BIỂN CHỈ DẪN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
Guidance signs for urban railways Lời nói đầu
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn đường sắt đô thị TCVN 12269:2018 do Ban soạn thảo được thành lập theo Quyết định số 921/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BIỂN CHỈ DẪN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Guidance Signs For Urban Railways
Tiêu chuẩn này quy định về biển chỉ dẫn cho đường sắt đô thị, bao gồm biển chỉ dẫn đặt bên ngoài nhà ga, trong khu vực sảnh chờ soát vé, tại khu vực cổng soát vé, trong khu vực sảnh chờ sau soát vé, trên khu vực ke ga và trên tàu.
Tiêu chuẩn này không quy định biển chỉ dẫn điện tử đặt trong phạm vi nhà ga đường sắt đô thị và trên tàu.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7887:2008: Màng phản quang dùng cho biển báo hiệu đường bộ.
TCVN 8092:2009: Ký hiệu đồ họa – Màu sắc an toàn và biển báo an toàn – Biển báo an toàn sử dụng ở nơi làm việc và nơi công cộng;
ISO 7001:2003: Graphical symbols – Safety colours and safety signs – Safety used in workplaces and public areas;
JIS Z8210: 2002: Biểu tượng thông tin công cộng;
ASTM E84: Vật liệu xây dựng, các tính năng đốt cháy bề mặt, thiết bị kiểm tra.
ASTM E2072-00: Standard Specification for Photoluminescent (Phosphorescent) Safety Markings – Tiêu chuẩn kỹ thuật cho các dấu hiệu phát quang an toàn (Phosphorescent)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.
3.2 Tuyến đường sắt đô thị là một tuyến trong mạng lưới đường sắt đô thị, có điểm đầu và điểm cuối, được ký hiệu dưới dạng chữ và số (sau đây gọi tắt là tuyến).
3.3 Nhà ga là nơi tàu dừng, đỗ, đón, trả hành khách; cung cấp các dịch vụ, tiện ích cần thiết cho hành khách đi tàu và lắp đặt các thiết bị, máy móc vận hành chạy tàu.
3.4 Ke ga là công trình đường sắt trong ga để phục vụ hành khách lên, xuống tàu.
3.5 Bảng giờ tàu là bảng thông tin về thời gian mở tuyến, thời gian đóng tuyến và giờ tàu đến và đi tại các nhà ga trong ngày.
3.6 Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị là các chỉ dẫn nhằm cung cấp thông tin cần thiết và tiện ích cho hành khách đi tàu để di chuyển đến địa điểm mong muốn.
3.7 Tầm nhìn là khoảng cách quan sát thích hợp mà hành khách có thể tiếp cận được để nắm bắt được thông tin trên biển chỉ dẫn đường sắt đô thị.
4 Quy định chung về biển chỉ dẫn
4.1 Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị cung cấp thông tin đầy đủ, ngắn gọn, chính xác cho hành khách đi tàu để di chuyển đến địa điểm mong muốn.
Bao gồm: Biển chỉ dẫn biểu tượng đường sắt đô thị, Biển chỉ dẫn tên ga, Biển chỉ dẫn cửa vào/ra ga, Biển chỉ dẫn cổng soát vé, Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị, Biển chỉ dẫn tên tuyến và hướng tuyến; Biển chỉ dẫn địa điểm, hướng đi và thời gian đến các ga trên tuyến đường sắt đô thị; Biển chỉ dẫn lối lên ke ga, lối ra, chỗ bán vé và soát vé lên tàu; Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích,…….
4.2 Biển chỉ dẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
a) Làm bằng vật liệu nhẹ, đảm bảo độ bền cao; dễ vệ sinh và bảo dưỡng; có tính thẩm mỹ;
c) Dễ tiếp cận và dễ hiểu cho hành khách;
d) Sử dụng hình ảnh, màu sắc khác biệt, có độ tương phản cao để dễ phân biệt và gây chú ý;
e) Kích cỡ chữ viết, chữ số và ký hiệu và màu sắc phải đảm bảo để hành khách nhìn rõ và nắm bắt được nội dung.
5 Quy định chung về nội dung trên biển chỉ dẫn
5.2 Trình bày nội dung biển chỉ dẫn được thực hiện theo quy tắc sau đây:
a) Địa điểm, tên tuyến đường sắt đô thị, được viết bằng chữ thường;
b) Trên biển chỉ dẫn, không ghi quá hai tên điểm đến hoặc tên tuyến đường trên cùng một biển chỉ dẫn thông báo trước hoặc trên biển chỉ dẫn chỉ lối ra;
c) Trên biển chỉ dẫn, không viết quá hai hàng chữ tiếng Việt;
d) Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị gồm hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Anh.
5.3 Các chỉ dẫn viết tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh ghi trên các biển chỉ dẫn được hướng dẫn tại Phụ lục A.
5.4 Phân cấp biển chỉ dẫn là để tạo ra một hệ thống biển chỉ dẫn dễ hiểu, các biển chỉ dẫn được phân thành 5 cấp độ ưu tiên dựa vào chức năng của chúng. Phân cấp biển chỉ dẫn được quy định tại Phụ lục G.
Chú thích: Tên ga, biểu tượng đường sắt đô thị của các thành phố được nêu trong các biển chỉ dẫn của tiêu chuẩn này chỉ có tính chất minh họa làm là ví dụ. Tên ga và biểu tượng đường sắt đô thị cụ thể do các cơ quan có thẩm quyền quy định.
