– QCVN 41:2016/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08 tháng 4 năm 2016.
Chương 1 – Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu và thứ tự đường ưu tiên
Chương 2 – Hiệu lệnh điều khiển giao thông
Chương 5 – Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Chương 7 – Biển chỉ dẫn trên đường ôtô không phải là đường cao tốc
Chương 8 – Biển phụ, biển viết bằng chữ
Chương 9 – Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
Chương 11 – Cọc tiêu, tiêu phản quang, tường bảo vệ và hàng rào chắn
Chương 12 – Cột kilômét, Cọc H
Chương 14 – Báo hiệu cấm đi lại
Chương 15 – Gương cầu lồi, dải phân cách và lan can phòng hộ
Phụ lục B – Ý nghĩa – Sử dụng biển báo cấm
Phụ lục C – Ý nghĩa – Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Phụ lục D – Ý nghĩa – Sử dụng biển hiệu lệnh
Phụ lục E – Ý nghĩa – Sử dụng biển chỉ dẫn
Phụ lục F – Ý nghĩa – Sử dụng các biển phụ
Phụ lục I – Cột kilômét – Cọc H – Mốc lộ giới
Phụ lục K – Kích thước chữ viết và con số trên biển báo
Phụ lục M – Chi tiết các thông số thiết kế biển báo
Phụ lục N – Mã hiệu đường cao tốc
Phụ lục O – Kích thước mã hiệu đường bộ
Phụ lục P – Chi tiết các thông số thiết kế biển báo chỉ dẫn trên đường cao tốc
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chuẩn này quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột kilômét, cọc H, mốc lộ giới, gương cầu lồi, dải phân cách có lan can phòng hộ.
Quy chuẩn này quy định về hệ thống báo hiệu áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam bao gồm: đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Hiệp định GMS-CBTA, các thỏa thuận trong ASEAN và các thỏa thuận quốc tế khác) – sau đây gọi là các tuyến đường đối ngoại.
Tải trọng bản thân xe là khối lượng của xe, đo bằng kilôgam (kg) hoặc tấn (t) ở trạng thái tỉnh được ghi theo thông số quy định trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không kể đến khối lượng người trong xe và khối lượng hàng hóa trên xe.
Tải trọng toàn bộ xe (tổng tải trọng) là bằng tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).
Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm 3.
Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Tốc độ suất tích lũy 85% (V85) là tốc độ vận hành mà ở đó 85% các lái xe vận hành xe chạy từ tốc độ này trở xuống.
Tầm nhìn dừng xe an toàn là khoảng cách đo dọc theo đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy có thể dừng lại an toàn trước một vật thể tỉnh bất ngờ xuất hiện trên cùng một làn đường ở phía trước.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT THỨ TỰ HIỆU LỰC CỦA HỆ THỐNG BÁO HIỆU VÀ THỨ TỰ ĐƯỜNG ƯU TIÊN HIỆU LỆNH ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
Tất cả các lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Người điều khiển giao thông phải là cảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy định của Bộ Công an hoặc là người được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông có mang băng đỏ rộng 10 cm ở khoảng giữa cánh tay phải.
Đèn tín hiệu ngoài ba dạng đèn chính còn được bổ sung một số đèn phụ tùy thuộc vào quy mô nút giao và tổ chức giao thông. Việc bố trí đèn phụ được thực hiện tại các nút giao rộng và nơi đường có nhiều xe tải, xe buýt có kích thước lớn lưu thông gây cản trở tầm nhìn.
Người đi bộ chỉ được phép đi qua đường khi tín hiệu đèn xanh bật sáng và đi trong hàng đinh gắn trên mặt đường hoặc vạch sơn dành cho người đi bộ qua đường. Tín hiệu đèn xanh nhấp nháy báo hiệu chuẩn bị chuyển sang tín hiệu màu đỏ; người đi bộ lúc này không nên bắt đầu đi ngang qua đường.
a) Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh có biển hiệu riêng.
b) Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.
Ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu. Trong trường hợp không sử dụng đèn tín hiệu để điều khiển giao thông theo từng làn đường riêng thì tín hiệu đèn có tác dụng cho toàn bộ phần đường xe chạy theo hướng xe đến. Trong trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.
Kích thước, hình dạng và các quy định khác của đèn tín hiệu quy định ở Phụ lục A của Quy chuẩn này.
BIỂN BÁO HIỆU
Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo. Trừ một số biển đặc biệt, các biển thể hiện hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
a) Số hàng đơn vị ≤ 5 thì lấy bằng 5;
(*) Đường ô tô thông thường là các đường ô tô không phải là đường ô tô cao tốc, đường đôi, đường đô thị.
(**) Hệ số kích thước biển chỉ dẫn trong Bảng 2 không áp dụng cho các đường cao tốc. Đường cao tốc có quy định riêng tại Chương 9 của Quy chuẩn này.
(***) Đối với các biển báo lắp đặt trên giá long môn, giá cần vươn của đường đôi trong đô thị sử dụng hệ số kích thước như quy định cho đường đôi ngoài đô thị.
Màu sắc trên biển phải tuân theo quy định kỹ thuật về màu sắc và thống nhất trong các nhóm biển sử dụng trên mạng lưới đường bộ.
Khi ở một vị trí đã có biển báo có thông tin tỉnh đồng thời lại có thêm biển báo có thông tin thay đổi mà hai biển này có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có thông tin thay đổi.
