Người khuyết tật, khiếm khuyết có được cấp bằng lái xe không? Người có khiếm khuyết, có dị tật có được học và thi bằng lái xe không? Điều kiện sức khỏe để được học và thi các loại bằng lái xe?
Anh tôi là người khuyết tật chân nhưng vẫn có thể chạy xe gắn máy 2 bánh được. Vì phương tiện đi lại dùng chung và gia đình khó khăn nên không thể chuyển thành xe chuyên dụng cho người khuyết tật. Anh tôi đã đi khám sức khỏe và không đủ sức khỏe điều khiển phương tiện. Nhưng dù không đủ sức khỏe mà anh có thể chạy xe cũng gần 5 năm rồi. Vậy, tôi muốn hỏi, liệu anh tôi có thể dự thi và được cấp bằng lái xe hạng A1 để không phải là người vi phạm luật giao thông đường bộ không?
Căn cứ Điều 60 Thông tư số 46/2012/TT – BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 07 tháng 11 năm 2012 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ: V iệc sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật, đồng bào dân tộc có trình độ văn hóa quá thấp do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
Theo đó, người khuyết tật có thể tự học lý thuyết, thực hành theo nội dung chương trình quy định, nếu người học có nhu cầu ôn luyện, giải đáp thì đăng ký với cơ sở đào tạo để được hướng dẫn …. người dự sát hạch đạt yêu cầu được cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1; Cơ sở đào tạo miễn toàn bộ hoặc giảm học phí cho người học theo chính sách hiện hành. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật, đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
Căn cứ vào Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Hiện nay, người học lái xe đang thực hiện khám sức khỏe theo Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số 06/VBHN-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2014 Bộ trưởng Bộ Y tế, tại Tiêu chuẩn này chưa có quy định về sức khỏe cho người khuyết tật khi điều khiển xe cơ giới. Theo như quyết định này thì những NKT (teo cơ chân, cụt ngón tay…) không đủ sức khỏe để thi giấy phép lái xe. Do đó, t rên thực tế là chưa có địa phương nào tổ chức được học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật.
Theo quan điểm của chúng tôi và dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, trong khi chờ sự sửa đổi từ các cơ quan chức năng thì anh của bạn có thể căn cứ trên sức khoẻ của bản thân để lựa chọn phương tiện có dung tích dưới 50 cm3 để sử dụng, vì loại xe này theo quy định của Luật Giao thông đường bộ không yêu cầu phải có giấy phép lái xe.
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Trong đó, người lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC) phải là người từ đủ 24 tuổi trở lên và có sức khỏe phù hợp với loại xe kéo rơ móoc, sơ mi rơ móoc theo quy định của Bộ y tế và Bộ giao thông vận tải.
Ngày 21 tháng 8 năm 2015, Bộ y tế và Bộ giao thông vận tải ban hành T hông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe. Theo đó, người có một trong các bệnh, tật về cơ-xương-khớp sau đây thì không đủ điều kiện lái xe hạng FC:
– Khớp giả ở một vị các xương lớn;
– Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ;
– Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên.
Như vậy, nếu bạn chỉ bị cụt một ngón trỏ của bàn tay trái thì bạn vẫn đủ điều kiện lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).
Tôi bị cụt 3 đốt của 3 ngón: ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út bàn tay phải thì có thể thi bằng lái xe máy và bằng lái ô tô không?
– Nhóm 2: Dành cho người lái xe hạng B1: Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
– Nhóm 3: Dành cho người lái xe các hạng: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE:
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, điều kiện sức khỏe về tay/chấn đối với người lái xe hạng A1, B1: “cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng )” thì không được thi bằng lái xe hạng A1, B1.
Đối với các bằng lái các hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE thì nếu “cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên” thì không được thi bằng lái xe các hạng này.
Tôi bị tai nạn lao động ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải mỗi ngón mất 1 đốt. Liệu tôi có được thi bằng lái xe hạng C hay không?
Căn cứ Phụ lục số I Thông tư liên tịch 24/2015/TT-BYT-BGTVT có quy định những trường hợp mắc bệnh về cơ, xướng khớp sau đây không được thi bằng lái xe hạng C bao gồm:
– Cứng/dính một khớp lớn.
– Khớp giả ở một vị các xương lớn.
– Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ.
– Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên.
Trong trường hợp này, bạn bị tai nạn lao động, ngón giữa và ngón trỏ của bàn tay phải mỗi ngón mất 1 đốt, nếu bạn vẫn cử động và không bị mất chức năng thì bạn vẫn đủ điều kiện thi bằng lái xe hạng C.
Chào luật sư! Thưa luật sư tôi định đi học lái xe nhưng do tay nạn tôi bị mất 1 ngón tay cái bên trái liệu tôi có được cấp bằng không? Cảm ơn luật sư!
Để được cấp giấy phép lái xe cơ giới thì người lái xe phải đủ các điều kiện sức khỏe cũng như phải trải qua kỳ sát hạch mới được cấp giấy phép lái xe. Trong trường hợp này, bạn không nói rõ bạn muốn học lái xe gì nên xét những loại xe cơ giới theo Phụ lục số 1 Thông tư 24/2015/TT-BYT-BGTVT sau (trừ loại xe dưới 50cm3) để xác định bạn có đủ điều kiện tham gia thi bằng lái xe hay không. Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.
Em chào luật sư. Cho em hỏi em bị cụt 1 ngón giữa và 2 đốt ngón thứ 2 của bàn tay phải. Khả năg lái xe của em thì cũng không gặp khó khăn gì cả. Vậy em có được đăng ký thi và cấp băng lái xe 2 bánh không?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ cho người lái xe:
Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.
– Nhóm 1: Dành cho người lái xe hạng A1: Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
Căn cứ theo quy định thì điều kiện sức khỏe về tay/chân đối với người lái xe hạng A1: “Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) thì không được thi bằng lái xe hạng A1.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, trường hợp của bạn bị cụt một ngón giữa và 2 đốt ngón thứ 2 của bàn tay phải mà bàn tay trái vẫn toàn vẹn, không bị giảm chức năng thì vẫn thuộc trường hợp được phép thi bằng lai xe A1 (bằng lái xe máy).
Tôi bị hỏng một mắt trái do tai nạn, hiện mắt phải vẫn còn tốt 9/10 vậy luật sư cho hỏi tôi có đủ điều kiện sức khỏe để học lái xe B1 không? Xin trân trọng cảm ơn! Mong trả lời của luật sư.
Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới. Để được cấp giấy phép lái xe cơ giới thì người lái xe là bạn phải đủ các điều kiện sức khỏe cũng như phải trải qua kỳ sát hạch mới được cấp giấy phép lái xe.
Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg để được cấp giấy phép lái xe và tham gia sát hạch thì bạn phải có đủ sức khỏe. Yêu cầu về sức khỏe riêng đối với từng hạng xe một nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe cho người điều khiển xe tham gia giao thông được an toàn hơn.
Hiện tại bạn bị hư một mắt nhưng mắt còn lại của bạn vẫn đang còn tốt, thị lực 9/10 thì bạn sẽ phải đối chiếu Bảng tiêu chuẩn sức khỏe chuyên khoa về mắt đối với nhóm giành cho người điều khiển xe hạng B1. Theo đó, nếu đối chiếu theo Bảng tiêu chuẩn có yêu cầu về thị lực như sau:
– Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
– Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
Như vậy, mắt bạn còn một bên nhưng thị lực 9/10 sẽ đáp ứng điều kiện về sức khỏe để thi bằng lái xe hạng B1.