Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7887:2018 về Màng phản quang dùng cho biển báo hiệu đường bộ

TCVN 7887 : 2018

MÀNG PHẢN QUANG DÙNG CHO BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ

Lời nói đầu

TCVN 7887:2018 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MÀNG PHẢN QUANG DÙNG CHO BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ 1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho màng phản quang mềm dẻo dùng cho biển báo hiệu đường bộ.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3 Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

Tấm nhựa mỏng, phẳng, mềm, trong suốt, có các hạt thủy tinh dạng thấu kính hoặc vi lăng kính, có tính năng phản quang đồng đều trên toàn bộ bề mặt. Mặt sau của màng phản quang được phủ sẵn lớp kết dính để gắn kết với tấm kim loại sạch làm biển báo hiệu đường bộ. Cấu tạo màng phản quang được mô tả chi tiết tại Hình 1.

Hình 1. Cấu tạo màng phản quang

Hiện tượng phản xạ ánh sáng, trong đó các tia phản xạ có hướng gần trùng với hướng chiếu của tia sáng gốc, đặc tính này luôn được duy trì khi thay đổi hướng chiếu của tia sáng gốc.

Tỷ số giữa hệ số cường độ sáng của một mặt phản xạ ánh sáng trên diện tích của chính mặt đó. Hệ số phản quang ký hiệu là candela trên lux trên mét vuông (cd.lx-1.m-2).

Tỷ số của độ sáng của bề mặt được nhìn từ một vị trí cụ thể (được chiếu sáng theo một cách nhất định) và độ sáng của bề mặt màu trắng phản xạ khuếch tán (được nhìn từ một vị trí tương tự).

Trục nối giữa vật phát sáng và tâm của bề mặt tấm thí nghiệm.

Trục nối giữa điểm quan sát và tâm của bề mặt tấm thí nghiệm.

Góc giữa trục chiếu sáng và trục của vật phát quang.

Góc giữa trục chiếu sáng và trục quan sát.

Màng phản quang có khả năng đàn hồi dùng để dán lên các dụng cụ dễ bị các tác động va đập nhằm phân luồng giao thông.

4 Phân loại 4.1 Phân loại theo đặc tính phản quang và cấu tạo hạt phản quang

Màng phản quang được phân chia thành 9 loại từ loại I đến loại XI, trong đó loại VII và loại X được thay thế bởi loại VIII theo quy định trong Bảng 1.

Bảng 1. Phân loại màng phản quang theo đặc tính phản quang và cấu tạo hạt phản quang 4.2 Phân nhóm màng phản quang theo tính năng kết dính với tấm kim loại làm biển báo

Phụ thuộc vào loại lớp kết dính và điều kiện dính ép, các loại màng phản quang được phân thành 5 nhóm theo tính năng kết dính, từ nhóm 1 đến nhóm 5 trong Bảng 2.

Bảng 2. Phân nhóm màng phản quang theo tính năng kết dính 5 Hướng dẫn lựa chọn loại màng phản quang

Nguyên tắc lựa chọn màng phản quang: trên cùng một tuyến, đoạn tuyến, biển báo hiệu lắp đặt trên giá long môn, cần vươn phải sử dụng màng phản quang có hệ số phản quang không nhỏ hơn hệ số phản quang của biển báo hiệu lắp đặt bên lề đường, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ hệ thống biển báo hiệu trên toàn tuyến. Đối với biển báo cấm, biển chỉ dẫn hướng giao thông, yêu cầu sử dụng màng phản quang có hệ số phản quang cao so với loại màng phản quang dùng cho các biển báo hiệu đường bộ khác. Trên các đoạn tuyến có tốc độ thiết kế lớn, yêu cầu sử dụng màng phản quang có hệ số phản quang cao. Đối với đoạn đường nguy hiểm, đèo dốc quanh co, tầm nhìn hạn chế; đường qua khu vực thường xuyên có sương mù, khu vực trường học, khu đông dân cư, yêu cầu sử dụng màng phản quang từ loại IX trở lên.

