Giáo án lớp 1 Môn An toàn giao thông
Bài 1:
GIAO THÔNG VÀ CÁC LOẠI ĐƯỜNG GIAO THÔNG
YÊU CẦU:
Học sinh hiểu được tầm quan trọng của giao thông trong đời sống hằng ngày.
Học sinh biết được các loại đường giao thông và đặc điểm của từng loại đường giao thông của nước ta.
Học sinh nhận biết được các loại đường giao thông chính trong thực tế, trên phim ảnh và trên bản đồ.
CHUẨN BỊ
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động 1:
Giáo viên vào bài: hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu chương trình học tập về trật tự, an toàn giao thông. Trước khi nói về an toàn giao thông chúng ta cần có những hiểu biết tối thiểu về "giao thông và các loại đường giao thông". Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem giao thông là gì?
Hỏi: hệ thống giao thông vận tải bao gồm những loại hình giao thông gì?
Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học (bản đồ hệ thống giao thông vận tải)giúp học sinh nhận biết 4 loại hình giao thông vận tải.
Hỏi: theo em, hệ thống giao thông vận tải có vai trò như thế nào với con người?
Giáo viên tóm tắt ý kiến học sinh và nhấn mạnh nội dung nêu ở mục I SGK
Hoạt động 2:
Giáo viên nêu yêu cầu làm việc và gợi ý (nếu cần): từng học sinh tự đọc bài ở đoạn tương ứng để trả lời câu hỏi: mạng lưới đường bộ của nước ta bao gồm những loại nào và có đặc điểm chung ra sao?
Các nhóm trao đổi ý kiến.
Mỗi nhóm cử 1 học sinh trình bày ý kiến chung. Giáo viên sử dụng các H1b,1c và ảnh sưu tầm được (nếu có) nhắc lại ý đầy đủ như trong bài để giải thích, sau đó chốt lại ở một số nội dung cơ bản (để trả lời cho câu hỏi)
Hoạt động 3: (tương ứng với câu hỏi 3)
Thực hiện như hoạt động 1.
Hoạt động 4: (tương ứng với câu hỏi 4)
Thực hiện tương tự như hoạt động 1.
Hoạt động 5: (củng cố)
Cho 1 học sinh đọc phần tóm tắt trong bài, gấp SGK tự nhắc lại bằng ngôn ngữ bản thân. Chỉ định tiếp 1-2 học sinh khác nhắc lại
Giáo viên động viên khích lệ lớp học
Bài 2:
CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
VÀ TÁC DỤNG CỦA CHÚNG
YÊU CẦU:
Học sinh biết được:
Các hình thức, các loại phương tiện mà con người dùng làm phương tiện giao thông (chuyên chở người, hàng hoá, động vật)
Tác dụng, ảnh hưởng (đặc điểm thuận tiện và không thuận tiện) của từng loại phương tiện giao thông.
Kể được các loại phương tiện giao thông.
Nhận biết các loại phương tiện giao thông.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Hình ảnh về các phương tiện giao thông (càng nhiều càng tốt, nên sắp xếp, chọn lọc và tập hợp thành 4 nhóm như trong bài) phương tiện nào thiếu ảnh chụp có thể vẽ sơ lược tượng trưng.
Học sinh: sưu tầm hình ảnh về các phương tiện giao thông.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động 1:
Giáo viên hệ thống, kết luận lại.
2-3 học sinh nhắc lại ý đúng.
Hoạt động 2:
Dùng các hình ảnh có được, kể tên và minh hoạ (nếu có) các phương tiện giao thông cụ thể trong nhóm. Kể nhanh tác dụng, ảnh hưởng của mỗi phương tiện cụ thể.
Học sinh, đại diện từng nhóm kể nhanh về các phương tiện cụ thể: nhận biết trên bảng tranh của lớp hoặc minh hoạ bằng các hình ảnh của nhóm, học sinh khác bổ sung thêm. Cuối cùng giáo viên hệ thống lại, cho 2-3 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3:
Các nhóm trao đổi theo gợi ý: vai trò chung của các phương tiện giao thông với đời sống con người là gì? Các phương tiện thô sơ có vai trò và ảnh hưởng thế nào? Chiều hướng phát triển của những loại phương tiện hiện đại là gì? (cơ giới tự đông, nhanh hơn, mạnh hơn, chở nhiều hơn, chuyên hoá và tiện lợi hơn. Tuy nhiên đầu tư tốn kém hơn và dễ ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Hoạt động 4:
Giáo viên chia lớp thành 2 đội để thi đua.
Hai đội lần lượt cử người lên để nhận biết, kể tên các phương tiện giao thông dán trên 4 bảng tranh của giáo viên (mục tiêu: kể hết, chỉ đúng, thời gian ngắn).
