Biển số xe 82 ở đâu

BTV

Biển số xe 82 ở đâu – Biển số xe 82 thuộc về tỉnh Kon Tum. Tỉnh Kon Tum nằm ở phía bắc Tây Nguyên ,có 01 thành phố và 8 huyện.

Biển số xe 82 ở đâu – Biển số xe 82 thuộc về tỉnh Kon Tum. Tỉnh Kon Tum nằm ở phía bắc Tây Nguyên ,có 01 thành phố và 8 huyện. Trong đó, thành phố Kon Tum là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh.

Biển số xe 82 ở đâu – tên gọi Kon Tum

Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,…).

Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang – OR. Lúc ấy, làng Kon Trang – OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi – một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang – OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum.

Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng.

Biển số xe 82 ở đâu – Tài nguyên rừng

Thực vật: theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại rừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai cao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 – 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay, nổi trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua,… ở độ cao 1.500 – 1.800 m chủ yếu là thông ba lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc,…

Nhắc đến nguồn lợi rừng ở Kon Tum phải kể đến vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, hà thủ ô và quế.

Động vật: rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ như: voi, bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng,… Trong đó, voi có nhiều ở vùng tây nam của biển 82 Kon Tum (huyện Sa Thầy). Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa học Bosgaurus thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô; bò Đen Teng tên khoa học Bosjavanicus. Trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk Tô, Konplong đã xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại của loài thú quý này. Ngoài ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó sói. Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn.

Biển số xe 82 ở đâu – điểm đến của “Làng Hồ”

Du lịch ngã ba biên giới Ngọc Hồi

Nằm ở trung tâm tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia, ngã ba biên giới, Ngọc Hồi có vị trí quan trọng trong bản đồ phát triển du lịch của tỉnh Kon Tum và khu vực Tây Nguyên. Đến thăm ngã ba biên giới và Khu vực Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Cột mốc ngã ba biên giới chính là sự lựa chọn không thể thiếu trong hành trình khám phá của nhiều du khách.

Đến nay tỉnh Kon Tum có 511 làng/556 làng đồng bào dân tộc thiểu số có nhà Rông làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Sự quan trọng của nhà Rông trong tiềm thức của người dân tộc thiểu số ở Kon Tum được hình thành từ chính sự quan niệm của đồng bào dân tộc, họ cho rằng nhà Rông thể hiện sự quyền uy, giàu có của dân làng mình, là nơi các vị thần về trú ngụ, là nơi trung gian giữa người và Giàng (trời).

Biển số xe 82 ở đâu – Ẩm thực

Bún nước, Táo mèo, Bò một nắng muối kiến vàng là những đặc sản của mảnh đất Làng Hồ.

Bún nước – món ăn giản dị nhưng độc đáo của người dân phố Núi, vị ngọt thanh của nước dùng , bún tươi (bún mới ra lò còn nóng hổi, không phải bún sản xuất hàng loạt) , vì cay của muối ớt hột được giã nhuyễn và vị ngọt của nước dùng bún tươi (có tôm tươi). Món ăn dân dã, thanh tao làm ấm lòng người, rất thích hợp cho những sáng sớm trời se lạnh.

Táo mèo Kon Tum với hương vị tuyệt vời, phân bố ở huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông thường là loại quả to, chín màu hồng đậm phớt vàng, có mùi thơm ngọt ngào và vị hơi ngọt, còn táo ở Đăk Glei thường quả nhỏ, chín màu vàng, chỉ hơi ngọt còn vị chát đậm hơn, thích hợp để ngâm rượu.

Bò một nắng muối kiến vàng là một món quà quý cho khách phương xa. Sự biến tấu một cách tinh tế, giữ lại hương vị, chất ngọt của thịt bò tươi đã biến món ăn để dành này của người bản địa đã thực sự chinh phục đông đảo thực khách sành ăn và khẳng định chỗ đứng của mình trong làng ẩm thực Việt.