I. tổng quan:
1.
Điều kiện tự nhiên
:
Huyện Vĩnh Lộc nằm trong vùng đồng bằng sông Mã. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hoá 45 Km về phía Tây- Bắc theo quốc lộ 45, cách thị xã Bỉm Sơn 40 km về phía Tây theo quốc lộ 217.
–
Có toạ độ địa lý từ 19057’- 20008’vĩ độ Bắc
–
Có toạ độ địa lý từ 105033’- 105046’
kinh độ Đông
Phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, phía Nam giáp huyện Yên Định, phía Tây giáp huyện Cẩm Thuỷ, phía Đông là huyện Hà Trung.
Có diện tích tự nhiên 157,58 Km2, dân số trung bình 88.200 người (năm 2006); mật độ dân số 559 người/km2; có hai dân tộc là Kinh và Mường; có các tôn giáo: Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Khí hậu thời tiết: Là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa Hạ khí hậu nóng ẩm và có chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Mùa Đông khô hanh có sương giá, sương muối. Xen kẽ giữa hai mùa chính là khí hậu chuyển tiếp: Giữa Hạ sang Đông là mùa Thu ngắn thường có bão lụt. Giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân không rõ rệt thường có mưa phùn.
Nhiệt độ không khí trung bình là 23,40c. Từ tháng 5 đến 9 nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C, cá biệt có những thời điểm nhiệt độ trên 400C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1600 -1700 mm, hàng năm có khoảng 137 ngày có mưa, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 xấp xỉ 400 mm, thấp nhất là tháng 01 dưới 20 mm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm là 86%. Mùa Đông, những ngày khô hanh heo độ ẩm xuống thấp dưới 50% (thường xảy ra vào tháng 12). Cuối Đông sang Xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 89%.
2. Tài nguyên thiên nhiên.
a) Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất đai dang quản lý và sử dụng là 15.758,80 ha.
Trong đó:
–
Đất nông nghiệp: 8353,10 ha.
Gồm đất sản xuất nông nghiệp: 6640,02 ha
–
Đất Lâm nghiệp: 1553,73 ha
Trong đó đất rừng sản xuất: 325 ha
–
Đất nuôi trồng thuỷ sản: 159,35 ha
–
Đất phi nông nghiệp: 3668,87 ha
–
Đất chưa sử dụng: 3736,81 ha.
b) Tài nguyên rừng:
Toàn huyện có 5467 ha đất đồi núi chiếm 34,74% diền tích tự nhiên; Rừng của Vĩnh Lộc chủ yếu là rừng trồng, không có rừng tự nhiên. Năm 2006 đất có rừng trồng sản xuất là 1.207 ha chiếm 22% diện tích đồi núi của huyện, trong đó đất rừng sản xuất 325 ha, rừng phòng hộ 217 ha.
c) Tài nguyên khoáng sản:
Vĩnh Lộc có các khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dụng gồm: Đá vôi và đá ốp lát.
– Mỏ đá vôi Vĩnh Ninh có trữ lượng 22 triệu tấn có thể làm nguyên liệu sản xuất xi măng và sử dụng vào công nghệ luyện kim.
– Mỏ đá ốp lát núi Bền Vĩnh Minh, đá có các màu xám, trắng, vân may, xám đen, có trữ lượng 2 triệu m3, phục vụ cho chế biến đá xuất khẩu. Ngoài ra còn có các mỏ đá nhỏ nằm rải rác ở các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Yên,Vĩnh Thịnh,…
– Mỏ sét: Làm xi măng tại Vĩnh Thịnh có trữ lượng 780.000m3
– Mỏ sét Bãi Trời – Vĩnh Hưng có trữ lượng 7,8 triệu tấn, công dụng làm gạch, ngói nung.
d) Tài nguyên nước:
Huyện Vĩnh Lộc có 2 con sông: Sông Mã và sông Bưởi đây là nguồn nước ngọt dồi dào cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân ngoài ra nguồn nước ngầm trong lòng đất đã và đang cung cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước sạch (cung cấp nước cho 2 địa phương: Thị trấn và xã Vĩnh Thành) và cung cấp cho hàng ngàn giếng khơi, giếng khoan phục vụ sinh hoạt trong nhân dân.