Hướng dẫn lựa chọn loại màng phản quang phù hợp đối với các loại đường cao tốc, đường đô thị, đường ô tô thông thường và đường chuyên dùng được trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3. Hướng dẫn lựa chọn loại màng phản quang phù hợp 6 Yêu cầu kỹ thuật của màng phản quang 6.1 Hệ số phản quang

Hệ số phản quang tối thiểu của các màng phản quang (thử nghiệm theo 8.1.3) phải đạt hoặc vượt yêu cầu theo quy định ở các bảng tương ứng với từng loại màng phản quang tại các bảng từ Bảng 4 đến Bảng 12.

6.2 Độ bền thời tiết

Tất cả các màng phản quang sau khi thử nghiệm trong điều kiện thời tiết tự nhiên (theo 7.3.1) không xuất hiện vết nứt, bong tróc, tạo lô, phồng rộp, bong mép hay bị quăn đáng kể hay không co ngót cũng như giãn nở lớn hơn 0,8 mm. Sau khi thử nghiệm thời tiết trong điều kiện tự nhiên, tiến hành đo độ phản quang ở góc quan sát 0,2° và các góc tới ở -4° và ở +30°. Hệ số phản quang tối thiểu đạt được theo quy định tại Bảng 13.

Bảng 13. Yêu cầu Hệ số phản quang tối thiểu (Ra) sau khi thử nghiệm thời tiết tự nhiên

Trường hợp không đủ thời gian để thử nghiệm độ bền thời tiết trong điều kiện tự nhiên, tiến hành thử nghiệm độ bền thời tiết trong điều kiện nhân tạo (theo 7.3.2) bằng phương pháp gia tốc. Thiết lập điều kiện thử nghiệm độ bền thời tiết bằng phương pháp gia tốc theo quy định tại Bảng 14. Tất cả các màng phản quang sau khi thử nghiệm thời tiết bằng phương pháp gia tốc không xuất hiện vết nứt, bong tróc, tạo lỗ, phồng rộp, bong mép hay bị quăn mép hay không co ngót cũng như giãn nở lớn hơn 0,8 mm. Sau khi thử nghiệm độ bền thời tiết bằng phương pháp gia tốc, các màng phản quang phải đạt các yêu cầu sau: Hệ số phản quang tối thiểu (thử theo 7.2) phải phù hợp theo quy định tại Bảng 15; Độ bền màu (thử theo 7.5): với các loại màng phản quang phải phù hợp theo quy định tại 6.4.

Bảng 14. Thiết lập điều kiện hoạt động thiết bị đèn hồ quang xenon Bảng 15. Thời gian thử nghiệm và yêu cầu hệ số Phản quang tối thiểu (Ra) khi thử nghiệm thời tiết gia tốc nhân tạo 6.3 Màu sắc ban ngày

Hệ số độ sáng ban ngày của các màng phản quang (thử theo 7.4) phải phù hợp với yêu cầu quy định ở Bảng 16 và phải đạt hoặc vượt yêu cầu tối thiểu quy định ở Bảng 17.

Bảng 16. Hệ số độ sáng ban ngày (Y %) (*) Bảng 17. Giới hạn màu chuẩn (ban ngày)(*)

Thiết bị đo màu có ba loại: hình vành khuyên, hình tròn, hình phẳng với góc tới 45/0 (0/45) được thể hiện trên Hình 2.

a) Hình vành khuyên b) Hình tròn c) Hình phẳng

Hình 2. Thiết bị đo màu theo ba phương pháp 0/45 (45/0) 6.4 Độ bền màu

Hệ số độ sáng ban ngày của các loại màng phản quang khác nhau (thử theo 7.4) phải phù hợp với yêu cầu quy định trong Bảng 16 tương ứng với mỗi loại màng phản quang. Sau thử nghiệm độ bền thời tiết trong điều kiện tự nhiên ngoài trời (hoặc thời tiết nhân tạo) theo 7.3, các màng phản quang phải đáp ứng yêu cầu trong Bảng 17.