6 Quy định về kích thước và kiểu chữ trên biển chỉ dẫn đường sắt đô thị
6.1 Các nội dung ghi trên biển chỉ dẫn trên đường sắt đô thị sử dụng kiểu chữ tiêu chuẩn “gt2 – Kiểu chữ thường”.
6.2 Nguyên tắc bố trí nội dung biển chỉ dẫn quy định như sau:
a) Nội dung viết trên bảng chỉ dẫn được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh; tiếng Việt – dòng trên, tiếng Anh – dòng dưới;
b) Khoảng cách giữa dòng chữ tiếng Việt và dòng chữ tiếng Anh bằng 0,5 lần chiều cao chữ in hoa tiếng Việt;
c) Khoảng cách giữa dòng chữ tiếng Anh đến dòng chữ tiếng Việt tiếp theo bằng 0,5 lần chiều cao chữ in hoa tiếng Việt;
d) Khoảng trống ở phía trên, phía dưới biển chỉ dẫn có kích thước bằng chiều cao chữ tiếng Việt lớn nhất trong biển chỉ dẫn;
e) Khoảng trống ở phía bên trái và bên phải biển chỉ dẫn (của dòng dài nhất) có kích thước bằng chiều cao của chữ tiếng Việt lớn nhất trong biển;
f) Dòng chữ trên biển chỉ dẫn được bố trí căn chính giữa theo chiều ngang của biển chỉ dẫn. Khi bố trí biểu tượng, sơ đồ nút giao, dòng chữ trên biển chỉ dẫn được bố trí sao cho phù hợp, tuân thủ theo quy định tại các phụ lục của Tiêu chuẩn này.
6.3 Chiều cao chữ viết được quy định theo tầm nhìn của hành khách (xem Bảng 1). Chiều cao chữ viết được xác định bởi chiều cao của chữ in hoa tiếng Việt (Hình 1).
Bảng 1: Quy định về chiều cao chữ viết trên biển chỉ dẫn
Hình 1: Xác định chiều cao chữ
6.4 Khoảng cách giữa các dòng chữ các dòng chữ
a) Chiều cao chữ tỷ lệ 10:7 sẽ được sử dụng cho tiếng Việt và tiếng Anh để tất cả hành khách dễ dàng và thuận tiện nhận biết. Cỡ chữ cơ bản được xác định theo chiều cao biển chỉ dẫn.
b) Đối với hai dòng chữ có kích thước bằng nhau, khoảng cách của hai dòng chữ sẽ là 0,8 chiều cao lớn nhất.
Hình 1: Xác định khoảng các giữa các dòng chữa
6.5 Bố cục cơ bản và chiều cao chữ như sau: Quy ước các đơn vị khoảng cách bằng các chữ cái, cách chọn khoảng cách, cụ thể chỉ dẫn như các Hình 3, 4, 5 và Bảng 2:
Hình 3: Bố cục và kích thước chữ
Hình 4:
Hình 5:
a) Quy ước chiều cao chữ tiếng Việt là x, chiều cao chữ tiếng Anh là 0,7x và khoảng cách giữa dòng chữ tiếng Việt với dòng chữ tiếng Anh là 0,5x
b) Quy ước chiều cao của ký hiệu là y;
c) Quy ước khoảng cách giữa các ký hiệu a, khoảng cách giữa ký hiệu t tới các dòng chữ liền kề là 0,4a; khoảng cách căn lề trên, lề dưới là 0,5 a và khoảng cách giữa…. là 0,4 a;
d) Quy ước khoảng cách căn lề hai bên là c
e) Quy ước chiều cao của biển hiệu là H
f) Mũi tên chỉ trái/phải: Căn lề trái/căn lề phải
g) Mũi tên chỉ thẳng/không mũi tên: Căn lề giữa
Bảng 2: Các kích thước chữa và khoảng cách giữa các dòng
Chú thích: Quy định kiểu chữ tại QCVN 41:2016/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;
7 Màu sắc và vật liệu của biển chỉ dẫn
7.1 Màu của các loại biển chỉ dẫn cơ bản sẽ sử dụng tương ứng với các màu sau (xem Bảng 3):
Bảng 3: Các màu tương ứng với các loại biển chỉ dẫn
Loại biển chỉ dẫn
Màu
Mã màu
Bảng màu
Tên ga trước
Xám nhạt
PANTONE Warm Gray 7 C
7.2 Vật liệu của biển chỉ dẫn
– Đối với vật liệu nền biển xuyên sáng cần đáp ứng các tiêu chí sau:
o Độ dày vật liệu 0.08 ~ 0.11 mm, bề mặt mờ, màu sắc rõ ràng
o Bề mặt mờ loại bỏ ánh sáng chói và ánh sáng truyền qua đảm bảo màu sắc đồng nhất
o Đáp ứng tiêu chuẩn chống cháy ASTM E84 cho phương tiện công cộng,
o Độ bền vật liệu tối thiểu 5 năm.
– Đối với vật liệu nền biển không xuyên sáng cần đáp ứng các tiêu chí sau:
o Bảo vệ môi trường (Không PVC, không kim loại nặng).
o Đáp ứng tiêu chuẩn chống cháy ASTM E84 cho phương tiện công cộng,
o Vật liệu có khả năng dễ dàng định vị khi thi công, rãnh thoát khí siêu nhỏ giúp không để lại bọt khí sau khi thi công và dễ dàng tháo bỏ mà không để lại keo, không ảnh hưởng đến bề mặt sơn.
o Độ bền vật liệu tối thiểu 5 năm.
– Đối với vật liệu phản quang
o Đáp ứng loại XI theo TCVN 7887
– Đối với vật liệu dạ quang cho biển thoát khẩn cấp
o Đáp ứng tiêu chuẩn ASTM E2072-00 cho tòa nhà.
o Có khả năng phát sáng trong điều kiện ánh sáng mờ cho biển báo và dẫn hướng
o Độ bền vật liệu tối thiểu 5 năm.
8.1 Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị gồm hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Anh. Chiều cao tối thiểu chữ tiếng Việt và chữ tiếng Anh được quy định trong Bảng 2.
8.2 Kiểu chữ được sử dụng trong hệ thống biển chỉ dẫn đường sắt đô thị là kiểu chữ gt2.
9 Ký hiệu mũi tên trên biển chỉ dẫn
Mũi tên cơ bản được sử dụng để hành khách có thể hiểu một cách trực quan, phụ thuộc vào hướng cần chỉ dẫn để bố trí mũi tên cho phù hợp (Hình 6).