3. Nguồn nhân lực:
a) Dân số:
Đến 31/12/2008 là 89.796 người, trong đó năm 43.623 người; nữ 46.173 người.
b) Lao động:
Lao động trong độ tuổi: 51.404 người. Trong đó lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp: 32.792; lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ: 2.347 người; lao động là cán bộ, công chức, viên chức: 2403 người.
4. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
a) Giao thông vận tải:
Hiện nay toàn huyện có gần 1000 km đường bộ các loại. Trong đó có:
+ Quốc lộ 45 từ cầu Kiểu – Vĩnh Ninh đi qua các xã: Vĩnh Thành – Thị trấn Vĩnh Lộc – Vĩnh Tiến – Vĩnh Long – đi huyện Thạch Thành đoạn này dài 12,5 km.
+ Quốc lộ 217: Từ quốc lộ 1A qua Hà Trung, qua các xã Vĩnh Thịnh – Vĩnh Minh – Vĩnh Tân -Vĩnh Hùng – Vĩnh Hoà – Thị trấn Vĩnh Lộc – Vĩnh Tiến – Vĩnh Long -Vĩnh Quang – qua Eo Lê sang huyện Cẩm Thuỷ đoạn chạy qua huyện dài 25 km ngoài 2 tuyến quốc lộ, trên địa bàn có tỉnh lộ 5, đoạn chạy qua huyện dài 5 km (Vĩnh Hùng – Dốc Cuội – Thạch Thành)
+ Hệ thống giao thông liên xã, liên thôn cũng được mở mang, toàn huyện có 285 km đường xe cơ giới đi được và đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá.
– Đường thuỷ: Giao thông thuỷ trên địa bàn huyện được duy trì và phát triển, huyện có 2 tuyến sông: Sông Bưởi và Sông Mã tạo cho huyện có mạng giao thông thuỷ bộ khá hoàn chỉnh. Các cầu lớn nhỏ trên các tuyến giao thông đã được xây dựng và hoàn thành, phá thế ốc đảo, tạo thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế – xã hội, cải thiện bộ mặt nông thôn.
b) Hệ thống điện:
Hiện nay trên địa bàn huyện được cấp điện từ 3 tuyến:
+ Tuyến 35 KV từ trạm 110 kv Yên Phong – Yên Định theo lộ 376 qua các xã Vĩnh Ninh – Trạm trung gian núi Đún xã Vĩnh Thành đi xã Vĩnh Long và đi huyện Thạch Thành cung cấp điện cho 12 xã và thị trấn.
+ Tuyến 10 kv từ trạm trung gian thị trấn Quán Lào – Yên Định qua xã Định Tân vượt sông Mã cấp điện cho các xã: Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An.
+ Tuyến 35 KV mới xây dựng năm 2003 theo lộ 375 từ trạm 110 kv Hà Ninh (Hà Trung) đi Vĩnh Thịnh – Vĩnh Hùng – Vĩnh Thành khép mạch vòng với lộ 376 của trạm 110 kv Yên phong – Yên Định tại xã Vĩnh Thành.
Tổng đường dây các cấp điện áp 35 kv – 10 – 0,6 kv là 180 km tổng số các trạm biến áp là 70 trạm, trong đó 1 trạm trung gian 35 kv dung lượng 2 x 2500 KVA, gần 70 trạm tiêu thụ, tổng dung lượng gần 11.000 KVA.
c) Hệ thống bưu chính, viễn thông:
Huyện Vĩnh Lộc có 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông gồm:
– Viễn thông Vĩnh Lộc thuộc VNPT cung cấp các dịch vụ: Internet, điện thoại cố định, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động …
- Viễn thông quân đội (Vietteltelecom): Cung cấp các dịch vụ: internet, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động.
– Viễn thông điện lực (EVN telecom): Internet, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động…
– S telecom: Điện thoại di động
1 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính thuộc VNPT.
