TỔNG HỢP CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CẤM XE TẢI Ở HÀ NỘI NĂM 2020

Hiện nay tình trạng ùn tắc giao thông là một trong những điều nhức nhối của người người dân Hà Nội. Chính vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông. Sở giao thông Vận tải thành phố Hà Nội đã có những quy định về các tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được các tuyến đường đó khi tham gia giao thông.

Hà nội tiếp tục cấm taxi, xe hợp đồng trên 10 tuyến phố để giảm ùn tắc (cập nhật 16/9/2020)

Cụ thể Hà Nội sẽ khôi phục biển cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ trên các tuyến đường: Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Khâm Thiên, Hàng Bài, Hai Bà Trưng, Phủ Doãn (hướng Hàng Bông – Tràng Thi), Trần Hưng Đạo (đoạn từ Trần Khánh Dư đến Trần Thánh Tông từ 6h đến 19h) đường Nguyễn Văn Cừ đoạn từ ngã 3 Hồng Tiến – Nguyễn Văn Cừ đến cầu Chương Dương và trên cầu Chương Dương (chiều quận Long Biên đi quận Hoàn Kiếm) vào giờ cao điểm sáng (6h-9h).

I. Các tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội năm 2020 bao gồm những tuyến đường nào?

Vận tải Phi Long sẽ tổng hợp 22 tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội tính đến thời điểm hiện tại:

Cát Linh: Cấm chiều từ Khách sạn Horizon ra Văn Miếu

Hàng Đậu: Cấm chiều từ Trần Quang Khải vào

Hoàng Ngọc Phách: Cấm chiều từ Nguyên Hồng ra Láng Hạ

Trung Liệt: Cấm chiều từ Đặng Tiến Đông ra Thái Hà

Hoàng Hoa Thám: Cấm một chiều từ Phan Đình Phùng ra Lạc Long Quân

Thuỵ Khuê: Cấm chiều từ ngã ba Bưởi ra đường Thanh Niên

Hùng Vương: Cấm đoạn đi qua Lăng Bác

Thuốc Bắc: Cấm một chiều từ Hàng Mã ra Hàng Thiếc

Trương Định: Cấm chiều từ ngã tư Chợ Mơ đi Giải Phóng

Vũ Ngọc Phan: Cấm rẽ trái từ Láng Hạ vào

Thanh Nhàn: Cấm từ cầu Lạc Trung – Bạch Mai

Nguyễn Thượng Hiền: Cấm từ ngã ba Trần Bình Trọng đến ngã tư Khâm Thiên – Lê Duẩn

Đội Cấn: Cấm một chiều đi từ phía Lăng Bác

Đại La: Cấm chiều từ Phố Vọng đến Bạch Mai

Nguyễn Công Trứ: Cấm từ Tăng Bạt Hổ đến Phố Huế

Hà Trung – Ngõ Trạm: Cấm chiều từ Chợ Hàng Da đến Phùng Hưng

Nguyễn Tuân: Cấm đoạn từ Láng Hạ sang Nguyễn Trãi

Nguyễn Huy Tự: Cấm chiều từ Yersin

Lê Quý Đôn: Cấm chiều ngược lại từ Trần Khánh Dư vào

Lê Đại Hành: Cấm một chiều ô tô đoạn đâm ra Đại Cồ Việt

Trung Liệt: Cầm từ Thái Thịnh ra Thái Hà

Thụy Khuê: Cấm chiều từ Bưởi về Hồ Tây.

II. Quy định về giờ cấm xe tải tại Hà Nội

Ngoài các tuyến đường cấm, Sở GTVT Thành phố Hà Nội cũng quy định cụ thể về thời gian CẤM HOẠT ĐỘNG đối với các loại xe từ 1 tấn. Cụ thể:

Đối với các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn: Cấm hoạt động trong giờ cao điểm.

Đối với các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng từ trên 1,25 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công: Chỉ được phép lưu hành từ 21h00 đến 6h00 sáng ngày hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với các loại xe ô tô vận tải có tải trọng trên 2,5 tấn, các loại xe máy thi công, xe vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng: Cấm hoạt động từ 6h00 đến 21h00 hàng ngày.