Hình 6: Các mũi tên
Ngoài ra, có thể dùng các loại mũi tên khác để hướng dẫn hành khách ở các đoạn tuyến phức tạp. Tuy nhiên, chỉ sử dụng hạn chế vì có thể gây nhầm lẫn khi có nhiều hơn một lựa chọn tuyến hoặc chuyển tầng. Nếu các mũi tên này cần được sử dụng, nhà thiết kế biển báo cần cân nhắc lựa chọn.
10 Các biểu tượng thông tin công cộng
Được quy định tại TCVN 8092:2009: theo Hình 7:
Hình 7: Các biểu tượng thông tin công cộng
Chú thích: Các biểu tượng này được quy định tại TCVN 8092:2009
11 Các biểu tượng cảnh báo và cứu hộ:
Được quy định tại Hình 8.
Hình 8: Các biểu tượng cảnh báo cứu hộ
Xem Hình 9
Hình 9: Các biểu tượng cảnh báo cứu hộ
13 Các biểu tượng hiệu lệnh bắt buộc thực hiện:
(Xem Hình 10)
Hình 10: Các biểu tượng hiệu lệnh bắt buộc
14 Biểu tượng chỉ dẫn hướng lối thoát hiểm:
Các biểu tượng chỉ dẫn hướng thoát hiểm xem Hình 11. Phụ thuộc vào vị trí lối thoát hiểm mà đặt biển chỉ dẫn lối thoát hiểm cho phù hợp. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng bổ sung biển chỉ dẫn điện tử và các loại biển chỉ dẫn khác nhằm hướng dẫn hành khách đến lối thoát hiểm nhanh nhất khi xảy ra sự cố như cháy, nổ, động đất.
Hình 11: Các biểu tượng chỉ dẫn thoát hiểm
15 Hệ thống biển chỉ thông tin tiện ích
Hệ thống biển chỉ thông tin tiện ích bao gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn sau:
a) Biển chỉ dẫn khu vệ sinh;
b) Biển chỉ dẫn thông tin;
c) Biển chỉ dẫn nơi sơ cứu;
d) Biển chỉ dẫn nơi đặt thiết bị cứu hỏa;
e) Biển chỉ dẫn nơi tìm hành lý thất lạc;
f) Các biển chỉ dẫn hành vi nghiêm cấm;
g) Biển chỉ dẫn nhà hàng;
h) Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp;
i) Biển chỉ dẫn khu vệ sinh.
Kích thước hình học và bố cục các biển chỉ dẫn thông tin tiện tích nêu tại mục 7 của Phụ lục 5.
15.1 Biển chỉ dẫn đến khu vệ sinh
Dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết tiếp cận khu vệ sinh,
a) Biển chỉ dẫn hướng đến khu vệ sinh: (Xem Hình 12)
Hình 12: Biển chỉ dẫn hướng đến khu vệ sinh (kiểu tay vươn)
b) Biển chỉ dẫn nhà vệ sinh kiểu tay vươn: (Xem Hình 13)
Hình 13: Biển chỉ dẫn hướng nhà vệ sinh (kiểu tay vươn)
c) Biển chỉ dẫn nhà vệ sinh dùng cho người khiếm thị kiểu gắn tường: loại biển chỉ dẫn này dùng để hỗ trợ cho người kiểm thị tiếp cận đến nhà vệ sinh, trên biển chỉ dẫn có in chữ nổi đến người khiếm thị có thể nhận biết (Xem Hình 14)
Hình 14: Biển chỉ dẫn nhà vệ sinh dùng cho người khiếm thị (kiểu gắn tường)
15.2 Biển chỉ dẫn thông tin
a) Biển chỉ dẫn quầy thông tin: (Xem Hình 15)
Hình 15: Biển chỉ dẫn quầy thông tin (kiểu tay vươn)
b) Biển chỉ dẫn quầy thông tin: (Xem Hình 16)
Hình 16: Biển chỉ dẫn quầy thông tin
15.3 Biển chỉ dẫn nơi sơ cứu
Dùng để chỉ dẫn cho hành khách tiếp cận đến nơi được hỗ trợ sơ cứu: (Xem Hình 17)
Hình 17: Biển chỉ dẫn nơi sơ cứu
15.4 Biển chỉ dẫn nơi tìm hành lý thất lạc
Dùng để chỉ dẫn cho hành khách tiếp cận đến nơi hỗ trợ tìm hành lý bị thất lạc (Xem Hình 18).
Hình 18: Biển chỉ dẫn nơi tìm hành lý thất lạc
15.5 Biển chỉ dẫn nhà hàng
Dùng để chỉ dẫn cho hành khách tiếp cận đến nhà hàng ăn uống: (Xem Hình 19)
Hình 19: Biển chỉ dẫn nhà hàng
15.6 Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp (Xem Hình 20)
Hình 20: Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp
15.7 Biển chỉ dẫn khu vực dành cho nhân viên: (Xem Hình 21)
Hình 21: Biển chỉ dẫn khu vực dành cho nhân viên
16 Các khu vực bố trí lắp đặt biển chỉ dẫn đường sắt đô thị
Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị được bố trí, lắp đặt theo các khu vực khác nhau (xem Hình 22), bao gồm:
a) Khu vực ngoài ga;
b) Khu vực sảnh chờ soát vé trong ga;
c) Khu vực cổng soát vé trong ga;
d) Khu vực sảnh chờ sau soát vé trong ga;
e) Khu vực ke ga;
f) Trên tàu;
Hình 22: Sơ đồ tổng thể bố trí biển chỉ dẫn theo khu vực
Tại Khu vực ngoài ga, hệ thống biển chỉ dẫn bao gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn cơ bản sau:
a) Biểu tượng và ký hiệu đường sắt đô thị;
b) Biển chỉ dẫn đến ga;
c) Biển chỉ dẫn tên ga và tên cửa vào ga;
d) Biển chỉ dẫn tên tuyến và số thứ tự ga;
e) Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị;
f) Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, công trình và các nhu cầu chỉ dẫn khác trong khu vực.
