Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8092:2009 (ISO 7010:2003) về Ký hiệu đồ họa

TCVN 8092:2009 ISO 7010:2003

KÝ HIỆU ĐỒ HỌA – MÀU SẮC AN TOÀN VÀ BIỂN BÁO AN TOÀN – BIỂN BÁO AN TOÀN SỬ DỤNG Ở NƠI LÀM VIỆC VÀ NƠI CÔNG CỘNG

Graphical symbols – Safety colours and safety signs – Safe signs used in workplaces and public areas Lời nói đầu

TCVN 8092:2009 thay thế TCVN 2572-78;

TCVN 8092:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 7010:2003, sửa đổi 1:2006, sửa đổi 2:2007, sửa đổi 3:2007, sửa đổi 4:2009;

TCVN 8092:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

KÝ HIỆU ĐỒ HỌA – MÀU SẮC AN TOÀN VÀ BIỂN BÁO AN TOÀN – BIỂN BÁO AN TOÀN SỬ DỤNG Ở NƠI LÀM VIỆC VÀ NƠI CÔNG CỘNG Graphical symbols – Safety colours and safety signs – Safe signs used in workplaces and public areas Chú ý quan trọng – Màu sắc được thể hiện trong tập tin điện tử của tiêu chuẩn này khi nhìn trên màn hình hoặc khi in ra có thể không đúng như thể hiện. Mặc dù các bản sao của tiêu chuẩn này được in bởi ISO đã cho kết quả phù hợp với yêu cầu của ISO 3864-1 (có dung sai chấp nhận được khi xem xét bằng mắt thường), nhưng điều đó không có nghĩa là các bản sao được in ra này đã sử dụng màu sắc thích hợp. Để thay thế tra cứu ISO 3864-1 cung cấp các thuộc tính về độ màu và phép đo quang cùng với việc tham khảo hệ thống thứ tự màu. 1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các biển báo an toàn nhằm ngăn ngừa tai nạn, phòng chống cháy, thông tin nguy hiểm đến sức khỏe và sơ tán khẩn cấp.

Cần sử dụng hình dạng và màu sắc qui định cho từng biển báo, như được qui định bởi ISO 3864-1, đưa ra cùng với các ký hiệu đồ họa chứa trong từng biển báo.

Tiêu chuẩn này qui định nguyên bản biển báo an toàn để có thể được cân nhắc để sao chép lại và dùng cho các ứng dụng nhất định.

Có thể sử dụng ký hiệu bằng chữ bổ sung kết hợp với các biển báo an toàn để làm rõ ràng hơn.

2 Tài liệu tham khảo

ISO 3864-1, Graphical symbols – Safety colours and safety signs – Part 1: Design principles for safety signs in workplaces and public areas (Ký hiệu đồ họa – Màu sắc an toàn và biển báo an toàn – Phần 1: Nguyên tắc thiết kế đối với các biển báo an toàn ở nơi làm việc và ở nơi công cộng).

ISO 17724, Graphical symbols – Vocabulary (Ký hiệu đồ họa – Từ vựng)

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 17724 và các định nghĩa sau:

Bối cảnh hoặc khu vực ảnh hưởng mà ở đó cần sử dụng ký hiệu đồ họa hoặc biển báo an toàn.

Loại đối tượng mà trên đó ký hiệu hoặc biển báo thích hợp để sử dụng.

Diễn tả thành văn bản các thành phần của một ký hiệu đồ họa hoặc biển báo an toàn và cách sắp xếp tương đối.

Khái niệm hoặc mục đích mà ký hiệu đồ họa thích hợp để thể hiện.

Màu sắc có các đặc điểm riêng để tượng trưng theo nghĩa an toàn.

Hình dạng đồ họa để tượng trưng theo nghĩa an toàn.

Biển báo đưa ra thông điệp an toàn chung, đạt được bằng cách kết hợp màu sắc và hình dạng hình học và bổ sung vào ký hiệu đồ họa, nêu bật thông điệp an toàn cụ thể.