6.5 Độ co ngót

Các loại màng phản quang không được co ngót ở bất cứ chiều nào lớn hơn 0,8 mm trong 10 min, hoặc lớn hơn 3,2 mm trong 24 h khi tiến hành thử độ co ngót theo 7.6.

6.6 Độ bền uốn

Các loại màng phản quang phải đủ mềm, dẻo để không bị nứt gãy khi thử độ bền uốn theo 7.7, với đường kính trục nhỏ hơn hoặc bằng 3,2 mm.

6.7 Khả năng tách lớp lót

V ới loại màng phản quang có lớp kết dính, cần dễ bóc tách mà không phải nhúng vào nước hay vào các dung dịch khác và không bị đứt, rách hay không được bong keo dán ra khỏi màng phản quang khi thử nghiệm khả năng bóc tách lớp kết dính theo 7.8.

6.8 Độ bám dính

Lớp kết dính mặt sau của màng phản quang cần có độ bám dính cần thiết khi treo vật nặng 0,79 kg đối với màng có lớp kết dính loại 1, 2 và 3, hoặc treo vật nặng 0,45 kg đối với màng có lớp kết dính loại 4. Màng phản quang không bị bóc tách một khoảng chiều dài lớn hơn 51 mm, khi thử độ bám dính theo 7.9.

6.9 Độ bền va đập

Các loại màng phản quang không được xuất hiện sự nứt, gãy hay bóc tách ở ngoài vùng chịu va đập khi thử nghiệm độ bền va đập theo 7.10.

6.10 Màu sắc ban đêm

Màu sắc ban đêm của màng phản quang khi thí nghiệm theo 7.11 phải phù hợp với yêu cầu quy định trong Bảng 18.

Bảng 18. Giới hạn màu chuẩn ban đêm (*) 7 Phương pháp thử 7.1 Chuẩn bị mẫu 7.2 Xác định hệ số phản quang

Lấy ba (03) mẫu trên màng phản quang có độ dài ít nhất 1 m. Xác định hệ số phản quang theo E810 (xem Phụ lục B). Tính giá trị hệ số phản quang trung bình của ba (03) mẫu.

7.3 Xác định độ bền thời tiết

Tiến hành theo ASTM G 7. Trong quá trình thử nghiệm, mặt sau của mẫu được đặt hướng xuống và nghiêng 45° so với mặt phẳng ngang và mặt trước hướng về phía mặt trời theo quy định của ASTM G7. Phơi hai mẫu tại mỗi địa điểm với thời gian phơi quy định ở Bảng 15. Thực hiện phơi mẫu ở khu vực có điều kiện thời tiết chuẩn. Cách ghi ký hiệu mẫu, bảo quản và di chuyển mẫu trước khi phơi và trong quá trình đánh giá tuân theo quy định của ASTM G147.

Hình 3. Sơ đồ kẹp mẫu thử nghiệm thời tiết cho màng phản quang Loại VI

Sau khi mẫu được rửa, làm khô và bảo quản theo 7.3.1.2, đo độ phản quang ở góc quan sát 0,2° và các góc tới -4° và +30° theo 7.2. Tính giá trị trung bình của hệ số phản quang thu được cho mỗi vị trí đo trên hai mẫu từ mỗi địa điểm phơi.

– Số mẫu nhỏ nhất cho mỗi lần phơi là hai mẫu. Cũng có thể tăng số mẫu trong một lần phơi và lấy kết quả trung bình để có thể giảm thiểu các tác động không đồng nhất trong quá trình phơi mẫu.

– Tần suất thử nghiệm thời tiết ngoài trời thường thấp hơn tần suất các thử nghiệm khác. Vì vậy, người sử dụng phải căn cứ vào số lượng kết quả có hạn từ các mẫu đã phơi để đánh giá toàn bộ số lượng màng phản quang cung cấp.

Phương pháp thử này có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng của màng phản quang trước khi có kết quả thử nghiệm trong điều kiện thời tiết tự nhiên. Khi đã có kết quả thử nghiệm trong điều kiện thời tiết tự nhiên thì kết quả này sẽ được sử dụng thay cho kết quả thử nghiệm trong điều kiện thời tiết nhân tạo.

