Kinh doanh phụ tùng xe máy dễ hay khó cho người mới bắt đầu khởi nghiệp

1. Khách hàng tiềm năng mà bạn hướng đến A. Nghiên cứu khách hàng, thị trường

Khi muốn kinh doanh bất cứ mô hình nào đều cần target đối tượng khách hàng. Họ là đối tượng nào ? Độ tuổi ? Nhóm người nào ? Mức thu nhập của họ bao nhiêu ? Sở thích với dòng xe gì ?,…

Nếu đối với dân chơi xe phân khối lớn, xe cổ hay dân đi phượt. Bạn nhất định phải nghiên cứu kỹ thị trường này. Như dòng xe, phụ tùng của xe lẫn các đồ cho dân chơi xe một cách kỹ lưỡng. Thường giá của các phụ tùng này rất khó và hiếm cần tìm hiểu nguồn hàng, vốn đầu tư, nguồn khách hàng trước khi bắt đầu. Và đối tượng khách hàng này đòi hỏi rất cao về sản phẩm và nguồn gốc uy tín : chúng tôi là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn .

Nếu khách hàng là dân văn phòng, họ thường chuộng xe ga hay xe số ? Thử quan sát xem gần khu vực bạn sống họ thường đi hang gì, dòng xe nào. Thì nên đầu tư phụ tùng của hãng đó nhiều hơn.

Để chọn vị trí mặt bằng, bạn nên chọn vị trí đông dân, dễ thấy. Tuy nhiên, giá thuê sẽ cao nhưng bù lại lợi nhuận sinh lời của kinh doanh phụ tùng xe máy rất lời. Những kinh nghiệm được chia sẻ này giúp bạn đi con đường tốt hơn trong tương lai.

B. Số vốn cần chi vào khoản nào ?

Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn ? Mặt bằng cửa hàng Nếu như bạn có mặt bằng sẵn đó là điều may mắn và cũng là lợi thế cực lớn vì có thể tiết kiệm được một khoản vốn kha khá đó.

Chi phí thuê mặt bằng: Với một mặt bằng ở các thành phố lớn thì giá thuê khá cao, ít nhất là 7 – 8 triệu / tháng với 20 m2. Thông thường chủ nhà sẽ yêu cầu đóng cọc 2 tháng và đóng trước 1 tháng tiền nhà. Phí thuê mặt ban đầu dự tính khoảng 24 triệu đồng.

Tiền nhập hàng: Đây là khoản chi phí chiếm nguồn vốn nhiều nhất. Bạn phải có sự tính toán cẩn thận để lựa chọn những mặt hàng phù hợp với nhu cầu khách hàng mục tiêu, có khả năng tiêu tốt tránh tồn hàng quá lâu. Đối với các cửa hàng có quy mô nhỏ thì tiền nhập hàng vào khoảng 70 triệu đồng, tiền mua máy móc hỗ trợ vào khoảng 50 triệu đồng. Riêng với các đại lý lớn chuyên cấp phụ tùng cho cửa hàng sửa chữa xe máy thì tiền nhập hàng lên đến hàng trăm triệu đồng.

Tiền thuê nhân viên: Tùy vào quy mô cửa hàng để thuê số lượng nhân viên phù hợp. Thợ sửa chữa xe máy có kinh nghiệm tiền lương trung bình khoảng 6 – 7 triệu/ tháng.

Vốn duy trì hoạt động: Nguồn vốn dự trù cho những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Nên chuẩn bị ít nhất khoảng 20 triệu để không bị hụt vốn trong khi kinh doanh

Số vốn cần chuẩn bị có thể tiền mặt tích góp, vay ngân hàng hoặc vay mượn người thân. Cũng nên hỏi thăm những người có kinh nghiệm làm việc. Để đưa ra quyết định bắt đầu với số vốn bao nhiêu là hiệu quả thời gian đầu. Số lượng hàng hóa và quy mô của cửa hàng phụ thuộc vào khả năng xoay vang vốn và sự học hỏi của bạn. Nên lập bảng cân đối tài chính trước về các chi phí như thuê vị trí tốt, chi phí nhập hàng, thuế,…Để nhìn tổng quát được mọi thứ trong quy mô kinh doanh.