– Huyện có 16 bưu điện văn hoá xã thuộc bưu điện Vĩnh Lộc và Viễn thông Vĩnh Lộc
d) Hệ thống cung cấp nước:
Huyện có trạm bơm Yên Tôn xã Vĩnh Yên là công trình đầu mối lớn của huyện với năng lực thiết kế: 2800 ha. Nhiệm vụ chủ yếu là là tưới vùng phía Tây sông Bưởi. Ngoài trạm bơm Yên Tôn trên địa bàn huyện còn được bố trí các trạm bơm Vĩnh Hùng, trên 30 trạm bơm khác phục vụ tưới, đưa tổng năng lực tưới bằng bơm toàn huyện là 7900 ha.
II. Cơ cấu bộ máy tổ chức:
– Chủ tịch
– 02 Phó chủ tịch
– Phòng Nội vụ
– Phòng Tư pháp
– Phòng Tài chính – Kế hoạch
– Phòng Tài nguyên và Môi trường
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
– Phòng Văn hóa và Thông tin
– Phòng Giáo dục và Đào tạo
– Phòng Y tế
– Phòng Thanh tra huyện
– Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND
– Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Phòng Công thương
2. Chức năng, nhiệm vụ:
2.1. Phòng Nội vụ
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua – khen thưởng.
2.2. Phòng Tư pháp
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.
2.3. Phòng Tài chính – Kế hoạch
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tỏc xó, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
2.4. Phòng Tài nguyên và Môi trường
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những địa phương có biển).
2.5. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Phòng, chống tệ nạn xã hội;
bình đẳng giới.
2.6. Phòng Văn hoá và Thông tin
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
2.7. Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung Giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý Giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
2.8. Phòng Y tế
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự Phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc Phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.
2.9. Thanh tra huyện
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2.10. Văn Phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân;
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc;
tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
2.11. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã Nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã;
2.12. Phòng Công Thương
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ.
III. Thắng cảnh du lịch:
Là huyện có bề dày lịch sử, có truyền thống cách mạng. Thời tiền sử Vĩnh Lộc là nơi cư trú của người Việt cổ, dấu vết thời kỳ đồ đá cũ còn lưu lại ở núi Nổ – Vĩnh An. Thời kỳ đồ đá mới có di chỉ Đa Bút (Vĩnh Tân).
Vĩnh Lộc vùng địa linh đã sản sinh ra nhiều danh tiếng: Trần Khát Trân dũng tướng đánh bại quân Chiêm thành; Quốc công Trịnh Khả là một trong 28 vị tiền bối trong hội thề Lũng Nhai tại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh giành độc lập dân tộc. Là đất tổ của Chúa Trịnh tồn tại trên 200 năm trong thời hậu Lê. Nơi sinh ra cụ nghè Tống Duy Tân một lãnh tụ trong phong trào Cần Vương chống Pháp.
Trong kháng chiến cứu quốc của dân tộc, Vĩnh Lộc là một trong những cái nôi của cách mạng Việt Nam (xã Vĩnh Long là căn cứ của chiến khu chống Pháp tại Thanh Hoá ).
Toàn huyện có 36 di tích lịch sử văn hoá được công nhận, trong đó có 5 di tích quốc gia có di tích Thành Nhà Hồ đang đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hoá Thế giới. Các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn toàn huyện được quản lý và từng bước được trùng tu, tôn tạo, nâng cấp nhằm khai thác giá trị văn hoá các di tích phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân và du khách.
Các danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của địa phương:
– Di tích lịch sử:
1. Thành cổ Nhà Hồ và Đàn tế Nam giao (Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành)
2. Chùa Tường Vân (chùa Giáng) (Vĩnh Thành)
3. Phủ Trịnh (Vĩnh Hùng)
4. Vườn Tượng đá (Vĩnh Tân)
5. Di chỉ Đa Bút(Vĩnh Tân)
– Thắng cảnh thiên nhiên:
1. Động Tiên sơn và động Kim sơn (Vĩnh An)
2. Động Hồ Công
3. Hồ Mang Mang
IV. Tình hình phát triển kinh tế xã hội:
1. Khái quát chung:
Với lịch sử khai thác từ lâu đời, Vĩnh Lộc được biết đến với các hoạt động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cùng các sản phẩm nổi tiếng là Sâm Báo, được coi là nhân sâm, đặc sản của núi Báo xã Vĩnh Hùng (Tốt như nhân sâm chứ không phải là nhân sâm). Thuốc cam sài, điệp (còn gọi là Soài Điệp) chữa bệnh sài mòn (suy dinh dưỡng) của trẻ em, gia truyền ở làng Soài, làng Cổ Điệp – xã Vĩnh Phúc. chè lam Phủ Quảng đã nổi tiếng cả vùng với đặc điểm cứng, giòn, mang đậm hương vị thơm ngon của gạo nếp cổ truyền, vị cay của gừng, vị bùi của lạc và ngọt ngào của mật mía làng Còng (Vĩnh Hưng). Đá đỏ, đá hoa cương ở núi Bền xã Vĩnh Minh. Ngoài ra còn có các nghề làm mật, trồng dâu và nuôi tằm, đan lát.