16.1.1 Biểu tượng và ký hiệu đường sắt đô thị:
a) Biểu tượng đường sắt đô thị do cơ quan có thẩm quyền của các thành phố quy định và được đặt ở những nơi dễ nhìn thấy nhất bên ngoài, lân cận xung quanh hoặc tại vị trí cửa vào ga, kết hợp với hệ thống chiếu sáng để hành khách dễ dàng nhìn thấy cả ban ngày và ban đêm (các ví dụ về biểu tượng xem các Hình 23 và 24). Bố cục và các kích thước biểu tượng xem trong Phụ lục E.
Hình 23: Ví dụ về biểu tượng đường sắt đô thị
Biểu tượng đường sắt đô thị có thể bố trí, lắp đặt bằng nhiều cách khác, như là đứng độc lập, gắn tường, treo trên cần tay vươn. Vị trí lắp đặt, phương pháp, loại chiếu sáng và kích thước sẽ được cân nhắc sao cho phù hợp với điều kiện xung quanh. Có thể lắp đặt biểu tượng đường sắt đô thị như các Hình 24, 25, 26 và 27:
b) Ký hiệu tuyến, Ký hiệu tuyến và ga: Mỗi tuyến phải được quy định thể hiện thống nhất bởi một màu đặc trưng, và có ký hiệu riêng; Nền của Ký hiệu tuyến phải có màu đặc trưng của tuyến đó: Hình 28 là ký hiệu của tuyến số 1 và ký hiệu tuyến số 1 và ga số 6 của tuyến; Ký hiệu này dùng để bố trí phối hợp trên các biển chỉ dẫn (ví dụ xem Hình 29); Bố cục và các kích thước xem trong Phụ lục 5.
Ký hiệu tuyến (Tuyến số 1)
Hình 28: Ký hiệu tuyến và ga (ga số 06 của Tuyến số 1)
16.1.2 Biển chỉ dẫn đến ga đường sắt đô thị:
Biển chỉ dẫn đến ga có dán màng phản quang để có thể nhận biết vào ban đêm và được bố trí, lắp đặt sao cho dễ dàng nhìn thấy tại các điểm lân cận, xung quanh ga. Quy cách biển chỉ dẫn đến ga đường sắt đô thị thực hiện theo quy định.
Chú thích: Quy cách biển chỉ dẫn đến ga đường sắt đô thị tại: QCVN 41:2016/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
16.1.3 Biển chỉ dẫn tên ga và tên cửa vào ga: Biển chỉ dẫn tên ga được bố trí, lắp đặt đặt tại cổng chính của nhà ga, tại các cửa vào ga (Hình 29 và Hình 30). Trường hợp ga là điểm trung chuyển của nhiều tuyến đường sắt đô thị, trên biển chỉ dẫn tên gia phải thể hiện thông tin về các tuyến đường sắt đô thị đi qua ga và số hiệu của ga thông qua việc kết hợp bố trí góc trên bên phải các Ký hiệu tuyến hoặc Ký hiệu tuyến và ga (như Hình 28). Bố cục và các kích thước Biển chỉ dẫn xem trong Phụ lục 5.
Hình 29: Biển chỉ dẫn tên ga
Hình vẽ 30: Biển chỉ dẫn tên ga và tên cửa vào ga
16.1.4 Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị (Hình 31): bố trí lắp đặt tại vị trí trước cửa ga, bao gồm sơ đồ các tuyến đường sắt đô thị trong trong mạng lưới đường sắt đô thị của thành phố, kể cả mạng lưới xe buýt công cộng (nếu cần thiết). Trên biển chỉ dẫn các tuyến đường sắt đô thị phải thể hiện: Ký hiệu tuyến, tên ga, thể hiện vị trí mà hành khách đang đứng bằng cách tô đậm tên ga.
Hình 31: Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị
16.1.5 Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trương: các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng nêu tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 được bố trí, lắp đặt phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, các công trình và các nhu cầu chỉ dẫn trong khu vực này.
16.2 Khu vực trước sảnh chờ soát vé trong ga
Hệ thống biển chỉ dẫn tại khu vực trước sảnh chờ soát vé trong ga bao gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn cơ bản sau:
a) Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị và biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến báo giá;
b) Biển chỉ dẫn đến chỗ bán vé và nơi soát vé;
c) Biển chỉ dẫn lối ra;
d) Biển chỉ dẫn đến thang máy, thang cuốn, thang bộ;
e) Biển chỉ dẫn đến các tuyến đường sắt khác;
f) Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, công trình và các nhu cầu chỉ dẫn khác trong khu vực.
16.2.1 Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị và biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến báo giá:
a) Biển chỉ dẫn mạng lưới đường sắt đô thị: Hình thức và nội dung tương tự nêu tại Điều 16.1.4.
b) Biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến: Gồm các Ký hiệu tuyến hoặc Ký hiệu tuyến và ga kết nối với nhau thành đường thẳng có màu sắt tương ứng với màu đặc trưng của tuyến; chỉ dẫn ga mà hành khách đang đứng in màu đỏ; Biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến có 02 loại: ngang và đứng (xem các Hình 32 và 33)
Hình 32: Biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến báo giá (bố trí nằm ngang)
Hình 33: Biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến (bố trí thẳng đứng)
c) Biển chỉ dẫn tổng thể kết hợp báo giá vé: Hình 34 tổ hợp các biển chỉ dẫn mạng lưới đường sắt đô thị (như tại mục a Điều 16.1.4), biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến báo giá tại (như tại mục b Điều 16.2.1) và các biểu tượng cần thiết tương ứng nêu tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15.
Hình 34: Biển chỉ dẫn tổng thể kết hợp báo giá vé
16.2.2 Biển chỉ dẫn đến chỗ bán vé và nơi soát vé: dùng để chỉ dẫn hành khách tiếp cận đến khu vực bán vé, quầy vé hoặc máy bán vé, bao gồm:
a) Biển chỉ dẫn khu vực bán vé: dùng để chỉ dẫn khách khách tiếp cận đến Khu vực bán vé. Nội dung và trình bày như Hình 35.
