỏng hoặc thủng.

Đối với những trường hợp hư hỏng sau đây lốp sẽ không thể sửa chữa được:

Phần bên hông của lốp bị thủng.

Tanh lốp bị biến dạng và dễ dàng có thể quan sát từ bên ngoài.

Cao su ở gai lốp bị biến dạng hoặc bị mất độ bám.

Phần lõi sợi hoặc khung lớp phía dưới hoặc bên hông lốp bị mòn.

Các chất dầu mỡ hoặc chất ăn mòn gây ra hư hại lốp.

Lái xe khi non hơi khiến nứt gãy ở mặt trong lốp cũng khiến lốp không thể sửa chữa lại được.

Dấu hiệu nhận biết khi nào nên thay lốp xe máy. Dấu hiệu mòn bất thường ở gai lốp – nhất là tại đỉnh hoặc vai lốp. Thường là dấu hiệu hư hỏng từ các bộ phận: mòn bộ giảm chấn, hộp số…hoặc hư hỏng về cân bằng gây ra bởi áp suất lốp không phù hợp.

Để tránh được tình trạng mòn bất thường này xảy ra. Người sử dụng cần phải kiểm tra cân bằng bánh xe (6 tháng/lần). Như vậy sẽ giúp lốp kéo dài được tuổi thọ cũng như giúp bạn lái xe thoải mái và an toàn hơn.

Ngoài ra, bạn cần phải liên hệ với chuyên gia ngay lập tức nếu vết mòn lốp xảy ra quá mức khi di chuyển quãng đường bằng quãng đường so với các chiếc mô-tô khác lái trong điều kiện y hệt.

Để đạt hiệu suất tối ưu khi sử dụng bạn cần chọn lốp và các trang thiết bị theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Chỉ sử dụng lốp có gai giống nhau cho cả hai lốp trước và sau. Đối với các lốp có thiết kế, mẫu gai và kiểu mòn khác nhau sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng và ổn định của xe. Vì vậy, người sử dụng tuyệt đối không được lắp một lốp bố chéo và một lốp bố tỏa tròn trên cùng một chiếc xe. Trừ trường hợp có sự khuyến nghị và chỉ định bởi nhà sản xuất.

Ý nghĩa thông số của lốp xe được thể hiện trên lốp xe như sau:

1/ Tubeless: Là loại lốp không sử dụng săm và được lắp trực tiếp trên vành xe. Dành cho loại lốp không săm được viết tắt là “TL”

2/ Rear: Chính là hướng quay cho lốp sau được thể hiện bằng mũi tên trên hông lốp.

3/ Michelin: Tên của thương hiệu hoặc tên của nhà sản xuất lốp xe.

4/ 73: Là chỉ số tải trọng của lốp. (Ví dụ: 73 có tải trọng tương ứng là 805 pound (~365kg) trên mỗi lốp).

5/ Radial: Được ký hiệu là loại lốp bố tỏa tròn.

6/ Pilot Power 3: Tên mẫu gai của lốp.

7/ 190: Là độ rộng của lốp ( được tính bằng milimét).

8/ 55: Là tỉ lệ chiều cao của lốp (được tính bằng chiều cao của hông lốp chia cho chiều rộng lốp).

9/ R: Bán kính bố tỏa tròn.

10/ 17: Chính là đường kính của mâm xe hay tanh lốp khi được lắp vào bánh xe (được tính bằng inch (trong đó: 1 inch = 2,54cm)).

Từ những dấu hiệu của lốp và ý nghĩa thông số lốp xe máy trên người sử sụng có thể biết được khi nào nên thay lốp xe máy để xe máy của mình luôn được vận hành đúng cách và an toàn nhất.