Từ cơ cấu thuần nông, lâm trước kia, đến năm 2008, huyện đã có cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp: 49,8 %- công nghiệp: 19 %- dịch vụ: 31,2%
. Bình quân GDP trên đầu người đạt 500 USD/năm.
Tuy nhiên, về cơ bản Vĩnh Lộc vẫn là huyện nông nghiệp, nằm xa các vùng kinh tế động lực, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nhiều tiềm năng chưa được phát huy, tỷ lệ hộ nghèo còn tới 22,8% (theo tiêu chuẩn nghèo mới) 2008.
Những năm tới, cùng với việc xây dựng những cánh đồng có giá trị thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm, phát triển cơ sở hạ tầng Vĩnh Lộc sẽ tập trung vào việc phát triển mạnh mẽ du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt là nghiên cứu xây dựng công trình phân lũ, chặn lũ và sống chung với lũ vùng sông Bưởi.
2. Nông – lâm – thuỷ sản
Nông – lâm – thuỷ sản là ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Cơ cấu nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá và sản xuất hàng hoá. Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 6.587,7 ha chiếm 41,85% diện tích tự nhiên. Trồng trọt là ngành chủ đạo trong nông nghiệp với các cây trồng chính hiện nay là: lúa nước, ngô, khoai, sắn, rau quả thực phẩm, ớt, lạc, mía, đậu tương. Trước kia huyện còn trồng nhiều bông nhưng hiện nay không trồng nữa. Gần đây huyện đang chú ý trồng giống cây lúa nếp cái hoa vàng và tám thơm.
Diện tích cây lương thực có hạt tăng từ 11.094 ha năm 2000, lên
14.652,9
ha năm 2008. Lúa nước được trồng trên các loại đất được thuỷ lợi hoá. Diện tích trồng lúa cả năm ổn định ở mức 9.000 ha. Các giống lúa cao sản đang được đưa vào trồng nhiều. Huyện có 2 vụ chính là Chiêm Xuân và Thu mùa với diện tích tương đương nhau nhưng vụ lúa Thu mùa có năng suất thấp hơn vụ Chiêm Xuân. Năng suất lúa đã tăng hai lần trong vòng 20 năm qua và đạt
57,97 tạ/ha
năm 2008 cho sản lượng đạt 61.742 tấn. Vùng lúa trọng điểm phân bố ở phía ở các xã ven sông Mã – nơi có mật độ dân cư cao và hệ thống thuỷ lợi phát triển.
Chăn nuôi là ngành truyền thống và đang được chú ý phát triển. Tổng đàn trâu, bò có 14702 con năm 2000 và
20.104
con năm 2008 được chăn nuôi ở tất cả các xã trong huyện. Đàn lợn được nuôi ở tất cả các xã và ổn định trên 30 ngàn con. Đàn gia cầm tăng nhanh với các loại chủ yếu là gà, vịt, ngan. Ngoài ra một số gia đình còn nuôi dê và đã ra đời trang trại nuôi đà điểu với số lượng trên 300 con.
– Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 3,53 % diện tích đất tự nhiên và tập trung ở phía Đông Bắc và Tây Bắc của huyện. Hiện nay công tác trồng rừng được đẩy mạnh theo Dự án 661 (quy hoạch 1.569 ha) và tái thiết Đức (quy hoạch 1.700 ha). Các cây lâm nghiệp chủ yếu là thông, bạch đàn, keo, tràm.- Thuỷ sản: Diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản nước ngọt là 197 ha, cho sản lượng là 563 tấn (năm 2006) với các loại chính là: cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép, cá chim trắng. Ngoài ra, trên các dòng sông Mã, sông Bưởi còn có 78 lồng, bè cá.