Giáo viên ghi kết quả cho từng người của 2 đội (số phương tiện kể đúng, chỉ đúng, thời gian để kể hết).
Tuyên dương đội chỉ đúng, chỉ đủ và chỉ nhanh
ĐỘI 1
ĐỘI 2
A
B
C
D
X
Y
Z
Q
Bài 3:
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
YÊU CẦU:
Học sinh hiểu được:
những qui định đi trên đường bộ (đối với người đi bộ, người điều khiển xe đạp) và đi trên các phương tiện giao thông khác.
nhiệm vụ của học sinh là phải thực hiện những quy tắc về giao thông và xây dựng thói quen thực hiện đúng luật giao thông.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
H3a: 4 bản tập hợp những biển báo giao thông trên đường cần biết (biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn). các biển váo cần vẽ đúng màu sắc
H3b: 4 loại vạch kẻ đường cần biết (đúng màu sắc)
H3c: các loại đèn hiệu (đúng màu sắc)
H3d: sơ đồ các tình huống có thể xảy ra với người đi bộ
H3e: sơ đồ các tình huống có thể xảy ra với người đi xe đạp
H3g,h,i: những hình ảnh đúng và sai của những người đi bộ, lái xe và đi trên các phương tiện giao thông.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP (tiết 1):
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài:
Giáo viên giới hạn nội dung bài: có những qui định danh cho người đi mô tô, xe máy, người lái xe điện và các loại xe cơ giới khác. Tuy nhiên, học sinh tiểu học chưa được điều khiển các phương tiện giao thông trên. Có 3 trường hợp học sinh tiểu học cần phải quan tâm, hiểu biết và thực hiện tốt, đó là những qui tắc dành cho người đi bộ, người đi (điều khiển) xe đạp và người đi trên các phương tiện giao thông đường bộ,
Giáo viên nêu vấn đề: chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các qui định trong từng trường hợp.
Hoạt động 2:
Khi đi bộ cần tuân theo quy định nào (khi đi trên đường có vỉa hè hoặc không có vỉa hè, khi qua đường, khi vượt qua ngã tư, khi có em nhỏ, khi mang vác cồng kềnh, khi vượt đường sắt và khi đi cả đoàn đông người)
Khi đi xe đạp cần tuân theo những qui định nào? (ở tuổi nào được đi xe, xe phải đảm bảo như thế nào, việc chở người, cách đi,khi đi từ ngõ ra, khi đi cùng nhiều bạn,khi muốn dừng, muốn rẽ, khi đi qua ngã tư có đèn hiệu, có vòng xuyến hoặc bục cảnh sát)
Khi đi trên các phương tiện giao thông: ngồi sau xe, trên xích lô, trên ô tô, khi lên xe xuống xe
Hoạt động 3:
Thi phát hiện những tình huống đúng sai (chia 2 nửa lớp để thi). Nêu rõ đúng sai và lý do vì sao- sử dụng
H3d với những người đi bộ
H3e với những người đi xe đạp
H3g đi bộ
H3h đi xe đạp
H3i đi xe ô tô
Giáo viên nhận xét, đánh giá nhận thức của học sinh
Hoạt động 4:
Em đã nhìn thấy trên đường có những biển báo thuộc loại biển báo giao thông chua? Ví dụ em đã thấy những biển nào? (vị trí đặt biển, đặc điểm của biển, ý nghĩa của biển).
Ai biết người ta đã chia những biển ấy thành các loại như thế nào?
Giáo viên kết luận và cho 2-3 học sinh nhắc lại
Sau đó nhắc nhở:
Giờ sau sẽ tìm hiểu cụ thể về các loại biển báo và các vạch kẻ trên đường.
Hãy tranh thủ tìm hiểu trước ý nghĩa của các biển báo hay gặp.
Hoạt động 5:
Dùng h3a' (phần biển báo nguy hiểm)
Giáo viên và học sinh quan sát "một số biển báo thuộc loại biển báo nguy hiểm" và hỏi học sinh.
Quan sát và nhận xét xem các biển này có những đặc điểm chung như thế nào (hình dạng, màu sắc)
Em đã hiểu được nội dung của những biển báo nào? Giáo viên có thể đánh dấu các biển báo mà học sinh đã hiểu đúng và hỏi tiếp: em nào hiểu được ý nghĩa của những biển báo khác nữa? Giáo viên giới thiệu những biển còn lại.
Tóm lại, từ các ý nghĩa riêng lẻ, ta có thể nói chung như thế nào về ý nghĩa của các biển báo nguy hiểm.
Hoạt động 6,7,8:
Với 3 loại biển báo còn lại cũng thực hiện như hành động 5.