2. Nguồn hàng cho kinh doanh phụ tùng xe máy A. Tìm hàng kinh doanh phụ tùng xe máy

Sau khi xác định được đối tượng kinh doanh, mặt hàng kinh doanh thì bạn cần phải tìm được nhà cung cấp kinh doanh. Nếu không tìm được hoặc tìm được nhà cung cấp đắt đỏ, kém uy tín thì coi như hỏng. Bạn cũng nên hỏi đối chiếu giá cả, chất lượng sản phẩm để cân đối lựa chọn. Còn đối với những sản phẩm hiếm các phụ tùng cho dòng xe cổ, xe phân khối lớn thì cần phải “truy lùng”. Cần có các mối quan hệ tốt để săn hàng.

B. Nhập hàng kinh doanh phụ tùng xe máy

Khi chưa có kinh nghiệm, thì bạn nên nhập 1 số lượng vừa phải để tìm kiếm khách hàng. Cũng như giúp khách hàng nhận diện được cơ sở kinh doanh của bạn. Tốt nhất là nhập những loại thị trường dễ tiêu thị hay tiêu dùng nhiều nhất và dựa trên số vốn bạn có. Khi kinh doanh đi vào ổn định hẳn nhập số lượng ước tính hằng tháng. Để dư một khoản hàng trong kho vừa đủ để không bị tồn hàng ngoài mong muốn.

Tập trung nhập thật nhiều dầu nhớt, bugi, kính chiếu hậu, má đĩa, dây phanh, xăm, đèn, lốp, bộ đề,… bởi đây là những mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất, chỉ sợ thiếu chứ không sợ ế!

Phụ tùng Kiều Trang nhà cung cấp quy mô số lượng lớn đáp ứng kịp thời đầy đủ nguồn hàng cho bạn . Ngoài ra, bạn cũng tìm cách mở rộng hệ thống hoặc hợp tác với các cửa hàng bán nhỏ, lẻ khác. Nhằm đẩy lượng tiêu thụ hàng cho bạn và chia hoa hồng cho đối tác. Để hai bên cùng đạt giá trị.

3. Chính sách bảo hành và nhiều ưu đãi cho khách hàng Để giữ chân khách hàng, Phụ tùng Kiều Trang ngoài chất lượng phục vụ còn có trách nhiệm về sản phẩm, thiết bị phụ tùng của mình. Đảm bảo sự an toàn khi sử dụng và cam kết về thiết bị cơ sở đó sản xuất bán ra thị trường. Giữ vững cam kết bảo hành với sản phẩm của bạn. Ngoài ra, chế độ ưu đãi cho sản phẩm như bảo hành trọn đời, bảo hành 10-20 năm..Sẽ làm hài lòng khách hàng.

5. Biện pháp quản lý tối ưu cho cửa hàng Nếu cửa hàng đã đi vào hoạt động ổn định, bạn cần sự đa dạng trong hàng hóa. Kèm số lượng hàng trong kho đều gia tăng mỗi lần nhập vì đơn hàng sẽ tăng cao mỗi ngày. Việc quản lý rất khó nếu chỉ sử dụng biện pháp quản lý truyền thống. Khiến bạn sẽ thất thoát doanh thu, nhập hàng không bán được vì không đúng nhu cầu của khách,..

Đối với vấn đề này, bạn chỉ cần giao cho phần mềm quản lý bán hàng . Hệ thống sẽ giúp bạn từng khâu một, từ khâu thông tin đến quản lý cửa hàng, nhân viên. Tới báo cáo, phân tích doanh thu bất cứ khi nào bạn muốn. Tất cả số liệu rõ ràng với chế độ bảo mật cho từng vị trí sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến việc thất thoát doanh thu. Vừa tiết kiệm thời gian vừa hiệu quả trong công việc nhanh chóng.

Phụ Tùng Kiều Trang mong muốn giúp các shop kinh doanh phụ kiện xe máy có thêm kinh nghiệm mới. Thị trường này nhiều lợi thế cạnh tranh nên tận dụng.