Hình 35: Biển chỉ dẫn khu vực bán vé
b) Biển chỉ dẫn quầy bán vé: Biển chỉ dẫn cho hành khách biết có thể mua vé trực tiếp từ người bán vé. Nội dung và trình bày như Hình 36.
Hình 36: Biển chỉ dẫn quầy bán vé
c) Biển chỉ dẫn máy bán vé: dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết để tiếp cận đến các máy bán vé tự động (Hình 37)
Hình 37: Biển chỉ dẫn máy bán vé
16.2.3 Biển chỉ dẫn lối ra: dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết lối ra phố có thể kết hợp tên phố, trên trường học, bến xe, ga tàu đường sắt, trung tâm thương mại, giải trí,… Biển chỉ dẫn lối ra bao gồm:
a) Biển chỉ dẫn lối ra nhiều hướng (Hình 38):
Hình 38: Biển chỉ dẫn các lối ra nhiều hướng (kiểu gắn trần)
b) Biển chỉ dẫn lối ra một hướng (Hình 39):
Hình 39: Biển chỉ dẫn lối ra một hướng (kiểu gắn trần)
c) Biển chỉ tên lối ra (Hình 40):
Hình 40: Biển chỉ dẫn tên lối ra (kiểu tay vươn)
d) Biển chỉ dẫn lối ra kết hợp với sơ đồ (Hình 41):
Hình 41: Biển chỉ dẫn lối ra kết hợp với sơ đồ (kiểu gắn tường)
e) Biển chỉ dẫn lối ra bằng thang máy (Hình 42)
Hình 42: Biển chỉ dẫn lối ra bằng thang máy (kiểu gắn tường)
f) Biển chỉ dẫn lối ra kết hợp thông tin công cộng: kết hợp với các biểu tượng công cộng hướng dẫn hành khách tiếp cận đến các vị trí công cộng lân cận như: Bến xe buýt, điểm dừng Taxi, bãi đỗ xe, trung tâm thương mại, trường học,…
Hình 43: Biển chỉ dẫn lối ra kết hợp thông tin công cộng (kiểu gắn tường)
g) Biển chỉ dẫn lối ra kết hợp chuyển tiếp ke ga: Đối với biển chỉ dẫn này có 2 phần: Phần bên trái thông tin về lối ra có nền là màu vàng PANTONE 116 C; Phần bên phải thông tin về các tuyến và có nền là màu xanh dương đậm PANTONE 2757 C (xem Hình 44)
Hình 44: Biển chỉ dẫn kết hợp chuyển tiếp ke ga (kiểu gắn trần)
16.2.4 Biển chỉ dẫn đến thang máy, thang bộ, thang cuốn: kết hợp với mũi tên chỉ hướng phù hợp và biểu tượng loại thang máy, thang bộ tương ứng (xem các Hình 45, 46 và 47):
Hình 45: Biển chỉ dẫn thang máy (kiểu gắn trần)
Hình 46: Biển chỉ dẫn thang cuốn (kiểu gắn trần)
Hình 47: Biển chỉ dẫn thang bộ (kiểu gắn trần)
16.2.5 Biển chỉ dẫn đến các tuyến khác: dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết tiếp cận đến tuyến cần thiết.
Biển chỉ dẫn đến tuyến khác: Kết hợp với mũi tên chỉ hướng và Ký hiệu tuyến (Hình 48, 49, 50 và 51):
Hình 48: Biển chỉ dẫn đi thẳng đến các tuyến khác (kiểu gắn trần)
Hình 49: Biển chỉ dẫn đến các các tuyến khác (kiểu gắn trần)
Hình 50: Biển chỉ dẫn rẽ trái đến các tuyến khác (kiểu gắn trần)
Hình 51: Biển chỉ dẫn đến các tuyến khác theo các hướng – kiểu gắn trần
16.2.6 Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng cần thiết: các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng nêu tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 được bố trí, lắp đặt phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, các công trình và các nhu cầu chỉ dẫn trong khu vực này.
Hệ thống biển chỉ dẫn tại khu vực soát vé bao gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn cơ bản sau:
a) Biển chỉ dẫn lối vào;
b) Biển chỉ dẫn lối ra;
c) Biển chỉ dẫn vào/ra kết hợp;
d) Biển chỉ dẫn cỡ lớn dành cho ga trên cao;
e) Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, công trình và các nhu cầu chỉ dẫn khác trong khu vực.
16.3.1 Biển chỉ dẫn lối vào: dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết cửa này cho phép đi vào và không được đi ra (xem hình 52 và 53)
Hình 52: Biển chỉ dẫn cửa vào – mặt trước (kiểu gắn trần)
Hình 53: Biển chỉ dẫn cửa vào – mặt sau (kiểu gắn trần)
16.3.2 Biển chỉ dẫn lối ra: dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết cửa này chỉ cho phép đi ra và không được phép đi vào (Hình 54 và 55):
Hình 54: Biển chỉ dẫn cửa ra – mặt sau (kiểu gắn trần)
Hình 55: Biển cửa ra – mặt trước (kiểu gắn trần)
16.3.3 Biển chỉ dẫn vào/ra kết hợp: chỉ dẫn cho hành khách biết cửa này được phép cả đi vào và đi ra (Hình 56 và 57).
Hình 56: Biển chỉ dẫn cửa vào/ra – mặt trước (kiểu gắn trần)
Hình 57: Biển chỉ dẫn cửa vào/ra – mặt sau (kiểu gắn trần)
16.3.4 Biển chỉ dẫn cỡ lớn dành cho ga trên cao: Xem Hình 58 và Hình 59.
Hình 58: Biển chỉ dẫn cửa vào ra – mặt sau (kiểu gắn trần)
Hình 59: Biển chỉ dẫn cửa vào/ra – mặt sau (kiểu gắn trần)
16.3.5 Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng cần thiết: các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng nêu tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 được bố trí, lắp đặt phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, các công trình và các nhu cầu chỉ dẫn trong khu vực này.