Hoạt động 9:
Giáo viên cho học sinh xem hình 3b và hỏi:
Các em đã thấy những loại vạch nào trong số này? Em thấy ở đâu và em hiểu ý nghĩa của nó như thế nào?
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu ý nghĩa của các vạch mà học sinh chưa biết
Cho học sinh nhắc lại ý nghĩa của từng loại vạch trong bảng.
Giáo viên có thể nói qua về ý nghĩa chung của các loại vạch
Hoạt động 10
Sử dụng h3c (giáo viên cho học sinh xem và hỏi)
Ý nghĩa của các loại đèn hiệu này là gì?
Cho học sinh nhắc lại.
THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN:
Cuối bài, giáo viên nhắc nhở học sinh học thuộc các biển báo, đèn hiệu và và các vạch kẻ trên đường. Các nhóm học tập theo địa dư hoặc các nhóm ở lớp (cùng bàn) trao đổi, kiểm tra thi với nhau xem ai nhớ nhiều, nhớ nhanh.
Các giờ sinh hoạt ngoại khoá cũng có thể tổ chức các cuộc thi để ôn tập củng cố.
Thi kể đúng, đủ, nhanh theo bảng tâp hợp
Bắt thăm từng biển hiệu và giải thích ngay ý nghĩa của những biển hiệu ấy (cắt trong bảng và bỏ trong phong bì)
Bài 4:
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY
YÊU CẦU:
Học sinh có nhận thức ban đầu về những quy định đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường thuỷ.
Học sinh biết được mọi người đều phải tuân theo các quy định về giao thông để giữ an toàn cho mình và cho cộng đồng.
Học sinh nhớ được những quy định giao thông đường sắt, đường thuỷ gần gũi với đời sống hằng ngày.
CHUẨN BỊ
Đồ dùng dạy học: có thể phóng to hình 1 bài 4 sách học sinh, hình 7 bài 4 sách học sinh.
Tìm thêm những liên hệ thực tế về giao thông đường sắt, đường thuỷ phù hợp với địa phương mình (những tai nạn, những vi phạm quy tắc giao thông, những gương sáng về bảovệ an toàn giao thông)
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Dạy bài mới
Những qui định về trật tự an toàn giao thông đường sắt
Hoạt động 1:
Khai thác hình 1 (lược đồ đường sắt Việt Nam); hướng dẫn học sinh quan sát để nhận ra: đường sắt nước ta nối nhiều miền đất nước, là lợi ích của đất nước, là cầu nối niềm vui của mọi người
Khai thác hình 3 "giấc mơ hãi hùng"
Giúp học sinh quan sát hình 3 (sách học sinh), cho học sinh trao đổi ý kiến để phát hiện những hành động sai trái, vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường sắt. Giáo viên kết luận thành 7 điều nghiêm cấm vi phạm an toàn giao thông đường sắt (từ mục a đến mục h)
Giáo viên phải giải thích thêm về tác hại nghiêm trọng của những hành động vi phạm quy tắc; vì thế bức tranh có tên là "giấc mơ hãi hùng"
Hoạt động 2:
Giáo viên cho học sinh quan sát các biển báo về an toàn giao thông đường sắt. giáo viên giải thích ý nghĩa của các biển báo đó. Cho học sinh nhắc lại.
Những qui định về trật tự an toàn giao thông đường thủy
Hoạt động 1:
Khai thác hình 5 (sách học sinh) rồi kết luận về các ý:
Nước ta có bờ biển, sông ngòi, kênh rạch, hồ đầm thuận tiện cho giao thông đường thuỷ
Giao thông đường thuỷ có nhiều ích lợi
Hoạt động 2:
Thông báo nội dung hai quy định cần nhớ đối với học sinh lớp 1 a và b
Đặc biệt nhấn mạnh quy tắc (b) " các em không được điều khiển tàu thuyền. Khi đi tàu thuyền, em phải đứng ngồi đúng chỗ, có trật tự"
Giáo viên cho học sinh trao đổi để liên hệ với thực tế địa phương, thực tế học sinh (mặt tốt và mặt xấu).
Hoạt động 3:
Giáo viên đọc và giải thích ngắn gọn câu ca dao cổ nêu trong bài :từ ngày xưa tổ tiên chúng ta đã răn dạy con cháu phải hết sức cẩn thận khi đi lại trên sông nước. Người xưa đã sớm nhận ra những điều nguy hiểm khi gần sông nước.
Củng cố:
Sử dụng một số trong 5 câu hỏi cuối bài để nhắc lại nội dung chính của bài. Đáng chú ý các câu hỏi số 2, số 3 và số 4.