Biển báo an toàn là biển báo kết hợp thể hiện bằng đồ họa và mô tả ứng dụng.

Ký hiệu đồ họa được sử dụng cùng với màu sắc an toàn và hình dạng an toàn để tạo thành biển báo an toàn.

Biển báo hỗ trợ cho biển báo khác mà mục đích chính là để dễ hiểu hơn.

4 Biển báo và phân loại biển báo an toàn 4.1 Qui định chung

Bản tóm tắt trong 4.2 và 4.3 giúp cho việc tìm kiếm các biển báo an toàn đã được tiêu chuẩn hóa một cách thuận tiện.

Tiêu chuẩn này được duy trì bằng bản điện tử thông qua việc sử dụng cơ sở dữ liệu. Sử dụng các chỉ số của cơ sở dữ liệu trong bản tóm tắt này làm công cụ tìm kiếm, mỗi biển báo an toàn đã được tiêu chuẩn hóa đều có một số tham chiếu riêng.

4.3 Phân loại biển báo an toàn

Phân loại biển báo an toàn theo chức năng của chúng như sau:

– E là loại dùng cho biển thoát hiểm và biển báo thiết bị khẩn cấp (báo hiệu tình trạng an toàn);

– F là loại dùng cho biển an toàn về cháy;

– M là loại dùng cho biển hành động bắt buộc;

– P là loại dùng cho biển cấm;

– W là loại dùng cho biển cảnh báo.

Bảng 2 tóm tắt các biển báo an toàn đã được tiêu chuẩn hóa sử dụng ở nơi làm việc và ở nơi công cộng theo các hạng mục phân loại về chức năng, ký hiệu đồ họa cũng như hình dạng hình học và màu sắc phù hợp với ISO 3864-1.

Trong trường hợp hướng của ký hiệu là không thiết yếu với ý nghĩa của nó, có thể thay đổi hướng.

Ký hiệu đồ họa có thể được vẽ đường nét bao ngoài hoặc dạng tô kín.

Từ Bảng 3 đến Bảng 7 thể hiện các nguyên bản biển báo theo phân loại của chúng, như sau:

– E Biển báo cách thoát hiểm và thiết bị khẩn cấp (báo hiệu tình trạng an toàn) xem Bảng 3

– F Biển báo an toàn về cháy xem Bảng 4

– M Biển hành động bắt buộc xem Bảng 5

– P Biển cấm xem Bảng 6

– W Biển cảnh báo xem Bảng 7

Từ Bảng 3 đến Bảng 7 cũng mô tả ứng dụng của từng biển báo an toàn.

Bảng 2 – Tóm tắt toàn bộ các biển báo an toàn Bảng 3 – Mô tả và ứng dụng của biển báo đối với các biển thoát hiểm và thiết bị cấp cứu (Báo hiệu tình trạng an toàn) (Loại E) Bảng 4 – Mô tả và ứng dụng của biển báo đối với các biển báo an toàn về cháy (Loại F) Bảng 5 – Mô tả và ứng dụng của biển đối với các Biển hành động bắt buộc (Loại M) Bảng 6 – Mô tả và ứng dụng của biển báo đối với các biển cấm Bảng 7 – Mô tả và ứng dụng của biển báo đối với các Biển cảnh báo (loại W) THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 9186, Graphical symbols – Test methods for judged comprehensibility and for comprehension.

MỤC LỤC

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1 Lĩnh vực áp dụng

3.2 Hình thức áp dụng

3.3 Nội dung hình ảnh

3.5 Màu sắc an toàn

3.6 Hình dạng an toàn

3.7 Biển báo an toàn

3.8 Nguyên bản biển báo an toàn

3.9 Ký hiệu an toàn

3.10 Biển báo bổ sung

4 Biển báo và phân loại biển báo an toàn

4.1 Qui định chung

4.2 Biển báo (ý nghĩa an toàn)

4.3 Phân loại biển báo an toàn

5 Biển báo an toàn tiêu chuẩn

Thư mục tài liệu tham khảo