Thử nghiệm 4 mẫu theo thời gian yêu cầu ở Bảng 15. Độ dài và rộng tối thiểu của mẫu là 70 mm. Không lấy mẫu ra khỏi thiết bị trong khi đang phun nước. Mẫu phải được làm khô trước khi lấy ra khỏi thiết bị. Sau khi thử nghiệm, rửa và bảo quản mẫu theo 7.3.1.2, rồi đo độ phản quang ở góc quan sát 0,2° và các góc tới -4° và +30°. Độ phản quang trung bình của 4 mẫu cần phải bằng hay cao hơn yêu cầu tối thiểu ở Bảng 15. Sau khi thử nghiệm mẫu không thể hiện vết nứt, bong tróc, tạo lỗ, phồng rộp, bong mép hay bị quăn đáng kể hay không co ngót cũng như giãn nở nhiều hơn 0,8 mm.

Tiến hành thử nghiệm trong thiết bị bức xạ hồ quang cacbon ngọn lửa hở theo ASTM G 151 và ASTM G 152. Phân bố công suất của hồ quang cacbon ngọn lửa hở đã lọc cần đáp ứng theo yêu cầu của ASTM G152 cho hồ quang cacbon với kính lọc ánh sáng ban ngày. Sử dụng chu kỳ thử nghiệm sau:

– Chiếu sáng liên tục với nhiệt độ tấm đen cân bằng ở (63 ± 3) °C. Cứ hai giờ (120 min) một lần phun nước lên mẫu 18 min.

– Giữ độ ẩm tương đối cân bằng ở (50 ± 5) % trong khoảng thời gian chiếu sáng.

7.4 Xác định hệ số độ sáng ban ngày

Đối với các mẫu huỳnh quang, điều cần thiết là, khi sự chiếu sáng vật lý của mẫu tương đương với vật chiếu sáng D65, đòi hỏi thiết bị có nguồn sáng được lọc thích hợp, nếu không thì cần sử dụng máy đo quang phổ kép phù hợp ASTM E2301 (xem Phụ lục C).

Nếu đo theo hình phẳng thì các lần đo cần được thực hiện trên cùng diện tích của mẫu cho lần quay khác nhau vá giá trị đo được tính trung bình cho tất cả các lần quay, số lần quay cần đủ lớn để chấp nhận được gần đúng với phép đo theo hình vành khuyên, số lần đo phụ thuộc vào tính chất quang học của mẫu và phải được phòng thí nghiệm xác định.

7.5 Xác định độ bền màu

Lấy một trong số các mẫu đã phơi tự nhiên hoặc nhân tạo để đo độ bền màu. Rửa, làm khô và bảo quản mẫu theo 7.3.1.2 và tiến hành thử nghiệm theo 7.4.

7.6 Xác định độ co ngót

Bảo quản mẫu màng phản quang với lớp lót có kích thước (229 x 229) mm tối thiểu 1 h theo 7.1.2. Bóc lớp lót và đặt mẫu lên bề mặt phẳng với mặt có keo dán hướng lên trên. 10 min sau khi bóc lớp lót và sau 24 h lại tiến hành đo mẫu để xác định sự thay đổi kích thước.

7.7 Xác định độ bền uốn

Uốn tấm màng phản quang trong thời gian 1 s quanh trục có đường kính 3,2 mm, cho mặt chứa keo dán tiếp xúc lên trục. Để dễ thử nghiệm, rải bột đá lên keo dán để nó không dính lên trục. Mẫu thử cần có kích thước (70 x 229) mm. Nhiệt độ thử nghiệm là (23 ± 2) °C.

7.8 Xác định khả năng bóc tách lớp lót

Màng phản quang và lớp lót bảo vệ (nếu có) được bảo quản 4 h dưới tải trọng 17,2 kPa ở 71 °C. Sau đó tiến hành bóc lớp kết dính khỏi màng và đánh giá khả năng bóc tách.

