Thi bằng lái xe ô tô hạng C cũng là một trong những kì thi bằng lái xe ô tô rất được quan tâm, xuất phát từ nhu cầu sử dụng và điều khiển phương tiện tương ứng với bằng lái xe ô tô hạng C của các đối tượng khác nhau hiện nay. Nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin chính xác về kì thi này, chúng tôi xin chia sẻ một số quy định cũng như nội dung cơ bản của kì thi bằng lái hạng C.
Bài thi bằng lái xe ô tô hạng C tổng quát khó hơn bài thi của bằng lái xe B2 và B1 tương đối. Do bằng C phạm vi điều khiển phương tiện giao thông cao hơn. Nên yêu cầu cho mỗi thi sinh cũng sẽ cao hơn.
Bằng lái xe hạng C dành cho những đối tượng nào?
Đây là loại bằng lái xe ô tô cho phép điều khiển ô tô chở người đến 9 chỗ, trọng tải trên 3,5 tấn, được phép kinh doanh vận tải. Bằng hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
– Máy kéo kéo một rơmoóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Như vậy, bằng lái xe hạng C được cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau:
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
– Máy kéo kéo một rơmoóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Điều kiện về độ tuổi và thể trạng của đối tượng dự thi bằng lái xe ô tô hạng C
Những người từ 21 tuổi trở lên có thể sử dụng xe ô tô tải, xe máy kéo có trải trọng từ 3.500kg trở lên, và có thể học lái xe ô tô chở người từ 4 chỗ đến 9 chỗ và xe kéo rơ móc đều có thể học và tham dự kì thi này.
Bên cạnh đó, học viên cần phải đảm bảo những quy định về sức khỏe và được cấp giấy khám sức khỏe do trung tâm các cấp quận, huyện, thành phố xác nhận.
Những nội dung gì sẽ có trong kì thi bằng lái xe ô tô hạng C?
Bài thi bằng lái xe ô tô hạng C bao gồm 3 nội dung: luật giao thông, sa hình và đường trường.
Phần thi luật giao thông
Người thi sẽ thực hiện bài thi trắc nghiệm trên máy tính với 30 câu hỏi cần được hoàn thành trong vòng 20 phút. Nếu như thực hiện đúng 28 câu trên 30 câu thì bạn đủ điều kiện để dự thi tiếp vòng số 2.
Học viên cần phải thực hiện các kỹ thuật lần lượt theo yêu cầu của bài thi
Bài thi bằng lái xe ô tô hạng C sa hình
Trong phần thi này, người thi sẽ phải thực hiện và vượt qua 11 bài thi lần lượt là:
Bài thi 1: Xuất phát.
Bài thi 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.
Bài thi 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc.
Bài thi 4: Qua vệt bánh xe và đường vuông góc.
Bài thi 5: Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông.
Bài thi 6: Qua đường vòng quang co (chữ S).
Bài thi 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ.
Bài thi 8: Ghép xe ngang vào nơi đỗ.
Bài thi 9: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua.
Bài thi 10: Thay đổi số trên đường thẳng.
Bài thi 11: Kết thúc.
Đối với phần thi này, người thi phải đạt 80/100 điểm thì mới được dự thi tiếp phần thi đường trường
Người thi sẽ được yêu cầu lần lượt thực hiện các thao tác vào số và chạy một đoạn khoảng 500 mét với sự giám sát của giám khảo. Phần thi này thường khá đơn giản và không quá áp lực. Chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật và giữ tâm lí thoải mái, bình tĩnh thì bạn hoàn toàn có thể hoàn thành kì thi một cách dễ dàng.
Cần chuẩn bị những gì để đăng kí thi bằng lái xe hạng C?
Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu: Cơ sở đào tạo lái xe lập một bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT. Hồ sơ bao gồm:
– Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của thông tư này.
– Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C.
– Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
Như vậy:
Theo quy định trên, để dự thi cấp bằng lái xe hạng C, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo thông tư này.
– Bản sao giấy CMND, hoặc thẻ căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên sáu tháng và thẻ tạm trú, hoặc thẻ thường trú, hoặc chứng minh thư ngoại giao, hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài.
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
– Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C.
– Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
Thời hạn cấp: Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.