16.4 Khu vực sau sảnh chờ soát vé trong ga
Hệ thống biển chỉ dẫn tại khu vực sau sảnh chờ soát vé trong ga bao gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn cơ bản sau:
a) Biển chỉ dẫn tuyến đường sắt đô thị;
b) Biển chỉ dẫn đến ke ga;
c) Biển chỉ dẫn đến ga chuyển tiếp;
d) Biển chỉ dẫn tên ke ga;
e) Biển chỉ dẫn lối ra;
f) Biển chỉ dẫn đến cầu thang bộ, thang máy, thang cuốn;
g) Biển chỉ dẫn đến nơi điều chỉnh vé;
h) Biển chỉ dẫn hướng ke ga, kết hợp sơ đồ tuyến;
i) Sở đồ lối ra trong nhà ga;
j) Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, công trình và các nhu cầu chỉ dẫn khác trong khu vực.
16.4.1 Biển chỉ dẫn mạng đường sắt đô thị: như nêu tại Điều 16.1.4.
16.4.2 Biển chỉ dẫn ke ga: chỉ dẫn cho hành khách biết để đến ke ga từ đó có thể lên tàu để đến ga mà mình muốn (Hình 60 và 61).
Hình 60: Ví dụ về biển chỉ dẫn ke ga dùng cho ga kiểu đảo (kiểu gắn trần)
Hình 61: Biển chỉ dẫn ke ga dùng cho ga kiểu cạnh (kiểu gắn tường)
16.4.3 Biển chỉ dẫn đến ga chuyển tiếp: Xem các Hình 62, Hình 63, Hình 64, Hình 65.
Hình 62: Biển chỉ dẫn đến ga chuyển tiếp (kiểu gắn trần)
Hình 63: Biển chỉ dẫn chuyển tuyến (kiểu gắn trần)
Hình 64: Biển chỉ dẫn chuyển ga (kiểu gắn trần)
Hình 65: Biển chỉ dẫn chuyển ga (kiểu gắn trần)
16.4.4 Biển chỉ dẫn tên ke ga: Xem Hình 66 và Hình 67.
Hình 66: Biển chỉ dẫn tên ke ga
Hình 67: Biển chỉ dẫn tên ke ga
16.4.5 Biển chỉ dẫn lối ra: như Điều 16.2.3.
16.4.6 Biển chỉ dẫn đến ga bằng cầu thang bộ, thang máy, thang cuốn: Xem Hình 68.
Hình 68: Biển chỉ dẫn đến ga bằng cầu thang bộ, thang máy, thang cuốn
16.4.7 Biển chỉ dẫn đến nơi điều chỉnh vé: Xem Hình 69.
Hình 69: Biển chỉ dẫn đến nơi điều chỉnh vé
16.4.8 Biển chỉ dẫn hướng ke ga, kết hợp sơ đồ tuyến: Xem Hình 70.
Hình 70: Biển chỉ dẫn hướng ke ga, kết hợp sơ đồ tuyến
16.4.9 Biển chỉ dẫn sơ đồ lối ra: Là biển chỉ dẫn cho hành khách biết lối ra khi hành bước ra khỏi tàu sang ke ga: Xem Hình 71.
Hình 71: Biển chỉ dẫn sơ đồ lối ra (Kiểu gắn tường)
16.4.10 Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng cần thiết
Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng nêu tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 được bố trí, lắp đặt phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, các công trình và các nhu cầu chỉ dẫn trong khu vực này.
Hệ thống biển chỉ dẫn tại khu vực ke ga bao gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn sau:
a) Biển chỉ dẫn tên ga;
b) Biển đặt vị trí bên kia ke ga;
c) Biển chỉ dẫn hướng tàu chạy;
d) Biển chỉ dẫn giản đồ tuyến đường sắt cụ thể;
e) Biển chỉ dẫn tổng thể sơ đồ mạng lưới đường sắt đô thị;
f) Biển chỉ dẫn vị trí toa xe;
g) Biển chỉ dẫn lối ra, lối đến tháng máy, thang bộ và thang cuốn;
h) Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, công trình và các nhu cầu chỉ dẫn khác trong khu vực.
16.5.1 Biển chỉ dẫn tên ga đặt trên ke ga: Xem Hình 72
Hình 72: Biển chỉ dẫn tên ga bố trí trên ke ga
16.5.2 Biển chỉ dẫn tên ga bố trí bên kia, đối diện với ke ga: Xem Hình 73.
Hình 73: Biển chỉ dẫn tên ga bố trí bên kia đối diện với ke ga
16.5.3 Biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến hướng tàu chạy: Xem Hình 74.
Hình 74: Biển chỉ dẫn sơ đồ giản tuyến hướng tàu chạy
16.5.4 Biển chỉ dẫn giản đồ tuyến trên ke ga
Sơ đồ giản tuyến trên ke ga có kết hợp nội dung chỉ dẫn hướng tàu chạy đến ga tiếp theo: Xem Hình 75.
Hình 75: Biển chỉ dẫn giản đồ tuyến trên ke ga.
16.5.5 Biển chỉ dẫn tổng thể sơ đồ mạng lưới đường sắt đô thị: như nêu tại Điều 16.1.4.
16.5.6 Biển chỉ dẫn vị trí toa xe: Xem Hình 76.
Hình 76: Biển chỉ dẫn vị trí toa xe
16.5.7 Biển chỉ dẫn khe hở giữa ke ga và đoàn tàu để đảm bảo an toàn khi lên xuống tàu: Xem Hình 77.
Hình 77: Biển chỉ dẫn khe hở giữa ke ga và đoàn tàu.
