Thi bằng lái ô tô hạng B1

Cứ nghĩ những người khuyết tật chỉ có thể lái được những loại phương tiện giao thông dành riêng cho họ. Nhưng không phải thế, Bộ Giao Thông Vận Tải vẫn có quy định cho phép người khuyết tật được lái ô tô và thi bằng lái ô tô hạng B1. Cụ thể quy định người khuyết tật được lái ô tô sẽ được chúng tôi trả lời ngay sau đây.

Bộ GTVT quy định người khuyết tật được lái xe ô tô có phải không?

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định cho phép người khuyết tật được học lái xe ô tô và thi cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động. Chi tiết được nhắc đến tại khoản 2, điều 43, đào tạo lái xe như sau:

“2. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo b) Cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo làm xe tập lái. 3. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo a) Người học phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư này, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo b) Cơ sở đào tạo có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái; ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại các điểm đ, e, i và k khoản 2 Điều 6 Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.”

Theo đúng quy định trên thì người khuyết tật hoàn toàn được phép lái xe ô tô số tự động, nếu không thuộc một số trường hợp cấm lái xe như sau:

Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng.

Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.

Động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị).

Liệt vận động từ hai chi trở lên.

Hội chứng ngoại tháp

Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý.

Rối loạn cảm giác sâu.

Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính.

Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYH

Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

Sử dụng các chất ma túy.

Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

Những người cụt ngón tay, ngón chân vẫn có thể đăng kí học và thi lấy bằng hạng B1 số tự động bình thường như các học viên khác.

Những người khuyết tật sẽ được khám sức khỏe và được cấp giấy khám sức khỏe đủ điều kiện điều khiển ô tô số tự động của Bộ Y tế. Và dĩ diên họ sẽ được đăng kí học và thi sát hạch theo đúng quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải.

Bằng lái xe ô tô hạng B1 cho phép người khuyết tật được lái loại xe nào?

Theo quy định, bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động được cấp cho người không hành nghề lái xe, được phép điều khiển các loại ô tô đến 9 chỗ, xe tải có thiết kế dưới 3.5 tấn.

Nhưng với những người khuyết tật, có lẽ họ chỉ cần thi lấy bằng lái xe ô tô hạng B1 để điều khiển xe ô tô của mình và hợp pháp hóa việc lái xe của mình bằng một tấm bằng hạng B1. Tránh bị công an giao thông “làm phiền”.

Sau khi quy định cho phép người khuyết tật được lái xe ô tô và thi sát hạch lấy bằng lái hạng B1 số tự động, đã có 10 người khuyết tật được cấp bằng lái theo đúng quy định sau 1 năm thí điểm. Mặc dù đây là con số không lớn nhưng cũng giúp hàng ngàn người khuyết tật Việt Nam hi vọng sẽ có được tấm bằng B1 để điều khiển phương tiện giao thông của riêng mình.

Trường dạy lái xe Việt Úc nhận đào tạo người khuyết tật lái xe an toàn

Trên thực tế việc nhận học viên khuyết tật để đào tạo lái xe ô tô gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng việc cấp giấy phép lái xe hạng B1 cho người khuyết tật lại mang ý nghĩa sâu sắc. Chính điều này thôi thúc trường dạy lái xe Việt Úc quyết tâm mở lớp đào tạo lái xe ô tô số tự động cho người khuyết tật.

Theo quy định tại điều 43, Thông tư 12/2017 có nhắc đến điều kiện xe tập lái của cơ sở đào tạo lái xe khá linh hoạt. Nếu ngươi khuyết tật đã có đủ điều kiện lái xe ô tô đăng kí học lái xe tại các trung tâm đào tạo mà xe số tự động của trung tâm người khuyết tật không điều khiển được, cơ sở đào tạo có thể dùng ô tô của người khuyết tật làm xe tập lái.

Điều này giúp nhiều trung tâm không gặp khó khăn khi đào tạo người khuyết tật khi phải chuẩn bị xe tập lái riêng cho họ. Mặc dù như vậy nhưng hiện nay cũng chưa thấy có nhiều trung tâm đào tạo lái xe nhận học viên khuyết tật, kể cả khi họ đáp ứng được các yêu cầu cho phép lái ô tô của Bộ Y tế và Bộ Giao Thông Vận Tải.

Tại Hà Nam, có 3 trường dạy lái xe nhưng chỉ có trường đào tạo lái xe Việt Úc là có nhận hồ sơ đăng kí học lái xe của người khuyết tật. Chỉ cần có:

Giấy khám sức khỏe đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế,

12 ảnh 3*4 và chứng minh thư/ hộ chiếu/ thẻ căn cước còn thời hạn

Học phí đào tạo lái xe bằng B1 số tự động cho người khuyết tật là: 7.000.000đ. Trọn gói bao gồm việc làm hồ sơ nhập học, học liệu, chi phí chuẩn bị xe tập lái,…Học viên sau khi học xong chỉ việc đăng kí thi sát hạch cấp bằng.

Đối với những học viên đã thành thạo việc lái xe, có thể không cần có mặt tại trường trong tất cả các buổi lí thuyết và thực hành. Học viên có thể học lí thuyết tại nhà và đến trường học lái một vài buổi để giáo viên nhắc nhở những lưu ý quan trọng khi vào bài thi.

Việt Úc có người thu hồ sơ và học phí tại nhà nếu học viên quá bận. Người khuyết tật cũng có thể học lái xe ô tô và đăng kí thi sát hạch lấy bằng lái xe hạng B1 số tự động. Việt Úc nhận đào tạo người khuyết tật lái xe an toàn.