Chào luật sư Tư vấn, theo tôi biết thì có rất nhiều biển báo cấm. Tuy nhiên, tôi không biết vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển? Trường hợp tôi điều khiển xe ô tô tải nhưng đi vào biển cấm xe tải thì bị xử phạt thế nào? Trường hợp điều khiển xe khi đang bị tước giấy phép lái xe thì bị phạt không?
Thứ nhất, quy định về vị trí đặt biển báo cấm và hướng hiệu lực của biểnCăn cứ vào Điều 30 Quy chuẩn 41/2016 vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển báo cấm được xác định như sau:
Về vị trí đặt biển báo cấm:Theo quy định; biển báo cấm được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm.
Về hướng hiệu lực của biển báo cấm:Biển báo sẽ có hiệu lực bắt đầu từ:
+) vị trí đặt biển trở đi;
+) nếu biển phải đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ số S.5002 để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.
+) Các biển báo cấm từ biển số P.101 đến biển số P.120 không cần quy định phạm vi có hiệu lực của biển; không có biển báo hết cấm.
+) Biển số P.121 và biển số P.128 có hiệu lực đến hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số 501; hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”.
+) Biển số P.123 (a,b) và biển số P.129 có hiệu lực tại vị trí cắm biển.
+) Biển số P.124 (a,b,c,d) có hiệu lực ở vị trí nơi đường giao nhau; chỗ mở dải phân cách nhưng không cho phép quay đầu xe hoặc căn cứ vào biển phụ số S.503.
+) Biển số P.125, P.126; P.127(a,b,c,d); P.130, P.131 (a,b,c) có hiệu lực đến nơi đường giao nhau tiếp giáp; hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số DP.133, DP.134, DP.135). Các biển số P.130 và P.131 (a,b,c) còn căn cứ vào các biển phụ số S.503 (a,b,c,d,e,f).
+) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau biển cấm phải được nhắc lại đặt ngay phía sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển cấm. Nếu không có biển nhắc lại, biển cấm được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Thứ hai, quy định về việc xử phạt lỗi điều khiển tải đi vào đường đặt biển cấm xe tảiCăn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP:
” Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm h, Điểm i Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 4; Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Theo đó, với lỗi điều khiển xe đi vào đường cấm thì bạn bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
Thứ ba, về hành vi lái xe trong thời hạn bị tước Giấy phép lái xeCăn cứ theo Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 , quy định như sau:
“Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Ngoài ra, căn cứ Khoản 4 Điều 77 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, quy định như sau:
“Điều 77. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Theo quy định này, bạn sẽ không được lái xe trong thời hạn bị tước Giấy phép lái xe. Nếu bạn vi phạm và bị người có thẩm quyền kiểm tra, bạn sẽ bị phạt với lỗi không có Giấy phép lái xe.
Tổng đài tư vấn dịch vụ về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô khi không có Giấy phép lái xeCăn cứ điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”
Bên cạnh đó căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;”
Như vậy, với lỗi không có giấy phép lái xe bạn bị xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.