Hai biển báo hiệu lệnh rẽ trái đều để chỉ hướng đi tài xế phải tuân thủ, tuy nhiên, khác biệt nằm ở vị trí đặt biển…
Để hướng dẫn các phương tiện theo hướng phải đi, ví dụ chỉ được rẽ trái hoặc chỉ được rẽ phải, hệ thống biển báo hiệu đường bộ có hai loại với hình vẽ và ý nghĩa tương tự nhau. Vậy điểm khác nhau của hai biển hiệu lệnh này như thế nào?
Theo quy định tại Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN: 41/2019 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới, hai biển báo trên thuộc biển hiệu lệnh nhóm D: hướng đi phải theo.
Trong đó, biển số 1 có mã là R.301e và biển số 2 có mã R.301c, đều có ý nghĩa hướng rẽ trái phải theo. Biển báo số 1 cắm trước nơi đường giao nhau và biển số 2 đặt phía sau nơi đường giao nhau.
Đại diện Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, hai biển này được đặt ở những nơi đường giao nhau, nhắc nhở tài xế khi gặp các biển này đồng nghĩa với việc chỉ được rẽ trái, không được rẽ phải hay đi thẳng. Tuy nhiên, vị trí đặt biển không giống nhau.
“Biển số 1 đặt trước nơi đường giao nhau, quy định hướng đi phải theo, bắt buộc tài xế rẽ trái ở phạm vi nơi đường giao nhau phía sau mặt biển.
Còn biển số 2 đặt sau nơi đường giao nhau, nhằm chỉ hướng cho phép xe đi ngang qua nơi đường giao nhau và ngăn chặn hướng đi ngược chiều trên đường phố với đường một chiều. Biển bắt buộc tài xế phải rẽ trái ở phạm vi nơi đường giao nhau trước mặt biển”, đại diện Vụ ATGT cho biết.
Biển báo cấm là gì? Khi nào được xem là mắc lỗi cấm rẽ trái ô tô?Tại các thành phố lớn thường xuyên xảy ra tình trạng các bác tài tranh thủ đi tắt để tiết kiệm thời gian, nhất là tại nơi thưa vắng, buổi trưa hay buổi tối vắng vẻ. Điều này khiến họ đã vô tình đi vào 1 số tuyến đường cấm hoặc biển báo cấm.
Tuy nhiên thực tế, không ít các bác tài vẫn nhầm lẫn các biển báo hiệu giao thông cũng như quy định rõ về biển báo đó như thế nào. Nhất là với biển báo cấm rẽ trái, ô tô có thể được quay đầu xe hay không.
Danh số hệ thống biển báo giao thông đường bộ tại nước ta được chia thành 6 nhóm biển báo gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo phụ và vạch kẻ đường.
Trong đó, biển báo cấm là loại được áp dụng nhiều nhất, đồng thời cũng là lỗi dễ gặp phải nhất của rất nhiều tài xế. Vậy biển báo cấm là gì? Thực tế đây là biển có thông điệp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông trên đường bộ. Từ đó giúp họ tránh gây ra những rủi ro, tai nạn đáng tiếc khi không hiểu rõ các loại biển báo cấm chỉ điều gì.
Lỗi đi vào đường cấm là khi ô tô đi vào đường cấm trong thời gian cấm ô tô, thường là những đoạn đường trong thời gian thi công, đường dễ tắc nghẽn trong giờ cao điểm hoặc đường 1 chiều. Còn lỗi đi vi phạm biển cấm là ô tô vi phạm thông điệp của biển báo cấm.
Theo đó, biển cấm ô tô rẽ trái là biển báo hiệu các chủ điều khiển phương tiện ô tô không được phép rẽ trái vào đoạn đường đặt biển “cấm rẽ trái”. Nếu các bác tài thấy biển báo mà vẫn đi vào thì được xem là mắc lỗi cấm rẽ trái.
Gặp biển cấm rẽ trái ô tô có được quay đầu xe không?Hiện rất nhiều tài xế tại nước ta vẫn nhầm lẫn hoặc không hiểu rõ khi gặp biển cấm rẽ trái thì có được phép quay đầu hay không. Bởi hiện Bộ Giao thông vận tải đã có sự thay đổi, điều chỉnh về phạm vi nghiêm cấm của loại biển báo này.
Nếu như theo quy định trong luật cũ từ năm 2012, khi gặp biển báo cấm rẽ trái thì đồng nghĩa với việc cấm cả quay đầu xe. Thế nhưng từ năm 2016, Bộ Giao thông đã áp dụng quy chuẩn mới, cụ thể như sau:
Theo quy chuẩn 41, các phương tiện được phép quay đầu khi gặp biển báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải tại các vị trí đường giao nhau. Đặc biệt, ngay cả biển cấm rẽ trái dành riêng cho các loại xe ô tô thì trong quy chuẩn 41/2016 cũng giải thích rõ không hề tồn tại việc “cấm ô tô rẽ trái sẽ cấm không quay đầu xe”.
Như vậy, theo luật hiện hành, lỗi cấm rẽ trái không có giá trị cấm quay đầu xe. Do đó, các bác tài vẫn có thể quay đầu xe theo quy định.
Ngoài ra, trong quy chuẩn mới cũng đã bổ sung các biển loại biển báo mới với quy định cụ thể như: “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”. “Cấm rẽ phải và quay đầu xe”.
Mức xử phạt lỗi vi phạm các biển báo rẽ tráiTheo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ – CP ô tô đi vào biển cấm rẽ trái sẽ bị quy về lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm.
Về mức xử phạt trong phạm vi hành chính ở lĩnh vực giao thông đường bộ quy định rõ, ô tô đi vào đường cấm, khu vực cấm sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Cùng với đó tài xế bị tước quyền dùng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Đặc biệt trường hợp gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, có thể bị tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
Tại điểm a, Khoản 1, Điều 6 của Nghị định 171/2013/NĐ- CP của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) thì với hành vi vi phạm này, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đến 80.000 đồng.
Như vậy, khi mắc lỗi đi vào biển cấm ô tô, các bác tài sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.