Các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ xe trên 10 tấn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe máy thi công chỉ được hoạt động từ 21h00 đến 6h00 sáng hôm sau và phải có giấy phép lưu hành đặc biệt.

Xe vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí bằng đường bộ; Xe chở tiền, vàng bạc, ngoại tệ: Được phép hoạt động 24h/24h hàng ngày.

Các loại xe cắt sửa cây, xe tưới nước rửa đường, xe hút bụi, xe hút bùn, xe vận chuyển bùn phục vụ thoát nước, xe và máy sửa chữa cầu đường, xe nâng đưa người làm việc trên cao: Được hoạt động trên các đường phố trừ giờ cao điểm

Xe chở thực phẩm tươi sống; xe chở rau, quả có trọng lượng toàn bộ xe đến 2,5 tấn. Được hoạt động trên các đường phố, trừ giờ cao điểm.Xe chở rau an toàn (RAT) được phép hoạt động 24/24h theo quy định của Thành phố.

III. Các loại biển báo chỉ đường cấm xe tải

Khi lưu thông trên đường, bạn cần để ý biển báo cấm xe tải ở đầu đường bên phải. Ngoài ra, một số tuyến phố tại Hà Nội có biển báo cấm xe tải theo giờ. Bạn cần chú ý để không vi phạm quy định giao thông.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ đã ban hành. Kèm theo Thông tư 54 ngày 31/12/2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020. Quy định nhóm biển báo cấm là nhóm biển mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng. Trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen.

Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm) với tên các biển như sau:

Biển số P.101: Đường cấm; báo đường cấm các loại phương tiện đi lại cả hai hướng. Trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển số P.106a: báo đường cấm các loại xe ô tô tải. Trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Theo quy định QCVN 41 2016/BGTVT thì tất cả xe con xe bán tải, xe tải. Có tải trọng chuyên chở nhỏ hơn 1500kg được phép di chuyển vào phố cấm. Tuy nhiên mới đây bộ giao thông vận tải. Đã đưa ra một quy chuẩn mới về xe con và xe tải áp dụng từ ngày 1/7/2020.

Xe ô tô con là xe ô tô được xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật. Và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Để chở người không quá 9 người kể cả lái xe.

Xe bán tải (pickup), xe tải Van: có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg. Xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400kg được xem là xe con.

Xe tải: là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa. Bao gồm ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc. Và các loại xe Pick up, xe tải van có khối lượng chuyên chở từ 950kg trở lên.

Như vậy từ 1/7/2020 tất cà những mẫu xe tải nhỏ của Thaco KIA,VEAM, JAC… Từ 950kg đến dưới 1500kg sẽ không được coi là xe con. Và không được vào phố cấm tại Hà Nội trong giờ cao điểm nữa.

Căn cứ theo quy định trên và theo hệ thống biển báo hiệu đường bộ. Biển P.106a là biển cấm xe tải sẽ chính thức áp dụng. Với tất cả các loại xe tải và xe Pickup, xe tải Van. Có khối lượng chuyên chở trên 950 kg kể từ 1/7/2020. Các chủ sở hữu phương tiện cần nắm rõ quy định này. Để tham gia giao thông đúng quy định.

V. Luật cấm xe tải vào thành phố Hà Nội

Để được phép lưu thông qua những tuyến phố cấm này. Bạn cần xin được giấy phép và phố cấm. Nếu không có loại giấy phép này và tự ý di chuyển vào các tuyến phố trên. Bạn sẽ bị phạt hành chính theo Khoản 4 – Điều 5, Nghị định Số: 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể mức phạt như sau: Nếu vi phạm biển cấm, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1200.000 đồng . Nếu đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều. Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 5. Và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Cùng đó, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm. Sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung. Là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.

Holine: Phi Long: 0963.63.5767.

Vận tải Phi Long kính chúc các bác tài vững tin tay lái!