Năm 2008 toàn huyện có trên 133 trang trại, gia trại, Trong đó: 7 trang trại trồng cây lâu năm; 89 trang trại chăn nuôi; 15 trang trại nuôi trồng thuỷ sản và 22 trang trại tổng hợp.
3. Công nghiệp, dịch vụ:
Công nghiệp được phát triển chủ yếu dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ (nông sản, khoáng sản) và nguyên liệu nhập từ các huyện miền núi (lâm sản).
Tổng số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là: 836, trong đó có 17 doanh nghiệp và 819 cơ sở sản xuất kinh doanh.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 1994) 10.523 triệu đồng năm 1995 tăng lên
56.775
triệu đồng năm 2008.
– Thương mại: Thị trấn Vĩnh Lộc là trung tâm thương mại lớn. Ngoài ra, Vĩnh Lộc còn có 9 chợ phân bố ở các xã. Trong đó, một số chợ tiêu biểu là chợ Giáng có tiếng từ xa xưa, nay thuộc thị trấn Vĩnh Lộc quản lý, chợ Bồng có tiếng từ xa xưa, nay thuộc xã Vĩnh Tân quản lý, chợ Tây giai cũng là một chợ lớn của huyện nằm ở phía Tây thành Nhà Hồ.
Các mặt hàng chủ yếu: Lúa gạo, ngô, rau, đậu, thực phẩm, đá ốp lát, đá mỹ nghệ, mía, thuốc lá, ớt… các mặt hàng mua vào chủ yếu là điện, nhiện liệu, vật tư, nông nghiệp, thiết bị, máy móc, hàng tiêu dùng…
4. Tài chính ngân sách
Năm 2008, Tổng thu NSNN ước đạt: 123.529 triệu đồng. Trong đó: Thu tại địa bàn: 10.939 triệu đồng,
5. Văn hoá – xã hội
– Về giáo dục – đào tạo huyện có 3 trường THPT và 1 trương tâm giáo dục thường xuyên; có 16 trường THCS, 17 trường tiểu học và 16 trường mầm non. Đến năm 2008 có 21 trường đạt chuẩn quốc gia.
– Về y tế: Huyện có 1 trung tâm y tế, 1 bệnh viện đa khoa và 16 trạm y tế xã. Đến năm 2008 có 13 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Thể dục thể thao: Huyện có 1 sân vận động trung tâm có diện tích 1,2 ha và nhà thi đấu trung tâm có khả năng tổ chức các giải thi đấu cấp tỉnh. Ngoài gia còn có 146 sân vận động ở các xã phục vụ việc tập luyện và thi đấu các môn: Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông
V.
Tiềm năng, thế mạnh và cơ hội đầu tư.
1.
Tiềm năng và cơ hội đầu tư:
a) Tiềm năng:
– Có hai trục đường giao thông chạy qua, có sông Mã chạy qua trải dài 12,5 km
– Có nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn huyện đặc biệt là Thành nhà Hồ, đàn tế Nam giao, chùa Tường Vân …
– Về mặt tài nguyên thiên nhiên có nhiều núi đá vôi sản xuất vật liệu xây dựng và đá mỹ nghệ…
– Về lao động có nguồn lao động dồi dào, có 10 – 15% lao động đã qua đào tạo, đơn giá nhân công thấp.
b) Chính sách kêu gọi đầu tư:
Năm 2008 UBND huyện đã ban hành
cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và du lịch giai đoạn 2008-2015
nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư trên địa bàn huyện góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
- Trùng tu tôn tạo Thành cổ nhà Hồ và đàn tế Nam Giao.
- Động Tiên Sơn và động Kim Sơn.
- Khu công nghiệp xã Vĩnh Minh.
– Cụm công nghiệp phố Giáng
VI. Mục tiêu và định hướng đến năm 2010:
1. Mục tiêu, định hướng đến năm 2010:
– Cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư: 41% – dịch vụ: 33% – công nghiệp, xây dựng: 26%.
– Tốc độ tăng trưởng: 13,5% trở lên
– GDP bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng trở lên.
- Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt 60.000 tấn trở lên.
- Tổng đàn trâu bò 30.000 con, trong đó 30% là lai sind; đàn lợn 60.000 con trong đó 30 % là lơn hướng nạc; đàn gia cầm 1 triệu con.
–
Giá trị xuất khẩu đạt 1,5 triệu USD trở lên
–
Tỉ lệ phát triển dân số dưới: 0,76%
–
Tỉ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 4%
–
Xây dựng 30 trường chuẩn quốc gia trở lên.
- Khai trương 10 xã văn hoá; 90 % gia đình văn hoá.
–
16/16 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế
–
Quốc phòng được tiếp tục tăng cường, an ninh được giữ vững.
2. Nhiệm vụ và Giải pháp:
2.1. Về kinh tế:
a) Nông nghiệp:
Tiếp tục thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung gieo cấy lúa mùa cực sớm và né lụt để mở rộng diện tích sản xuất vụ đông, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính với diện tích từ 3.100 – 3.500 ha. ổn định diện tích gieo cấy hàng năm và mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, đảm bảo an ninh lương thực. Tích cực đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đổi mới cơ cấu giống và chủ yếu là các loại giống lai có năng suất và chất lượng cao như: cây lạc, cây ngô ngọt, cây đậu tương….Mở rộng diện tích cánh đồng có thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm kết hợp với việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, cây trồng và vật nuôi mang lại hiệu quả cao.
Khuyến khích sản xuất theo mô hình trang trại, kết hợp giữa chăn nuôi – trồng trọt, giữa trồng cây lâm nghiệp – cây công nghiệp – cây ăn quả. Đầu tư để mở rộng quy mô phát triển các trang trại chăn nuôi lợn hướng nạc, nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình cá lúa, bò lai sind. Mở rộng chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hoá. Thực hiện quy hoạch phân vùng, cho thuê đất thành lập các trang trại và đồng thời cụ thể các chính sách về thuế, vốn, khuyến khích, thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế trang trại. Chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Thực hiện kế hoạch trồng rừng đạt hiệu quả. Làm tốt công tác khuyến nông ở cơ sở và kỹ thuật chăn nuôi cho người lao động.
Tiếp tục chỉ đạo hoạt động các HTX theo luật để nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, xem đây là một hướng quan trọng tạo điều kiện để phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn.
b) Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ, XDCB:
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách kinh tế của nhà nước, của tỉnh, của huyện đối với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ, chú ý tới vốn, lao động, đất đai, tài nguyên. Có quy hoạch, kế hoạch cụ thể để phát triển nhanh các cụm sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, coi trọng việc định hướng sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ra đời và phát triển, tạo điều kiện để lưu thông hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm.
Tiếp tục phát triển các ngành nghề hiện có và du nhập các nghề mới, ưu tiên phát triển và hoàn thành việc quy hoạch làng nghề tại xã Vĩnh Minh – Vĩnh Thịnh. Có chính sách cụ thể, thúc đẩy làng nghề phát triển như: quy hoạch, bố trí quỹ đất, kết cấu hạ tầng điện. Tăng cường công tác tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm sản xuất tại địa phương, đồng thời kêu gọi, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào Vĩnh Lộc.
Tạo điều kiện để dịch vụ thương nghiệp, du lịch phát triển ở thị trấn, thị tứ, các cụm kinh tế ở các địa phương, cải tạo nâng cấp một số chợ trọng điểm.
Chuẩn bị các điều kiện để hình thành mô hình kinh tế du lịch tập trung bảo vệ và xây dựng cảnh quan du lịch: Thành Nhà Hồ, Động Kim Sơn và các di tích phụ cận…
c) Hoạt động tài chính, tín dụng:
Thực hiện quản lý chặt chẽ công tác thu, chi ngân sách, tập trung thu đúng, thu đủ các loại quỹ, phí, lệ phí theo quy định. Khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn. Chi ngân sách đảm bảo đúng luật, hiệu quả, tiết kiệm.
Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng, kho bạc, hệ thống tài chính. Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thoát và tiêu cực trong sử dụng ngân sách.
d) Tài nguyên- môi trường:
Tiếp tục quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 cho các xã còn lại. Thực hiện đo đạc bản đồ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ dân sau khi thực hiện “ đổi điền dồn thửa”.