7.9 Xác định độ bám dính

Dán màng phản quang lên tấm mẫu có độ dày tối thiểu 1,0 mm, được chuẩn bị theo 7.1.1. Dán 102 mm của màng có kích thước (25,4 x 152) mm lên tấm mẫu theo ASTM D4956. Bảo quản mẫu theo 7.1.2, sau đó treo tải vào đầu không dán của màng và để tải treo tự do một góc 90° so với tấm mẫu trong 5 min rồi xác định độ dài đoạn mà màng bị bóc tách khỏi bề mặt tấm mẫu.

– Đối với màng phản quang dính kết mặt sau theo kiểu 4, khối lượng treo tải là 0,45 kg.

7.10 Xác định độ bền va đập

Dán màng phản quang lên tấm nhôm 6061-T6 có kích thước (76 x 127 x 1,0) mm như nêu ở 7.1.1, với điều kiện bảo quản mẫu theo 7.1.2. Tiến hành va đập mẫu bằng quả thép có khối lượng 0,91 kg với đường kính đầu va đập 15,8 mm, được thả từ độ cao cần thiết để tạo lực va đập 1,13 Nm.

7.11 Xác định màu sắc ban đêm

Xác định màu sắc ban đêm dựa theo quy định ASTM E811 tại Phụ lục D. Phương pháp đo sử dụng nguồn sáng A, góc quan sát 0,33°, góc tới +5°, khe mở của nguồn và thiết bị nhận không vượt quá 10″.

8 Yêu cầu về tuổi thọ và kiểm soát chất lượng màng phản quang 8.1 Yêu cầu về tuổi thọ của màng phản quang 9 Yêu cầu ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

Các màng phản quang dạng tấm hoặc dạng cuộn đều phải đóng gói phù hợp với các tiêu chuẩn thương mại hiện hành hoặc theo điều kiện kỹ thuật áp dụng cho từng loại vật liệu do nhà sản xuất đăng ký. Mỗi đơn vị bao gói phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin sau:

– Tên, nhãn hiệu hay thương hiệu của cơ sở sản xuất;

– Số lô hoặc số sản xuất;

– Loại, nhóm và màu;

– Số lượng; kích thước;

– Ngày sản xuất;

– Thời gian bảo hành.

Tấm phản quang phải được bảo quản nơi thoáng mát, sạch sẽ và tránh ánh sáng mặt trời. Chế độ và thời gian bảo quản được ghi rõ trong tiêu chuẩn hay tài liệu yêu cầu kỹ thuật cho mỗi loại màng phản quang. Vận chuyển màng phản quang bằng nhiều loại phương tiện, khi chuyên chở bằng tàu hỏa, ô tô không có mui che, phải có biện pháp che nắng, tránh mưa nắng.

Phụ lục A Yêu cầu kỹ thuật đối với nhôm và hợp kim nhôm dạng lá và tấm (hệ mét) (tham khảo ASTM B209) A.1 Phạm vi áp dụng

Dạng lá không có khả năng xử lý nhiệt: cán hoàn thiện, cán sáng một mặt, một mặt sáng theo tiêu chuẩn và hai mặt sáng theo tiêu chuẩn.

A.2 Thành phần hóa học A.3 Xử lý nhiệt A.4 Tính chất kéo của vật liệu A.5 Tính chất uốn Bảng A1 – Giới hạn thành phần hóa học A,B,C,M Phụ lục B Phương pháp thử xác định hệ số phản quang của màng phản quang sử dụng cấu hình đồng phẳng (tham khảo ASTM E810) B.1 Phạm vi áp dụng B.2 Thiết bị

Thiết bị đo bao gồm các bộ phận chính sau:

– Thiết bị nhận;

– Bộ phận điều chỉnh khoảng cách từ nguồn sáng đến thiết bị nhận.

