Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7679:2007 (ISO 6155 : 1998) về Máy công cụ

TCVN 7679 : 2007 ISO 6155 : 1998

MÁY CÔNG CỤ – ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỐI VỚI MÁY TIỆN RƠ VÔN VE CÓ TRỤC CHÍNH NẰM NGANG VÀ MÁY TIỆN TỰ ĐỘNG MỘT TRỤC CHÍNH – KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC

Machine tools – Test conditions for horizotal spidle turret and single spidle automatic lathes – Testing of the accuracy Lời nói đầu

TCVN 7679 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 6155 : 1998.

TCVN 7679 : 2007 do Ban kỹ thuật TCVN/TC39 – Máy công cụ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố .

MÁY CÔNG CỤ – ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỐI VỚI MÁY TIỆN RƠ VÔN VE CÓ TRỤC CHÍNH NẰM NGANG VÀ MÁY TIỆN TỰ ĐỘNG MỘT TRỤC CHÍNH – KIỂM ĐỘ CHÍNH XÁC Machine tools – Test conditions for horizotal spidle turret and single spidle automatic lathes – Testing of the accuracy 1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phép kiểm hình học, kiểm gia công, kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của các trục điều khiển số thông dụng và độ chính xác của máy tiện tự động một trục chính và máy tiện rơ vôn ve có tham chiếu các tiêu chuẩn TCVN 7011-1, TCVN 7011-2. Tiêu chuẩn này quy định dung sai áp dụng được, tương ứng với các phép kiểm nêu trên.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho máy tiện có đầu rơ vôn ve lắp nhiều dao. Đầu rơ vôn ve có thể được định vị bằng tay, bán tự động bằng chuyển động của bàn trượt rơ vôn ve hoặc định vị tự động nhờ điều khiển độc lập bao gồm cả điều khiển số. Tiêu chuẩn này áp dụng cho cả các loại máy tiện điều khiển số nhưng không áp dụng cho máy tiện có ụ đứng trượt.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng để kiểm độ chính xác của máy, không áp dụng để kiểm vận hành máy (độ rung, độ ồn bất thường, chuyển động dính trượt của các bộ phận, v. v…) và cũng không kiểm các đặc tính của máy (tốc độ trục chính, tốc độ tiến, v. v…) vì những đặc tính trên thường được kiểm trước khi kiểm độ chính xác.

TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1: 1996), Quy tắc kiểm máy công cụ. Độ chính xác hình học của máy khi vận hành trong điều kiện không tải hoặc gia công tinh.

TCVN 7011-2:2007 (ISO 230-2:2002), Quy tắc kiểm máy công cụ. Xác định độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của các trục điều khiển số.

ISO 1101:2004, Geometrical product specification – Geometrical tolerancing (GPS) – Generalities, definitions, symbols, indicationon drawings. (Đặc tính sản phẩm của hình học – Dung sai hình học – khái niệm, định nghĩa, kí hiệu chỉ dẫn trên bản vẽ).

ISO 3442-1991, Self centering chucks for machine tools with two – Piece jaws (Tongue and goove type) – Size for interchangeability and acceptance test specifications. (Mâm cặp hai chấu tự định tâm dùng cho máy công cụ (kiểu then và rãnh) – Kích thước lắp lẫn và các đặc tính kiểm nghiệm thu).

Hình 1 – Máy tiện dạng tời

Hình 2 – Máy tiện rơ vôn ve

Hình 3 – Máy tiện rơ vôn ve kết hợp

Hình 4 – Máy tiện rơ vôn ve tiến dao ngang

Hình 5 – Máy tiện tự động một trục chính

Hình 6 – Máy tiện có đầu rơ vôn ve kiểu tịnh tiến

Tất cả các loại máy tiện này được sản xuất với các hình dạng đầu rơ vôn ve khác nhau. Phần lớn các loại đầu rơ vôn ve thông dụng được thiết kế theo kiểu A, B, C (xem Hình 7) và kiểu D, được mô tả như sau:

Đầu rơ vôn ve tròn hoặc nhiều cạnh có đường tâm quay cắt đường tâm trục chính gia công. Bất kỳ trường hợp nào đường tâm của đầu rơ vôn ve có vuông góc với đường tâm của trục chính gia công hay không thì đường tâm của mỗi lỗ rơ vôn ve phải nằm thẳng hàng với đường tâm của trục chính gia công trong vị trí gia công. Dụng cụ phải được đặt trong lỗ hoặc hốc, gắn liền với mặt đầu rơ vôn ve phẳng hoặc được định vị và kẹp trên lỗ của chính nó.

: Đầu rơ vôn ve nhiều cạnh có đường tâm quay không cắt đường tâm trục chính làm việc song song hoặc vuông góc với nó. Đầu kẹp dụng cụ chuyên dùng cần được lắp hoặc được định vị trên các cạnh của đầu rơ vôn ve.

