Nhiều người, khi thấy ông lập “chúc ngôn” để lại di sản lớn của mình cho con, thì có ý nghi hoặc. Họ cho đó chỉ là động tác “Tự đánh bóng” tên tuổi của ông. Tôi không quan tâm nhiều về chuyện này, kể cả thực ra là vậy.
Ở đây, trong tư cách một nhà chuyên môn về tư vấn cho tuổi trưởng thành, tôi muốn trao đổi cùng ông và nhất là khách hàng của CLB, là bạn hữu của tôi vấn đề này theo 06 góc nhìn khác.
Thứ nhất: Lòng yêu thương con cái.Cho đến nay, chưa có điều luật nào hạn chế lòng yêu thương con cái của cha mẹ cả. Khuynh hướng tư tưởng của cha mẹ còn thể hiện ở việc muốn “di căn” lại cho con mình sự nghiệp của chính mình. Chuyện đó cũng thường. Ngay trong làng báo chí, tỉ lệ ký giả ký tên con mình dưới bài viết rất nhiều. Cùng lúc đó, rất nhiều người đặt tên con mình cho ngôi biệt thự mình đang xây hoặc đang ở. Có nhiều, rất nhiều người đặt tên con mình thành tên công ty do mình quản lý.
Khi làm việc ấy, ngoài tình cảm yêu thương, qúy mến và thiên hướng tốt đẹp về nghiệp sống dành cho con ra , thường có một điều rất thật là nhiều người nghĩ con cái mình sẽ kế tục sự nghiệp của mình.
Điều bình thường đó sẽ rất tốt nếu mọi việc tiến theo chiều THUẬN. Nghĩa là, khi bạn còn sống, minh mẫn và sự nghiệp của bạn vẫn vẻ vang, thịnh vượng cho đến lúc con bạn trưởng thành và một điều cốt tử nữa là chính nó cũng yêu mến cái sự nghiệp mà bạn định hướng cho nó.
Nó sẽ tốt nếu việc chuyển giao thế hệ này cùng lúc được tương thích bởi hàng loạt yếu tố nơi con bạn:
5- Sự đứng vững hay không trước những cám dỗ thường đến sớm hơn đứa trẻ khác khi nó có quá nhiều ưu thế. 6- Tâm lý thích hợp hay không thích hợp với cha. 7- Bản ngã, bản lĩnh cậu bé có thích hợp hay không với cương vị mà cha định “gán” cho nó. 8- Khả năng giữ tiền bạc. 9- Tầm nhìn, khả năng lãnh đạo người khác. 10- Những mâu thuẫn phát sinh khi cậu bé không giỏi hơn các thuộc cấp. 11- Những mâu thuẫn phát sinh khi lòng trung thành của cậu bé với chính cha cậu so với những thuộc cấp khác( chưa chắc cậu đã hơn người ngoài về khoản này). 12- Có chiến thắng được hay thất bại trước những thế lực hắc ám khi họ muốn chiếm đoạt địa vị, tiền bạc của cậu khi có điều kiện.Tạm liệt kê một loáng, đã có tới hơn chục “nháy” mà cái nào cũng nặng ký, cũng có khả năng dẫn thằng bé đến thiên đường hay địa ngục cả.
Tấm ảnh trên đầu bài, chụp một thanh niên Mỹ, có ăn học đàng hoàng, đang đi phát tờ rơi , một việc mà nhiều thanh niên Việt Nam ngại không làm có thể cũng là hệ quả của một trong mười hai “nháy” trên.
Tôi bắt đầu phân tích kỹ đoạn này bằng một câu chuyện của bạn tôi.
Ông làm trong ngành địa ốc. Từ hai bàn tay trắng, năm 1995 ông còn sang nhà tôi xin cái biển số xe cũ đã bỏ để đóng vào cái xe máy lậu ( xe Miên) để đi cho an toàn. Khoảng năm 2000 ông đã có biệt thự, xe hơi loại cao cấp, thường xuyên dùng bữa tại các nhà hàng nhiều sao, trong hộp name card có nhiều tấm của các VIP lớn nhỏ từ thành phố đến trung ương sau khi làm thành công vài “quả” mua đất nông nghiệp vùng ven, phân lô, bán nền.