B.3 Quy trình đo

Đặt thiết bị nhận về vị trí sao cho khi để trên giá đỡ, mẫu được đặt cân đối và nằm hoàn toàn trong vùng quan sát của thiết bị nhận. Thay mẫu thử bằng một bề mặt màu đen và đo độ sáng của mặt nền

Góc quay: ở phương pháp này, việc thiết lập góc quay e, xác định cả góc quay và góc định hướng ω có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đo. Góc quay được thay đổi khi quay mẫu quanh trục của nó so với vị trí xác định ban đầu. Có thể tạo vạch mốc trong thời gian lấy mẫu hay trong khi chế tạo.

Trong một số trường hợp, vạch mốc được tạo trực tiếp trên vật liệu trong quá trình chế tạo. Góc quay 0° tương ứng với vạch mốc trong nửa mặt phẳng quan sát.

Nếu góc quay được chỉ định thì thực hiện phép đo ở góc đó và kết quả thu được là (m 1) . Góc quay được chỉ định thường có nghĩa là vật liệu phản quang được chỉ định sử dụng theo một định hướng cụ thể.

Nếu cần đo ở các góc quan sát bổ sung khác, di chuyển thiết bị nhận đến vị trí cần thiết và lặp lại B.3.6 đến B.3.8. Điều này sẽ thu được hàng loạt giá trị m b và m 1 cho mẫu thử thứ nhất. Tiến hành quy trình đo tương tự cho các mẫu bổ sung.

Sử dụng thiết bị đo thích hợp để thu được kết quả với độ chính xác ± 0,5%, đo diện tích bề mặt Phản quang hiệu dụng thực tế của mẫu theo m 2. Ghi lại kết quả (A).

B.4 Tính kết quả

R A hệ số phản quang, tính bằng candela trên lux trên mét (cd/(lx.m 2));

m 1 kết quả đo của mẫu, được đo ở vị trí quan sát;

m 2 kết quả đo trung bình của nguồn sáng, được đo trực giao với nguồn tại vị trí của mẫu;

d khoảng cách đo, m;

Phụ lục C Phương pháp thử nghiệm tính chất của màng phản quang và vật liệu biển báo hiệu giao thông với khả năng quan sát cao và trong vấn đề an toàn cho con người (tham khảo ASTM E2301) C.1 Phạm vi áp dụng C.2 Thiết bị

Thiết bị có cấu hình tròn được chấp nhận là có khả năng thực hiện theo quy trình được mô tả trong C.3.3.1.

Mẫu có diện tích được chiếu sáng là 100 mm 2 và không có kích thước nào nhỏ hơn 5 mm.

C.3 Quy trình đo C.4 Tính kết quả

Các giá trị cặp ba tổng:

Các giá trị cặp ba phản xạ:

Các giá trị cặp ba huỳnh quang:

Tọa độ màu tổng (x,y) theo CIE 1931 cho CIE D65: Tính các tọa độ màu CIE 1931 tổng trung bình (x,y) T-trung bình từ các giá trị cặp ba tổng trung bình (XYZ) T-trung bình cho CIE D65 theo quy trình đã được thiết lập (xem ASTM E308).

Tọa độ màu CIE 1931 tổng (x,y) cho ánh sáng ban ngày 15000K: Tính các tọa độ màu CIE tổng trung bình (x,y) T-trung bình từ các giá trị cặp ba tổng trung bình (XYZ) T-trung bình cho ánh sáng ban ngày 15000K theo quy trình đã được thiết lập (xem ASTM E308).

Bảng C.1 – Giá trị tọa độ màu CIE 1931 với nguồn sáng CIE D65 Phụ lục D Phương pháp thử nghiệm tính chất màu sắc của màng phản quang dưới điều kiện ban đêm (tham khảo ASTM E 811) D.1 Phạm vi áp dụng D.2 Nội dung phương pháp D.3 Biểu đồ màu sắc CIE để xác định chi tiết màu sắc