: Đầu rơ vôn ve tròn (kiểu trống hoặc đĩa) có trục quay song song với đường tâm trục chính gia công. Dụng cụ phải được đặt trong lỗ của đầu rơ vôn ve và đường tâm này được phân bố sao cho thẳng hàng với đường tâm của trục chính.

: Đầu rơ vôn ve thẳng (không quay) có dụng cụ lắp trên bàn trượt ngang. Dụng cụ cần thiết được đưa đến vị trí gia công bằng sự chuyển động của bàn trượt ngang (Xem Hình 6).

Kiểu A

Kiểu B

Kiểu C Hình 7 – Các dạng khác nhau của đầu rơ vôn ve 4. Phạm vi kích thước máy

Máy được phân loại theo ba cỡ kích thước dựa trên tiêu chuẩn ghi trên Bảng 1

Bảng 1 Tiêu chuẩn và cỡ kích thước 5. Quy định chung 5.1. Đơn vị đo

Trong tiêu chuẩn này toàn bộ kích thước dài, sai lệch và dung sai tương ứng được tính bằng milimét, kích thước góc tính bằng độ, sai lệch góc và dung sai tương ứng biểu thị bằng tỷ số, trong một số trường hợp có thể được sử dụng mico-radian hoặc cung dây với mục đích để rõ ràng hơn.

5.2. Tham chiếu TCVN 7011-1

Để áp dụng tiêu chuẩn này phải tham khảo tiêu chuẩn TCVN 7011-1 đặc biệt là việc lắp đặt trước khi kiểm, làm nóng trục chính và các bộ phận chuyển động khác, mô tả phương pháp đo và độ chính xác của dụng cụ kiểm.

5.3. Trình tự kiểm

Trình tự kiểm trong tiêu chuẩn này không xác định thứ tự kiểm thực tế. Để tiến hành lắp đặt dụng cụ đo hoặc đầu đo một cách dễ dàng, phép kiểm có thể được tiến hành theo bất kỳ một trình tự nào.

5.5. Dụng cụ đo

Dụng cụ đo được chỉ dẫn trong các phép kiểm của tiêu chuẩn này chỉ là ví dụ. Có thể sử dụng các dụng cụ đo khác có cùng đại lượng đo và độ chính xác. Đồng hồ so phải có độ chính xác là 0,001 mm hoặc nhỏ hơn.

5.6. Kiểm gia công

Kiểm gia công chỉ tiến hành với gia công tinh, không kiểm khi gia công thô vì có khả năng tạo ra lực cắt đáng kể.

5.7. Lấy thăng bằng máy

Trước khi kiểm máy, phải lấy thăng bằng máy theo hướng dẫn của nhà cung cấp /nhà sản xuất (xem 3.1.1 của TCVN 7011-1)

6. Kiểm hình học 6.1. Trục chính làm việc

Quan sát và tham chiếu tiêu chuẩn TCVN 7011-1

Lực F, được quy định bởi nhà cung cấp/nhà sản xuất máy, phải tác động vào đầu trục chính. Khi sử dụng các ổ trục chịu tải trọng đặt trước thì không cần phải tác động lực vào trục chính.

Khi bề mặt là côn thì đầu đo của đồng hồ so phải vuông góc với bề mặt côn.

b) 5.6.2.2.1 và 5.6.2.2.2;

Mặt mút trục chính có thể ở đầu trục chính c’ ) tùy thuộc vào kết cấu máy

Đối tượng

Kiểm độ đảo hướng kính của lỗ côn trong đầu trục chính (dùng cho các lỗ côn kéo ngược):

1) Sử dụng một trục kiểm đặc biệt

a) Trên đầu trục chính ;

b) Trên khoảng cách mm.

Phương án lựa chọn khác:

2) Bằng tiếp xúc trực tiếp

a) Mặt côn tựa trước;

b) Phần lỗ trụ sau (liên hợp).

Kiểm độ đảo hướng kính của mặt tựa trong của bạc có lỗ côn định tâm lắp trong đầu trục chính (dùng cho bạc côn có áo côn kín):

1) Sử dụng một trục kiểm đặc biệt

a) Trên đầu trục chính;

b) Trên khoảng cách mm.

Phương án lựa chọn khác

2) Bằng tiếp xúc trực tiếp

a) Mặt côn tựa trước;

b) Phần lỗ trụ sau (liên hợp);

c) Bề mặt trong của đai ốc.

6.2. Đế trượt 6.3. Trục chính

Đối tượng

Kiểm độ song song của chuyển động đầu rơ vôn ve trên băng máy (trục Z) so với đường tâm trục chính gia công:

a) Trong mặt phẳng nằm ngang;

b) Trong mặt phẳng thẳng đứng;

(Phép kiểm này chỉ áp dụng đối với máy tiện rơ vôn ve)

Quan sát và tham chiếu TCVN 7011-1

Trục kiểm phải được kẹp trong lỗ của đầu kẹp dụng cụ lắp trên đầu rơ vôn ve và đặt trên đường tâm trục chính. Đồng hồ so được lắp trên phần cố định của máy.

