Tổng hợp các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam mới nhất 2021

Biển báo giao thông đường bộ là một trong những điều đầu tiên mà các bạn cần học trước khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình cũng như tránh tính trạng bị các chú công an vẫy “Vào đây em eiiii”.

Hệ thống biển báo giao thông tại Việt Nam sẽ gồm có 6 phần chính:

Nhóm biển báo cấm: hiển thị các điều cấm

Nhóm biển báo nguy hiểm: cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra

Nhóm biển báo hiệu lệnh: thông báo các hiệu lệnh phải thi hành

Nhóm biển báo chỉ dẫn: chỉ dẫn hướng đi và các thông tin cần thiết

Nhóm biển báo phụ: thuyết minh bổ sung cho các loại biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển nguy hiểm và biển báo chỉ dẫn

Vạch kẻ đường: Thông báo cho người giao thông đi đúng phần đường của mình

Ngoài ra còn 2 nhóm biển báo khác là: nhóm biển báo trên cao tốc và nhóm biển báo hiệp định GMS.

1, Biển Báo Cấm

Biển báo cấm là biển báo biểu thị những điều cấm mà người tham gia giao thông cần tránh. Người tham gia giao thông buộc phải chấp hành những biển này, nếu không tuân thủ thì đây được coi như hành vi vi phạm Luật Giao Thông Đường Bộ.

Đặc điểm nhận dạng của Biển Báo Cấm

Các loại biển báo cấm thường có biển tròn nền trắng, viền màu đỏ tươi và trên hình là nội dung cấm dành cho các phương tiện cơ giới hoặc người đi bộ. Biển báo này thể hiện những điều cấm chẳng hạn như cấm đỗ, đường cấm, cấm vượt,..

Biển báo cấm có hiệu lực trên tất cả các làn đường, hoặc trên một số làn đường được phân biệt qua các vạch dọc trên mặt phần xe chạy, đường một chiều.

Chi tiết các biển báo cấm và ý nghĩa

Theo Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định, phạt 1-2 triệu đồng với người điều khiển xe ô tô đi vào khu vực cấm, đường cấm. Người vi phạm nếu gây ra tai nạn sẽ bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. Riêng với người đi xe máy sẽ phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng với hành vi này.

2, Biển Báo Nguy Hiểm

Biển báo nguy hiểm là biển báo để cảnh báo cho người tham gia giao thông những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước. Khi tham gia giao thông, các bạn cần biết các loại biển báo này để chủ động phòng ngừa, xử lý và phóng tránh tai nạn xảy ra.

Đặc điểm nhận dạng của Biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm: Biển nguy hiểm hình tam giác, nền vàng, viền ngoài màu đỏ, hình vẽ bên trong màu đen.

Chi tiết biển báo nguy hiểm và ý nghĩa

Biển cảnh báo nguy hiểm có tất cả

3, Biển Báo Hiệu Lệnh

Biển báo hiệu lệnh là biển báo dùng để thông báo các hiệu lệnh cần phải chấp hành cho người tham gia giao thông ví dụ như: Chỉ được đi thẳng, chỉ được rẽ phải, chỉ được rẽ trái, chỉ dành cho người đi bộ,…

Đặc điểm nhận dạng của Biển báo hiệu lệnh

Thông thường biển báo hiệu lệnh sẽ có hình tròn, màu xanh da trời đặc trưng ( không có viền ), hình vẽ bên trong màu trắng.

Chi tiết biển báo hiệu lệnh và ý nghĩa

Biển hiệu lệnh có tất cả 10 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 301 đến 310 trong hệ thống biển báo giao thông.

4, Biển Báo Chỉ Dẫn

Biển báo chỉ dẫn là biển báo có vai trò hướng dẫn người tham gia giao thông những nội dung cần thiết, đồng thời chỉ dẫn hướng đi để giúp di chuyển thuận lợi hơn.

Đặc điểm nhận dạng của Biển báo chỉ dẫn

Biển chỉ dẫn sẽ có hình chữ nhật hoặc vuông, nền xanh (không viền), bên trong có hình vẽ màu trắng (với biển chỉ dẫn đường đi) hoặc màu đen nền trắng (với biển thông báo các địa điểm như trạm xăng, trạm sửa chữa..).

Chi tiết biển báo chỉ dẫn và ý nghĩa

Biển chỉ dẫn có tất cả 47 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 401 đến 447 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.

5, Biển Báo Phụ

Biển báo phụ là biển báo có vai trò để bổ sung và làm rõ nghĩa biển báo chính như: biển cấm, biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn,…

Các loại biển báo phụ sẽ được đặt bên dưới biển báo chính.

Đặc điểm nhận dạng của Biển báo phụ

Biển này thường có nền trắng, chữ đen ( trừ biển cấm đỗ xe và chiều cao an toàn ) và có chữ để giải thích và bổ sung ý nghĩa cho các biển báo chính phía bên trên.

Chi tiết biển báo phụ và ý nghĩa

So với các biển báo giao thông đường bộ khác thì biển phụ khá thông dụng và dễ ghi nhớ. Biển phụ có tất cả 10 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 501 đến 509 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.

6, Vạch Kẻ Đường

Vạch kẻ đường là những vạch kẻ trên đường nhằm hướng dẫn người tham gia giao thông đi đúng phần đường của mình. Tuy được vẽ trên mặt đường nhưng vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông.

Vạch kẻ đường có 2 dạng là vạch kẻ nằm ngang và vạch kẻ đứng.

Chúng có tất cả 23 loại được đánh số thứ tự từ 1.1 đến 1.23.

7, Biển báo trên đường cao tốc

Biển báo trên đường cao tốc là nhóm biển báo riêng có chỉ dẫn đặc biệt và thường ghi rõ thông tin chi tiết để người tham gia giao thông.

8, Biển báo theo hiệp định GMS

Biển báo GMS là biển báo được xây dựng dựa trên ký kết nhằm tạo ra một hệ thống vận tải xuyên quốc gia của các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc.

Nhóm biển báo này được sử dụng trên những tuyến đường đối ngoại.