Thời điểm hiện tại, các vụ tai nạn do lái xe say rượu không ngừng gia tăng. Mặc dù tất cả các cơ quan chức năng đã cố gắng tăng cường rà soát kiểm tra các hành vi có biểu hiện say rượu, bia khi lái xe. Nhưng ý thức của người lái xe vẫn thế, vẫn uống, vẫn ung dung cầm vô lăng. Vậy sẽ có thêm nhiều vụ tai nạn thương tâm nữa xảy ra nếu mọi người lái xe không ý thức được tác hại của nó.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn gần tại các quán nhậu, nhà hàngNhiều ý kiến cho rằng rất hình ảnh ấy rất phản cảm. Nhưng đa số đều cho cảm nhận tích cực về việc CSGT kiểm tra nồng độ cồn gần tại các quán nhậu, nhà hàng. Nhằm giảm thiểu rủi ro, các “bợm” say sỉn khi lái xe.
Việc CSGT đến gần quán, nhà hàng để bắt người uống rượu bia có nồng độ cao cầm lái là rất nhân văn, đúng luật, không có gì phản cảm bởi các lý do sau:
– Giúp giảm bớt những vụ tai nạn tông liên hoàn rồi đổ lỗi cho nhầm chân ga hoặc xe “điên”.
– Cứu được sinh mạng nhiều người, giúp người thoát cảnh tàn tật suốt đời.
– Giúp nhiều gia đình không mất đi người lao động trụ cột, thương yêu nhất, giảm bớt cảnh tang thương, chia ly.
– Giúp giảm bớt gánh nặng cho bệnh viện và ngành y tế.
– Cuối cùng, phạt thật nặng tài xế xỉn góp phần tăng ngân sách thu địa phương.
CSGT đến nơi có nhiều người say sỉn để bắt, che chắn an toàn cho người dân thì có việc gì phản cảm. Đến khi xảy ra các vụ tai nạn thương tâm thì lại bảo rằng CSGT ở đâu lại để tình trạng này xảy ra. Thực bất lực với xã hội, khi ý thức vẫn còn kém như thế.
Việc CSGT rà soát, kiểm tra nồng độ cồn là hoàn toàn chính xác. Nhưng đứng trước quán nhậu, nhà hàng giống như treo một biển báo “CẤM NHẬU” cho các những người kinh doanh dịch vụ này.
Dĩ nhiên nó không sai, nhưng suy xét về góc độ khác sẽ xảy ra một số vấn đề tiêu cực. Nhà hàng, quán nhậu sẽ có thêm dịch vụ “dắt xe hộ người say”. Hoặc là “người tiêu dùng thông thái” sẽ chọn những địa điểm nào không có lực lượng kiểm tra để nhậu thỏa thích. Vậy sẽ làm ảnh hưởng đến người kinh doanh và mâu thuẫn giữa những người kinh doanh dịch vụ này. Từ đó còn phát sinh thêm nhiều hệ lụy cho xã hội.
Theo quan điểm cá nhân tôi, muốn ngăn chặn việc người uống rượu, bia khi lái xe chỉ bằng cách răn đe, chế tài nghiêm minh bằng pháp luật. Hiện tại luật pháp có chúng ta vẫn chưa đủ “thuyết phục” mọi người không lái xe khi uống rượu bia. Bằng chứng là các vụ tai nạn vẫn cứ diễn ra liên tục và gây hoang mang mọi người dân. Vì vậy nên mong các tìm ra giải pháp thỏa đáng giúp giảm thiểu tác hại của rượu, bia vào xã hội.
Đề xuất xử phạt 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm nồng độ cồnTheo dự thảo Nghị định 46, lái xe vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất sẽ bị phạt 26 – 30 triệu đồng, tước bằng lái xe 14 – 16 tháng.
Theo đó, người lái xe có mức nồng độ cao nhất (mức 3, vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở) sẽ bị phạt từ 26 – 30 triệu đồng và tước GPLX 14 – 16 tháng. Nghị định hiện hành quy định xử phạt từ 16 – 18 triệu đồng và tước GPLX 4 – 6 tháng.
Ở vi phạm mức 2, người lái xe bị xử phạt từ 7 – 8 triệu đồng với nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở. Mức xử phạt bổ sung và tước GPLX được nâng từ 1 – 3 tháng lên tới 10 – 12 tháng.