Khi đầu rơ vôn ve ở vị trí giữa của hành trình, vị trí của đồng hồ so tựa vào trục kiểm, lấy số đọc lần thứ nhất.

Quay đầu rơ vôn ve đi một vòng (360 độ) và dừng lại (theo vòng xoay tự động).

Lấy số đọc mới.

Phép kiểm được lặp lại ba lần tại mỗi vị trí của đầu rơ vôn ve.

Dung sai đo được xác định bằng hiệu số của số đọc lớn nhất và nhỏ nhất.

Quan sát và tham chiếu 6.4.2 của TCVN 7011-1

Căn mẫu phải được đặt vuông góc với đầu rơ vôn ve giống như một dụng cụ. Đồng hồ so được lắp trên phần cố định của máy. Lấy số đọc lần thứ nhất.

Đẩy đầu rơ vôn ve ngược lại dọc theo đường tâm vuông góc với hướng của đầu đo đồng hồ so.

Quay đầu rơ vôn ve đi một vòng (360 độ) và dừng lại, lấy số đọc mới.

Phép kiểm được lặp lại ít nhất ba lần tại mỗi vị trí của đầu rơ vôn ve.

Dung sai đo được xác định bằng hiệu số của số đọc lớn nhất và nhỏ nhất.

7. Kiểm gia công

Trụ kiểm được kẹp trong hoặc trên đầu trục chính bằng đầu rơ vôn ve với một mặt của đầu rơ vôn ve trên bàn trượt ngang.

Đối với phép kiểm c) khả năng lặp lại, phải gia công ít nhất là ba mẫu kiểm. Đầu rơ vôn ve phải được phân độ định vị đủ 360 0 trước khi gia công mẫu kiểm mới

Như một phương pháp lựa chọn khác, phép kiểm P1 c) có thể được tiến hành trên mẫu kiểm bậc với chiều dài cắt nhỏ nhất10mm.

Vật liệu của mẫu kiểm hoặc các loại mẫu kiểm, hình dạng và kiểu dụng cụ, tốc độ tiến, chiều sâu cắt và tốc độ cắt do nhà sản xuất/nhà cung cấp quy định.

l1

l2

Đối với các máy tiện phôi thanh

D = 0,8 x kích thước danh nghĩa của phôi thanh

L = 0,8 x hành trình cắt lớn nhất

Hoặc 2,5 x kích thước danh nghĩa của phôi thanh

(bất cứ giá trị nhỏ hơn giá trị của 150mm)

Đối với các máy tiện có mâm cặp:

D =0,3 x đường kính danh nghĩa của mâm cặp

(tăng đến giá trị lớn nhất 150mm)

L = 0,8 x hành trình cắt lớn nhất

Hoặc 0,8 x đường kính d anh nghĩa của mâm cặp nhỏ hơn giá trị 200mm.

CHÚ THÍCH: Khi lớn hơn100mm thì phải gia công thêm bậc giữa có kích thước lớn nhất là 40mm.

Cỡ

Cỡ 1 và cỡ 2

a)

Pan me và dụng cụ đo độ tròn

4.1 và 4.2

b)

Cỡ 0:

0,01 trên 50

Cỡ 1 và Cỡ 2:

0,02 trên 100

Nếu có nhiều hơn

hai dải trên mẫu kiểm thì dung sai giữa hai dải liền kề là 0,01

c)

lmax

Cỡ 0

50

Cỡ 1 và Cỡ 2

100

Dụng cụ đặc biệt có độ chính xác để kiểm

Ren được cắt ra phải cân đối, đẹp, không bị lỗi không bị vát và gợn sóng

8. Kiểm độ chính xác và khả năng lặp lại định vị bằng điều khiển số

Các phép kiểm này chỉ được áp dụng cho máy tiện rơ vôn ve có trục chính nằm ngang và máy tiện tự động một trục chính, cho các trục điều khiển số được định vị theo đường thẳng.

Để áp dụng các phép kiểm phải tham chiếu TCVN 7011-2, Đặc biệt đối với điều kiện môi trường, làm nóng máy, đánh giá và trình bày kết quả.

Giá trị đảo chiều trung bình B

0,004

0,005

0,006

Thước dài tiêu chuẩn hoặc trục của dụng cụ đo laze được đặt song song với trục dịch chuyển.

Về nguyên tắc, tốc độ tiến nhanh được sử dụng để định vị nhưng tốc độ tiến tuỳ chọn có thể được sử dụng theo sự thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà cung cấp/ nhà sản xuất.