Tăng cường kiểm tra các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc xử lý chất thải, nước thải. Phấn đấu 100% xã quy hoạch bãi chứa rác thải công cộng; 100% cơ sở sản xuất đá, trang trại đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; 90% hộ dùng nước hợp vệ sinh; 70% hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
2. Văn hoá- xã hội:
a) Văn hoá- thông tin – thể dục thể thao.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Duy trì và phát triển các hình thức thông tin. Xây dựng thiết chế văn hoá, môi trường văn hoá, nếp sống văn hoá cơ sở. Tập trung nâng cao chất lượng xây dựng làng văn hoá, cơ quan văn hoá, gia đình văn hoá. Tiếp tục thực hiện tốt các quy định trong việc cưới, tang, lễ hội.
Không ngừng phát triển phong trào văn hoá- văn nghệ quần chúng. Quản lý chặt chẽ các hoạt động tôn giáo lễ hội. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động văn hoá, quản lý tốt các di tích, danh lam thắng cảnh.
Duy trì và phát triển phong trào rrèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Tích cực xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể dục thể thao. Khuyến khích hình thành các câu lạc bộ thể dục thể thao, thường xuyên rèn luyện để nâng cao thành tích trong thi đấu một số môn thể thao ở tỉnh.
b) Giáo dục:
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tất cả các cấp họ, chú trọng giáo dục đạo đức, truyền thống, pháp luật. Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hoá loại hình trường lớp, thực hiện phong trào xã hội hoá giáo dục.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với công tác giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất trường học gắn với thực hiện đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Tăng cường củng cố kỷ cương trong dạy và học, củng cố và giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong thi cử, tuyển sinh.
c) Y tế- dân số, kế hoạch hoá gia đình:
Duy trì tốt việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo. Thực hiện nghiêm túc các chương trình y tế quốc gia, thực hiện công tác phòng dịch, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm để không có dịch bệnh sảy ra trên địa bàn huyện. Nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức cho đội ngũ thầy thuốc, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Quản lý chặt chẽ việc khám, chữa bệnh, bán thuốc của tư nhân.
Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông dân số, dịch vụ, phục vụ công tác kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình, quan tâm đến nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc bà mẹ, trẻ em.
d) Thực hiện chính sách xã hội:
Tiếp tục chỉ đạo và đầu tư có hiệu quả cho trương trình giảm nghèo, thực hiện có hiệu quả nguồn vốn vay cho hộ nghèo, nguồn vốn vay giải quyết việc làm, ưu đãi để các hộ phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi. Phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4% – 5%. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với hộ nghèo. Mở các lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, hộ nghèo, người tàn tật từ 5 – 7 lớp với 200 – 300 người tham gia. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, phấn đấu đưa mỗi năm từ 200- 300 người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Thực hiện tốt các chính sách xã hội như giải quyết việc làm, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống các tệ nạn xã hội, tổ chức thực hiện tốt các chế độ đối với các đối tượng chính sách, người có công với nước, thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và các đối tượng chính sách khác.
II. lĩnh vực quốc phòng- an ninh:
Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng, nhất là chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, ý thức cảnh giác cách mạng, cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hoà bình”, thủ đoạn gây rối, bạo loạn lật đổ của thế lực thù địch trên thế giới. Nâng cao nhận thức nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong tình hình mới cho cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và trong nhân dân.
Tiếp tục thực hiện phong trào toàn dân xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự, phong trào phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng vũ trang, kiên quyết giũ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng an ninh được giao.
Đối với phương thức hoạt động, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu thiết thực và hiệu quả, xây dựng xã, thị trấn vững mạnh toàn diện, thực hiện tốt kế hoạch diễn tập quân sự và chỉ tiêu giao quân hàng năm.
Tích cực tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân thực hiện và đấu tranh ngăn ngừa và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh nông thôn gắn phát triển kinh tế. Đẩy mạnh truy quét tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội. Giải quyết kịp thời đơn thư tố cáo, khiếu nại của công dân. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Củng cố sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng- an ninh./.