Đối với người có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, ma tùy và trong cơ thể có chất ma túy thì tài xế bị phạt tới đa 30 triệu đồng, bị tước GPLX từ 22 – 24 tháng.
Bạn đọc Mỹ Anh bức xúc về điều này chia sẻ:
Người lái xe bị tước GPLX 02 năm nhưng họ vẫn còn mạng sống, họ không lái xe thì có thể làm việc khác, vẫn có thu nhập để sống. Còn người bị tai nạn do tài xế gây ra thì không còn khả năng lao động thậm chí là thiệt mạng. Cần đưa mức xử lý vi phạm lên cao nhất hoặc kể cả cho đi lao động công ích nếu vị phạm dù ở mức độ thấp hay cao.
Về việc xử phạt tôi không ý kiến, dĩ nhiên cơ quan pháp luật đã có cân nhắc kỹ lưỡng. Thế nhưng việc tương quan giữa người giàu và nghèo cũng khá bức xúc về hành vi vi phạm. Giàu thì họ có tiền để nộp phạt, nộp thì nộp nhưng vẫn kém ý thức.Nghèo thì không tiền để nộp phạt,thậm chí nếu là xe cũ họ vẫn từ bỏ chiếc xe để thoát thân. Thế nên cần đưa ra mức hình phạt chung nhất để cân bằng sự hợp lý cho xã hội và đủ sức răn đê đối với người vi phạm.
Buộc người lái xe say rượu lao động công ích sẽ hiệu quả hơn phạt tiềnTại hội nghị toàn quốc về an toàn giao thông tổ chức cuối tháng 4, Phó thử tướng Trương Hòa Bình đề nghị các đơn vị nghiên cứu việc bắt buộc vi phạm nồng độ cồn lao động công ích.
Theo luật sư Tiến Vịnh, phạt công ích là một cách làm mới trong điều kiện hiện nay, nhưng để khả thi thì cần làm tốt một số việc. Thứ nhất, trong các quy chế quy định về xử phạt hành vi vi phạm hành chính hiện nay chưa có hình phạt là lao động công ích. Người dân chưa quen với việc bị phạt lao động công ích. Do vậy, nếu không làm tốt công tác tuyên truyền mà quy định có hiệu lực ngay thì người vi phạm sẽ không thực hiện được.
Điều thứ hai, quy định cưỡng chế đối với người vi phạm thế nào cần phải làm rõ, nếu chỉ chung chung sẽ rất khó thực hiện. Ví dụ, thời gian đầu pháp luật có thể quy định người vi phạm được lựa chọn hình thức xử phạt, như: phạt tiền hoặc lao động công ích. Vi phạm nghiêm trọng có thể vừa phạt tiền (hình phạt chính) vừa phạt lao động (hình phạt bổ sung).
Cuối cùng là, cần quy định chế tài xử lý nếu người vi phạm cố tình không lao động công ích. Nếu không có thể chế tài hoặc chế tài không đủ sức răn đe thì quy định phạt lao động công ích sẽ không phát huy hiệu lực.
Dĩ nhiên tất cả đang trong thời gian đề xuất. Chúng ta rất mong rằng, luật pháp giao thông đường bộ đang dần được cải tiến mới phù hợp cho xã hội hơn. Tính thuyết phục và tính răn đe giúp người tham gia giao thông ý thức được hành vi của mình.
Cứ phải đưa vào bộ luật hình sự thì mới được. Giam bằng lái, giam xe trước thời gian chờ tòa. Phạt từ và lao động công ích thì mới giảm được tình trạng lái xe có nồng độ cồn trong người. Việt Nam giờ có rất nhiều xe Taxi truyền thống lẫn công nghệ nên rất dễ đón. Có tiền ăn nhậu sẽ có tiền đi taxi hoặc thuê khách sạn để ngủ cho đến khi tỉnh táo. Còn hậu quả xảy ra thì không thể sửa chữa như ban đầu được.
► ĐĂNG KÝ NGAY KHÓA HỌC LÁI XE
TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO UY TÍN THIÊN TÂM TẠI TP HCM
ĐẶC BIỆT CHÚNG TÔI CÓ HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ HỒ SƠ TẠI NHÀ
HOTLINE: 0866.900.998 – 0866.900.992
VP1: 324 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP HCM
VP2: 2166 Quảng Lộc, Quảng Tiến, Trảng Bom, Đồng Nai (Đối diện chợ Quảng Biên)