Ông có hai đứa con, một trai một gái đến tuổi trưởng thành. ông quý các cháu như vàng và dành cho cháu nhiều ưu tiên, nhiều hứa hẹn.
Ông buộc các cháu tập nghề ông. Các cháu phải tập chạy chọt, biếu xén, lách luật. Các cháu phải tập xu phụ ai đó, phải tập để “sát” hay “ám” một sự nghiệp đồng đẳng cho họ “chết hẳn” để mình vươn lên.
Rủi cho ông, cả hai cháu không thích cái nghiệp này. cậu Q. “Giám đốc điều hành” con đầu ông, khi ấy khoảng 25 tuổi thích tự do phóng khoáng hơn, nó chỉ thích …lái xe và bí mật đi học lái xe. Sau này nó vượt hẳn vòng cương tỏa của cha, không làm “Giám đốc địa ốc” nữa mà đi lái xe tải lớn thuê cho người khác trên tuyến bắc nam. Nghề này có vẻ hợp. Thằng bé lái rất tốt, hệ số an toàn gần trăm phần trăm. Cháu Q. có một vốn nghề mà chủ hãng xe phải trọng và trả lương rất hậu là khả năng rèn luyện cho bạn lái cả tay nghề lái xe và kỹ năng “đọc” những diễn biến mặt đường. Một chuyến hàng lớn chạy từ Tiền Giang ra Lạng Sơn, nếu không biết “đọc” như cậu, khoản chi không tên có khi lên hàng dăm bảy triệu, nhiều khi phiền hơn. Nhưng nếu vận dụng kinh nghiệm của cậu, khoản này thụt xuống, chỉ còn lối một triệu. Sau này chủ hãng xem cậu như “giám đốc điều hành ” với mức lương 15 triệu, bằng hai cây vàng hồi đó.
Chái gái MQ thì chỉ thích làm cô giáo. Cháu học ngành mẫu giáo mầm non ra. Sau một hồi “thử lửa” với nghề của cha, cháu thấy ngán, cháu tìm cách đi dạy thuê cho người ta.
Ông bạn tôi rất giận và thất vọng vì cả hai đứa con, không đứa nào tiếp nhận thịnh tình của ông, lý tưởng và những mong muốn tốt đẹp nhất của ông. Ông tỏ ra bất mãn với con, không còn chú ý đến chúng. Có lúc ông ngầm mong chúng …sập tiệm, để phải quay về lạy dưới chân ông, để nhận những bổng lộc , những ưu thế của ông ban phát.
Mười lăm năm sau, năm 2010. Cậu Q con cả ông, lúc này đã lấy vợ. Vợ cậu có chút dấn vốn riêng và cậu cũng dành dụm được đôi tỷ, cộng thêm nguồn vay ngân hàng nay đã mở hãng xe riêng với mươi đầu xe hạng nặng chạy tuyến SG- Hà Nội, có năm, cậu kiếm được ba bốn tỷ bạc.
Cô con gái lúc này đã là hiệu trưởng của một “nhà trẻ VIP” nhà trẻ của cô giữ toàn các cháu ‘tầm cỡ”, có chọn lọc và có uy tín, lợi nhuận cũng khá. Chồng cô là một chức trách ở quận sở tại, anh rất yêu vợ và sự nghiệp của vợ. Cháu sinh sống rất hạnh phúc.
Ông bạn tôi bên địa ốc, sau ba vụ kiện cáo thua có thắng có, những chục tỷ cứ đội nón ra đi không trở lại. Lưng vốn khả quan nhất là cái chung cư 58 căn mới bán được một phần ba, các hộ đã mua cũng mới trả một phần ba tiền, nay “đóng băng” cùng đất nước, cùng trời đất. Mỗi ngày, khi mặt trời lặn, một triệu rưỡi tiền lãi ngân hàng xuất hiện trong số sách.
