Với mục đích thiết kế dành cho việc chuyên chở hàng hóa của các doanh nghiệp, các hộ gia đình kinh doanh, các nông trại, đồn điền… xe bán tải Ford Ranger đang được ưu đãi về thuế trước bạ so với xe du lịch, chỉ ở mức 7,2% và 6% trên toàn quốc.
Như vậy, ngoài giá bán lẻ công bố, những người mua Ford Ranger Wildtrak 2.0L Bi turbo chỉ phải trả thêm một số tiền khá hợp lý để được lái xe ra đường là 59.826.000VND, và tổng số tiền để sở hữu và lăn bánh chiếc xe này là 977,826.000VND, chưa kể các chương trình khuyến mại/giảm giá (nếu có). Ngoài số tiền trên, chủ nhân bán tải có thể cân nhắc một số khoản tiền tự nguyện khác như chi phí ép biển số, cà số khung số máy, bảo hiểm vật chất xe…bù lại với những chi phí đăng ký này cá đại lý Ford đang giảm giá cho khách hàng mua xe bán tải từ 60tr đến 75tr. Chương trình khuyến mại của Ford Ranger
Với các dòng bán tải rẻ hơn, thuế trước bạ cũng sẽ thấp hơn vì cố định theo 2% giá trị xe. Các chi phí bắt buộc khác không có gì thay đổi.
Chiếc xe bán tải phân phối chính hãng có mức tiêu hao nhiên liệu cao nhất trên thị trường hiện nay là Ford Ranger Wildtrak 2.0L Bi turbo với mức tiêu hao trung bình khoảng 8 lít/100km. Trong khi đó, một số dòng xe khác như Ford Ranger 2.2L có mức tiêu hao tương đương nhau ở mức khoảng 7 lít/100km.
Với mức giá diesel khoảng 14.000VND/lít như hiện nay, chi phí nhiên liệu của một chiếc bán tải khá hấp dẫn so với các dòng xe xăng dung tích máy tương đương. Trung bình, một chiếc Ranger Wildtrak “ăn” hết khoảng 1.600VND/km đường, trong khi các dòng bán tải khác tiêu hao khoảng 1.000 – 1.200VND/km đường.
Điều đáng nói là ở chỗ, với xe lắp động cơ diesel, mức tiêu hao nhiên liệu giữa xe không tải và xe tải nặng chênh lệch không nhiều như xe xăng. Lợi thế này có được là nhờ sức kéo của các loại động cơ diesel đạt tối đa ở số vòng tua rất thấp. Ngay cả khi chở nửa tấn hàng và leo đèo dốc, mức tiêu hao nhiên liệu của một chiếc xe bán tải cũng tăng không đáng kể so với mức tiêu hao trung bình.
Từ lúc mới xuất xưởng và đến tay người tiêu dùng, xe bán tải cũng như nhiều dòng xe khác sẽ phải trải qua lần bảo dưỡng định kỳ đầu tiên khi đồng hồ công-tơ-mét đạt mức 1000km. Các lần bảo dưỡng định kỳ tiếp theo, theo khuyến cáo của hầu hết các hãng sản xuất ô tô hiện nay, cách nhau 10.000km.
Tùy theo thương hiệu và phẩm cấp dầu bôi trơn động cơ, chi phí thay dầu có thể từ 700 nghìn – 1,0 triệu đồng. Tùy theo dòng xe và thương hiệu, chi phí cho một lần bảo dưỡng cấp độ 1 (5 lần) khoảng 2,0 triệu đồng, một lần bảo dưỡng cấp độ 2 (3 lần) khoảng 3,0 triệu đồng và một lần bảo dưỡng cấp độ 3 (2 lần) khoảng từ 5,0 – 7,0 triệu đồng.
Như vậy, trong 5 năm sử dụng, một chiếc xe bán tải có chi phí bảo dưỡng định kỳ cố định khoảng từ 30 – 35 triệu đồng.
Theo các chuyên gia dịch vụ, việc sử dụng xe bán tải máy dầu cần chú ý đặc biệt hệ thống cung cấp nhiên liệu. Lọc nhiên liệu, kim phun và bơm cao áp là những chi tiết cần được chăm sóc kỹ càng do chất lượng dầu diesel tại Việt Nam chưa được đồng đều, có thể gây hỏng hóc khiến chi phí thay thế tốn kém.
Việc sử dụng một chiếc xe bán tải không chỉ dừng lại ở những chi phí ít ỏi định kỳ kể trên. Sẽ có một số chi phí phát sinh tự nhiên và tất yếu trong suốt vòng đời xe, có thể khiến chủ xe tốn kém thêm hàng chục triệu đồng.
Các hạng mục phụ tùng thường xuyên phải thay thế có thể kể đến là chổi gạt mưa và ắc quy. Xe có tần suất sử dụng nhiều có thể phải thay chổi gạt mưa một năm một hoặc hai lần. Chổi gạt mưa xương cứng có chi phí khoảng 400.000 đồng/cặp, trong khi chổi gạt mưa xương mềm có chi phí gấp đôi, khoảng 800.000 đồng/cặp. Ắc quy xe bán tải, tùy thương hiệu, có giá từ 1,6 – 3,0 triệu đồng và có tuổi thọ từ 2 – 3 năm.
Cá biệt, xe bán tải thường xuyên di chuyển trên địa hình offroad khắc nghiệt có thể sẽ khiến một số bộ phận hư hỏng nhanh hơn. Có thể kể ra như thước lái hay giảm xóc là những chi tiết dễ bị tổn thọ do bùn lầy hay ngập nước. Chi phí sửa chữa và thay thế những bộ phận này có thể lên đến hàng chục triệu đồng.
Tính đa dụng và kinh tế của xe bán tải khiến cho dòng xe này trở thành lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Các dòng bán tải ca-bin kép hiện nay còn được trang bị tiện nghi đầy đủ chẳng thua kém các dòng xe hạng trung cao cấp, khiến sức hút của chúng ngày càng tăng.
Nhưng xe bán tải cũng có những đặc điểm khiến người sử dụng cảm thấy khó chịu. Giảm xóc sau cứng và thiếu êm ái khi không tải hàng, cùng với đó là độ ngả lưng hàng ghế sau hạn chế khiến người ngồi không thể thư giãn. Cuối cùng, kích thước cồng kềnh và tiếng ồn đặc trưng khiến bán tải không thể trở thành phương tiện thân thiện trong đô thị chật hẹp đông đúc.