16.5.8 Biển chỉ dẫn lối ra, lối đến thang máy, thang bộ và thang cuốn: Như nêu tại Điều 16.2.3. và Điều 16.2.4.
16.5.9 Biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu trượng cần thiết: Các biển chỉ dẫn thông tin tiện ích và các biểu tượng nêu tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 được bố trí, lắp đặt phù hợp với các hạng mục kỹ thuật, các công trình và các nhu cầu chỉ dẫn trong khu vực này.
Hệ thống biển chỉ dẫn trên tàu bào gồm nhưng không giới hạn các biển chỉ dẫn sau:
a) Biển chỉ dẫn sơ đồ tuyến đường sắt;
b) Biển chỉ dẫn tổng thể sơ đồ mạng lưới đường sắt;
c) Biển chỉ dẫn chỗ ngồi ưu tiên;
d) Biển chỉ dẫn tên toa xe;
e) Biển chỉ dẫn tên tuyến;
f) Các biểu tượng.
Chú thích: Hướng dẫn bố trí các biển chỉ dẫn tại khu vực này xem Phụ lục A.
16.6.1 Biển chỉ dẫn sơ đồ tuyến trên tàu
Chỉ dẫn hướng tuyến, các ga và tuần tự các ga thuộc tuyến mà hành khách đang tham gia giao thông: Xem Hình 78.
Hình 78: Biển chỉ dẫn sơ đồ tuyến trên tàu.
16.6.2 Biển chỉ dẫn tổng thể sơ đồ mạng lưới đường sắt
Như nêu tại Điều 16.1.4.
16.6.3 Biển chỉ dẫn chỗ ngồi ưu tiên
Dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết là chỗ ngồi trong khu vực này chỉ dành riêng cho các đối tượng phù hợp với các biểu tượng có trên biển chỉ dẫn: Xem Hình 79.
Hình 79: Biển chỉ dẫn chỗ ngồi ưu tiên
16.6.4 Biển chỉ dẫn tên toa xe
Dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết số của toa tàu: Xem Hình 80.
Hình 80: Biển chỉ dẫn tên toa xe
Chú thích: Tên ga, biểu tượng đường sắt đô thị của các thành phố được nêu trong các biển chỉ dẫn của tiêu chuẩn này chỉ có tính chất minh họa làm là ví dụ. Tên ga và biểu tượng đường sắt đô thị cụ thể do các cơ quan có thẩm quyền quy định.
(Quy định)
A.1. Nhà ga ke ga kiểu đảo
A.1.1. Tầng sảnh chờ
A.1.2. Tầng ke ga
A.2. Nhà ga ke ga kiểu cạnh
A.2.1. Tầng sảnh chờ
A.2.2. Tầng ke ga
(Quy định)
B.1 Chiều cao lắp đặt
B.1.1 Biển báo bên ngoài
Biển báo kích thước lớn bên ngoài như là “Biển báo tên ga ngoài trời” được lắp đặt ở mặt trước hoặc ở dưới mái hiên sẽ dễ nhìn thấy ở vị trí cao. (Hình 1)
B.1.2 Biển báo tầm nhìn xa
Biển báo treo cao, gắn trần và cờ hiệu sẽ được lắp đặt ở độ cao 2400 mm, tối thiểu 2100 mm, tính từ mặt nền tới cạnh dưới biển báo. (Hình 2)
Biển báo sẽ được lắp đặt sao cho cả người đang đứng và người sử dụng xe lăn đều nhìn rõ khi nhìn lên góc không lớn hơn 100 m theo phương ngang. (Hình 3)
B.1.3 Biển báo tầm nhìn trung bình
Biển báo đứng độc lập hay gắn tường như là “Biển báo tên ga” sẽ được lắp ở độ cao 2000mm tính từ mặt nền tới cạnh trên biển báo. (Hình 4)
B.1.4 Biển báo tầm nhìn gần
Khi biển báo đối diện với hành khách ở cự ly gần, chiều cao từ mặt nền đến điểm chính giữa biển báo nên là 1400mm, là điểm chính giữa tầm nhìn của một người đang đứng hay những hành khách đi xe lăn. (Hình 5)
B.1.5 Biển báo hộp gắn tường
Biển báo hộp gắn tường, như là “Biển báo nhà vệ sinh”, sẽ được lắp đặt từ mặt nền lên đến trần nhà ga. Các chữ quan sát được sẽ đặt ở độ cao 1500mm tính từ mặt nền đến cạnh dưới các chữ. Biển chỉ dẫn bằng chữ nổi đặt ở độ cao 1320mm tính từ mặt nền tới điểm chính giữa biển chỉ dẫn. (Hình 6)
B.1.6 Bố trí lắp đặt Biển báo chỉ dẫn tầm nhìn xa
B.1.7 Bố trí lắp đặt Biển báo chỉ dẫn tầm nhìn trung bình
B.1.8 Bố trí lắp đặt Biển báo chỉ dẫn tầm nhìn gần
B.2 Kết hợp với các biển khác nhau
B.2.1 Các biển báo gần nhau không chồng lẫn lên nhau
B.2.2 Khoảng cách yêu cầu giữa 2 biển báo
Nhìn chung, tầm nhìn nên xa hơn 20m đối với loại biển báo treo; khoảng 10m đối với tiêu đề của các biển báo thông tin; và gần hơn 4-5m đối với các biển báo đứng độc lập hay gắn tường. Việc xác định khoảng cách giữa 2 biển báo
B.3 Các kiểu bán kính góc bo:
Bán kính góc bo phụ thuộc vào bề dày của viền biển và tuân theo quy tắc như hình dưới.