Giá trị cặp ba để xác định màu chuẩn – Quang phổ của ánh sáng đến mắt người từ bề mặt phản quang phụ thuộc vào quang phổ của nguồn phát sáng, S( λ ), và tỷ lệ lượng ánh sáng từ bề mặt phản quang, R( λ ). Đối với đo màu ban đêm của màng phản quang, nguồn sáng S( λ ) là nguồn sáng loại A. Giá trị quang phổ cặp ba trung bình, , , và , nguồn sáng S( λ ) và tỷ lệ lượng phản quang R( λ ) được sử dụng cùng nhau để tính toán giá trị cặp ba X, Y và Z như sau:

x = X/(X + Y + Z) y = Y/(X + Y + Z) z = Z/(X + Y + Z) D.4 Quy trình

Giá trị đặc trưng: Thiết bị đọc Ngiá trị RCIE cho màng phản quang khi nguồn sáng CIE loại A, và sự kết hợp tuyến tính khác với việc đọc N giá trị của tọa độ CIE cho màng phản quang khi nguồn sáng CIE loại A. Ví dụ, 3 giá trị đặc trưng R 1, RR tại mỗi màng lọc khác nhau (N≥3). Màng lọc chùm ánh sáng, thiết bị nhận (hoặc nhiều thiết bị nhận), và nguồn sáng là các thiết bị kết hợp tuyến tính với việc đọc N giá trị của tọa độ CIE cho màng phản quang khi nguồn sáng CIE loại A, sự kết hợp tuyến tính khác với việc đọc N giá trị của tọa độ X, R Y, và R Z, của phép đo tại 3 giá trị lọc được cho theo công thức sau dựa trên 9 hệ số:

3 giá trị đặc trưng của phép đo tại 4 giá trị lọc được cho theo công thức sau dựa trên 12 hệ số:

Đối với những thiết bị cần đọc 5 hoặc nhiều hơn giá trị lọc, công thức của ba giá trị đặc trưng sẽ tương tự như các ví dụ trên. Tất cả hệ số giá trị cần được cung cấp cho người dùng từ nhà sản xuất thiết bị.

Ghi chú: Đối với thiết bị đọc bốn giá trị lọc được miêu tả trong ASTM E 811-95, hệ số được xác định theo giá trị sau:

Hình D.1: Sơ đồ sắp xếp thích hợp cho hiệu chỉnh cho máy đo màu đơn sắc hoặc máy đo chùm quang phổ

Hiệu chỉnh máy đo màu đơn sắc ở vị trí xa: Đặt bề mặt khuếch tán (trắng) phẳng tại vị trí vật mẫu như Hình D.1. Chú ý vào máy đo màu đơn sắc được trang bị ống kính với khe mở được sử dụng trong suốt quá trình đo màu, từ bề mặt khuyếch tán trắng. Đọc N giá trị … Rvà theo công thức D.4.2.1. 3 giá trị phải theo tỷ lệ gần đúng N từ thiết bị đo màu đơn sắc tại N giá trị lọc và tính toán 3 giá trị đặc trưng

Đo màu: Thay đổi vị trí máy đo màu đơn sắc để thực hiện sắp xếp sơ đồ riêng biệt kiểm tra vật liệu. Hiệu chỉnh máy đo màu đơn sắc là không chấp nhận, nhưng khoảng tỷ lệ của máy thì được chấp nhận. Nguồn sáng khi đo màu phải được giữ nguyên giống như phần hiệu chỉnh. Chú ý vào máy đo màu đơn sắc kiểm tra bề mặt và chắc chắn rằng khe mở của máy phải nằm trong vùng của ánh sáng. Đọc N giá trị R 1, R 2,… R N từ vật mẫu tại vị trí đọc N bộ lọc. Tính toán ba giá trị đặc trưng R X, R Y, và R Z theo công thức D.4.2.1. Sau đó hiệu chỉnh giá trị theo công thức sau:

Hình D.2: Sơ đồ vị trí thiết bị đo màu màng phản quang

Đặt máy đo chùm quang phổ tại vị trí vật mẫu, chắc chắn rằng toàn bộ khe mở của nguồn nằm trong vùng quan sát của máy đo chùm quang phổ, và đọc giá trị m) tại bước sóng từ 380 đến 780 nm với bước chia 10 nm. Sau đó đưa máy đo chùm quang phổ đến vị trí thiết bị nhận và đọc giá trị m 2( λ 1( λ ) của ánh sáng phản quang từ màng phản quang tại bước sóng từ 380 nm đến 780 nm với bước chia 10 nm.