Ông gần như hụt hẫng, gần như không lối thoát và xuất hiện tâm lý bất đắc chí.
Khi ấy, khoảng năm 2009 cậu con trưởng từ Nha Trang về, cậu đề xuất ông chuyển hướng sang làm ăn với cậu con bên ngạch xe cộ.
Lúc đầu câu chuyện cũng gặp đôi nét trục trặc nhưng rồi cũng êm. Thực tế kinh doanh của cậu con đủ để thuyết phục ông bố.
Hai năm nay, theo con, ông đã dần thoát khỏi ảnh hưởng của sự nghiệp địa ốc của mình, công nợ trả gần hết.
Còn cô gái, cô cũng giúp bố bằng cách thuê lại của công ty ông một mảnh đất gần hai ngàn mét vuông, dạng đất “bán không ai mua, cho không ai nhận” vì nhiều ràng buộc phức tạp khác. Nay cô gái có quan hệ rất tốt với các chiến hữu bên khối ủy ban quận, họ tạo điều kiện cho “tạm sử dụng” có thời hạn vào mục đích xây dựng kiến trúc nhẹ, phục vụ cho giáo dục, giúp địa phương giải tỏa sức ép trường sở cho lứa mầm non. Thế là mỗi tháng ông có nguồn thu hai chục triệu từ con gái.
Có thể nói, để trở lại thời hoàng kim với ông, hơi khó nhưng nhờ con, ông đã thoát ra khỏi những năm tháng khó khăn, khủng hoảng nhất của đời mình, cái thời mà chỉ một tuần lễ, đầu ông đang xanh, tuổi mới 55 nay đã bạc trắng xóa.
Thưa ông Huỳnh Uy Dũng.Có rất nhiều điều để tư duy về việc này, nhưng câu chuyện tự nó đã nói lên nhiều vấn đề, tôi chỉ nói một nét nhỏ: Tôi xem tử vi cho cậu Q, con cả ông, thì “Tuần” đóng ở cung Thiên Di. Cậu này không thích hợp với công việc cố định. Với cậu, càng thay đổi, càng vận động, càng phát triển. Cậu thành công với nghề xe là như vậy. Nếu “trói” cậu ở văn phòng của cha, có thể là làm hại cậu ta. Đó là nội dung thuộc hệ “duy tâm” còn quy chiếu bên “duy vật” thì con ông, học vấn chưa qua phổ thông, tính tình thuộc dạng thẳng ruột ngựa, nếu buộc phải “cầm quyền” ở chỗ cha, coi chừng cũng là tiềm năng gây ra mẫu thuẫn với các đồng sự.
Trong một cặp cha con khác ở Quảng Nam cũng gần giống như cặp này thì có một nét khác là chiếu theo bát quái, tuổi cha và tuổi con kết lại được cái hệ quả “Họa hại” . Điều này thường thấy, nếu hợp tác với nhau, càng làm, càng hư hỏng , khó mà có kết cục nào tốt đẹp cả.
Trong nghề tư vấn của chúng tôi, việc tìm những yêu tố tự thân của đối tượng, khả năng thích hợp của nó với định hướng đi tới hay không luôn là một ưu tiên khi xem xét, tư vấn, hướng nghiệp cho các cháu. Nếu ta, vô tình hay hữu ý, loại bỏ tư duy này, không “dùng” căn bản này cũng có nghĩa là bất chấp một quy luật mà ở đời, không gì tệ hơn là làm trái các quy luật tự nhiên.
Khi ấy, “yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau”.
Cho nên, việc ông “định hướng” cho cậu Quý tử của ông sẽ năm giữ công ty Đại Nam, trước hết là …hơi sớm!.
( kỳ tới: Câu chuyện về hai chữ “Tâm phúc”)