(Quy định)
C.1 Trên ke ga C.2 Khu vực hạn chế
Nằm trong khoảng cách xa các biển báo khác khoảng 1m và nằm ở độ cấp từ 2.4m đến 3m so với mặt bằng:
(Quy định)
Kích thước và bố cục biển chỉ dẫn
E.1 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ dẫn khu vực ngoài ga
E.1.1 Biểu tượng Đường sắt đô thị:
E.1.2 Biển chỉ dẫn ký hiệu tuyến và ga
E.1.3 Biển chỉ dẫn tên ga và tên cửa vào ga
E.1.4 Biển chỉ dẫn các tuyến đường sắt đô thị
E.2 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ dẫn tại khu vực trước sảnh chờ soát vé trong ga
E.2.1 Biển chỉ dẫn sơ đồ mạng lưới đường sắt đô thị thể hiện giá vé tại từng ga
a) Sơ đồ giản tuyến
b) Sơ đồ giản tuyến kết hợp giá vé tại từng ga
c) Bản đồ hệ thống tổng thể
E.2.2 Biển chỉ dẫn đến chỗ bán vé và nơi soát vé
E.2.3 Biển chỉ dẫn lối ra:
a) Biển chỉ dẫn lối ra kiểu gắn trần
b) Biển chỉ dẫn kết hợp chuyển tiếp ke ga kiểu gắn trần
c) Biển chỉ dẫn thang máy, thang bộ, thang cuốn kiểu gắn trần
d) Biển chỉ dẫn kết hợp tiện ích kiểu gắn tường:
e) Biển chỉ dẫn kết hợp chỉ dẫn thang máy kiểu gắn tường
f) Biển chỉ dẫn kiểu tay vươn
g) Biển chỉ dẫn kết hợp với Sơ đồ kiểu đứng độc lập
E.3 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ dẫn tại khu vực soát vé E.4 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ dẫn tại khu vực sau sảnh chờ soát vé trong ga
E.4.1 Biển chỉ dẫn đến ke ga
E.4.2 Biển chỉ dẫn đến ga chuyển tiếp
E.4.3 Biển chỉ dẫn tên ke ga
E.4.4 Biển chỉ dẫn đến cầu thang bộ, thang máy, thang cuốn
E.4.5 Biển chỉ dẫn đến nơi điều chỉnh vé
E.5 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ dẫn tại khu vực ke ga
E.6.1 Biển chỉ dẫn tên ga:
E.5.1.1 Biển đặt tại ke ga
E.5.1.2 Biển đặt vị trí bên kia của ke ga
E.5.2 Biển chỉ dẫn hướng tàu chạy
E.5.3 Biển chỉ dẫn giản đồ tuyến đường sắt cụ thể
E.6 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ dẫn trên tàu E.7 Kích thước hình học và bố cục đối với các biển chỉ thông tin tiện ích
E.7.1 Biển chỉ dẫn khu vệ sinh;
E.7.2 Biển chỉ dẫn thông tin
E.7.3 Biển chỉ dẫn nơi sơ cứu
E.7.4 Biển chỉ dẫn nơi tìm hành lý thất lạc;
E.7.5 Biển chỉ dẫn nhà hàng
E.7.6 Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp
E.7.7 Biển chỉ dẫn khu vực dành cho nhân viên
(Quy định)
Phân loại biển chỉ dẫn theo cấp ưu tiên của thông tin
Cấp 2: dùng để cung cấp nhận dạng và thông tin cần thiết để hướng dẫn hành khách, như là các biển chỉ dẫn tên ga trên cửa ke ga loại cao và biểu đồ bảng giá vé phía trên máy bán vé.
Cấp 3: dùng để cung cấp thông tin cho các hành khách, như là bảng thời gian tàu.
Cấp 4: dùng để cung cấp thông tin chỉ hướng khác để hướng dẫn hành khách biển báo nào ít quan trọng hơn các biển chỉ dẫn nằm ở mục ưu tiên số 1.
Cấp 5: dùng để cung cấp thông tin chi tiết cách sử dụng thiết bị, như là máy bán vé, lan can và thiết bị vệ sinh.
Chiếu sáng: Biển chỉ dẫn có chiếu sáng sẽ được thiết kế để nhìn thấy được dưới mọi điều kiện thời thiết cả ngày lẫn đêm.
Độ sáng của bề mặt và độ phản chiếu các mặt xung quanh, biển chỉ dẫn cần hài hòa với nền đèn các bề mặt xung quanh.
Biển chỉ dẫn cấp 1 là loại được chiếu sáng, biển chỉ dẫn cấp 2 là loại không được chiếu sáng nếu mức độ sáng xung quanh biển chỉ dẫn là 300 lux hoặc hơn. Trường hợp độ sáng không đạt 300 lux thì biển chỉ dẫn cấp 2 cần được chiếu sáng.
Quy định chung của việc phân loại biển chỉ dẫn
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] London subway signs manual – Issue 4 – October 2002;
[2] Manual on Uniform Traffic Control Devices (Edition 2009)
[3] Sổ tay hướng dẫn biển báo đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh – Bản 1.0 ngày 24/09/2015
[4] ASTM E2072-00: Standard Specification for Photoluminescent (Phosphorescent) Safety Markings – Tiêu chuẩn kỹ thuật cho các dấu hiệu phát quang an toàn (Phosphorescent)
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Chức năng, yêu cầu đối với biển chỉ dẫn
5 Quy định chung đối với biển chỉ dẫn
6 Quy định về kích thước và kiểu chữ trên biển chỉ dẫn đường sắt đô thị
7 Màu sắc và vật liệu của biển chỉ dẫn
8 Kiểu chữ và số
9 Ký hiệu mũi tên trên biển chỉ dẫn
10 Các biểu tượng thông tin công cộng
11 Các biểu tượng cảnh báo và cứu hộ
12 Các biểu tượng cấm
13 Các biểu tượng hiệu lệnh bắt buộc thực hiện.
14 Biểu tượng chỉ dẫn hướng lối thoát hiểm
15 Hệ thống biển chỉ thông tin tiện ích
16 Các khu vực bố trí lắp đặt biển chỉ dẫn đường sắt đô thị
Phụ lục A (Quy định): Vị trí lắp đặt
Phụ lục B (Quy định): Chiều cao lắp đặt
Phụ lục D (Quy định): Các từ viết tắt
Phụ lục E (Quy định): Kích thước và bố trí biển chỉ dẫn
Phụ lục G (Quy định): Phân loại biển báo theo cấp ưu tiên của thông tin