Bộ giá trị thay thế giá trị m ( λ ) có thể được đọc bằng cách đo tia phản quang từ tấm BaSO được thể hiện tại Hình D.1. Phương pháp này có thuận lợi là giá trị mλ λ ) có thể gần bằng nhau tại vị trí thiết bị nhập và màu trắng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong cả hai phương pháp, vị trí của máy đo chùm quang phổ phải đặt vị trí cố định trong suốt quá trình đo m 1( λ λ ). 2(

m 1 – đo giá trị phản quang màng phản quang

m 2 – đo giá trị trực tiếp tại vị trí màng phản quang, hoặc giá trị phản quang từ tấm BaSO Tọa độ màu x và y theo công thức sau:

y = Y/(X + Y + Z) Phụ lục E Lượng ánh sáng phản chiếu đến người lái xe từ đèn chiếu gần và đèn chiếu xa cho các loại màng phản quang (tham khảo tài liệu “A Market-Weighted Description of Low-Beam and High-Beam Headlighting”) E.1 Những vị trí của biển báo hiệu trong giao thông đường bộ

Thông thường, biển báo hiệu đường bộ được lắp đặt tại bốn vị trí chủ yếu sau: lề phải, lề trái, giá long môn và cần vươn (Hình E.1). Tại bốn vị trí này cũng sẽ nhận được lượng ánh sáng khác nhau, trong đó lề phải được nhận nhiều nhất đạt tỷ lệ 100%, lề trái sẽ nhận được khoảng 18%, biển lắp đặt trên cần vươn nhận được khoảng 11% và ít nhất là tại vị trí lắp đặt trên giá long môn 9%.

E.2 Phương tiện giao thông

Khả năng phản quang ánh sáng từ đèn xe cũng phụ thuộc vào các loại xe khác nhau. Các loại xe khác nhau sẽ có vị trí đèn xe và mắt người điều khiển phương tiện khác nhau, do đó góc quan sát hợp bởi mắt người, đèn xe và biển báo cũng sẽ khác nhau. Trên thế giới thông thường sẽ phân loại thành phương tiện chính: Xe con và xe tải.

Hình E.2 (Ví dụ): Tương quan các loại xe và góc quan sát với vị trí E.3 Một số trường hợp

Biểu đồ về lượng ánh sáng về mắt người điều khiển phương tiện so sánh giữa các loại màng khác nhau:

E3.1 Trường hợp 1:

* Phương tiện: Xe con * Vị trí đặt biển: lề phải

Hình E.3: Độ phản quang của biển báo đặt bên lề phải đối với xe con E3.2 Trường hợp 2:

* Phương tiện: Xe tải * Vị trí đặt biển: lề phải

Hình E.4: Độ phản quang của biển báo đặt bên lề phải đối với xe tải E3.3 Trường hợp 3:

* Phương tiện: Xe con * Vị trí đặt biển: Giá long môn

Hình E.5: Độ phản quang của biển báo đặt trên giá long môn đối với xe con E3.4 Trường hợp 4:

* Phương tiện: Xe tải * Vị trí đặt biển: Giá long môn

Hình E.6: Độ phản quang của biển báo đặt trên giá long môn đối với xe tải MỤC LỤC

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ, định nghĩa

4 Phân loại

5 Hướng dẫn lựa chọn loại màng phản quang

6 Yêu cầu kỹ thuật của màng phản quang

7 Phương pháp thử

8 Yêu cầu về tuổi thọ và kiểm soát chất lượng màng phản quang

9 Yêu cầu ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

Phụ lục A (Quy định): Yêu cầu kỹ thuật đối với nhôm và hợp kim nhôm dạng lá và tấm

Phụ lục B (Quy định): Phương pháp thử xác định hệ số phản quang của màng phản quang sử dụng cấu hình đồng phẳng

Phụ lục D (Quy định): Phương pháp thử nghiệm tính chất màu sắc của màng phản quang dưới điều kiện ban đêm