Khoảng cách giữa các từ trong dòng thông tin từ 75 % – 100 % chiều cao chữ. Khoảng cách giữa các dòng chữ từ 50 % – 75 % chiều cao chữ. Các thông tin phải là tiếng Việt đủ dấu. Chiều cao chữ tối thiểu phải là 450 mm cho các đường có tốc độ hạn chế tối đa từ 70 km/h trở lên và 300 mm với các tốc độ hạn chế tối đa dưới 70 km/h.
18.2.4. Độ sáng của biển báo điện tử phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và phải được nhìn rõ vào ban ngày và ban đêm. Chữ phải sáng trên nền đen hoặc trên nền tối hơn.
Trường hợp không xác định được cự ly nhìn thấy biển, những nơi vị trí biển báo có thể bị khuất thì cho phép lấy tầm nhìn đảm bảo người tham gia giao thông có thể nhìn thấy biển báo hiệu là 150 m trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, 100 m trên những đường ngoài khu đông dân cư và 50 m trên những đường trong khu đông dân cư.
Biển viết bằng chữ áp dụng riêng đối với xe thô sơ và người đi bộ, trong trường hợp hạn chế được phép đặt mặt biển song song với chiều đi.
Ở trong khu dân cư hoặc trên các đoạn đường có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cho phép đặt biển trên hè đường nhưng mép mặt biển phải cách mép hè là 0,5 m và không choán quá nửa bề rộng hè đường. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc đó thì phải treo biển ở phía trên phần xe chạy.
Ghi chú: con số ghi trên hình biểu thị thứ tự ưu tiên
Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5 cm, độ cao từ mép thấp nhất của các biển trong nhóm biển đến mặt đường là 1,8 m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2,0 m đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư.
Các loại biển báo hiệu đường bộ phải được dán màng phản quang đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để thấy rõ cả ban ngày và ban đêm.
BIỂN BÁO CẤM
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà nội dung biển đã thể hiện.
– Biển số P.102: Cấm đi ngược chiều;
– Biển số P.103 (b,c): Cấm xe ôtô rẽ trái, rẽ phải;
– Biển số P.105: Cấm xe ôtô và xe máy;
– Biển số P.106 (a,b): Cấm xe ôtô tải;
– Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm;
– Biển số P.107: Cấm xe ôtô khách và xe ôtô tải;
– Biển số P.107a: Cấm xe ôtô khách;
– Biển số P.107b: Cấm xe ôtô taxi;
– Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc;
– Biển số P.108 a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc;
– Biển số P.110 b: Cấm xe đạp thồ;
– Biển số P.111 a: Cấm xe gắn máy;
– Biển số P.111 (b) hoặc (c): Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam, xích lô máy);
– Biển số P.111d: Cấm xe ba bánh không có động cơ (xích lô);
– Biển số P.112: Cấm người đi bộ;
– Biển số P.113: Cấm xe người kéo đẩy;
– Biển số P.114: Cấm xe súc vật kéo;
– Biển số P.115: Hạn chế tải trọng toàn bộ xe cho phép;
– Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trục xe (trục đơn);
– Biển số P.117: Hạn chế chiều cao;
– Biển số P.118: Hạn chế chiều ngang;
– Biển số P.119: Hạn chế chiều dài xe ôtô;
– Biển số P.120: Hạn chế chiều dài xe ôtô, máy kéo rơ-moóc hoặc sơ-mi-rơ-moóc;
– Biển số P.121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe;
– Biển số P.123 (a,b): Cấm rẽ (phải, trái);
– Biển số P.124 (a,b): Cấm quay đầu xe; Cấm ô tô quay đầu xe;
– Biển số P.124 (c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe;
– Biển số P.124 (e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;
– Biển số P.124 d: Cấm xe ôtô rẽ trái và quay đầu xe;
– Biển số P.126: Cấm xe ôtô tải vượt;
– Biển số P.127: Tốc độ tối đa cho phép;
– Biển số P.127 a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;
– Biển số P.127 b: Biển gộp tốc độ tối đa cho phép theo làn đường đặt bên đường hoặc trên cột cần vươn;
– Biển số P.127 c: Biển gộp tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường;
– Biển số P.127d: Biển hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép trên biển ghép
– Biển số P.128: Cấm sử dụng còi;
– Biển số P.130: Cấm dừng xe và đỗ xe;
– Biển số P.131 (a,b,c): Cấm đỗ xe;
– Biển số P.132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp;
– Biển số DP.133: Hết cấm vượt;
– Biển số DP.134: Hết hạn chế tốc độ tối đa;
– Biển số DP.135: Hết tất cả các lệnh cấm;
– Biển số P.136: Cấm đi thẳng;
– Biển số P.137: Cấm rẽ trái, rẽ phải;
– Biển số P.138: Cấm đi thẳng, rẽ trái;
– Biển số P.139: Cấm đi thẳng, rẽ phải;
– Biển số P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự.
Khi cần thiết cấm phương tiện theo giờ phải đặt biển phụ số S.508 dưới biển cấm, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại).
Để báo đường cấm nhiều loại phương tiện có thể kết hợp đặt các ký hiệu phương tiện bị cấm trên một biển theo quy định như sau:
Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển được quy định chi tiết ở Điều 16, Điều 17 và Phụ lục B của Quy chuẩn này.
Biển có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ số S.502 để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.
BIỂN BÁO NGUY HIỂM VÀ CẢNH BÁO
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
– Biển số W.201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;
– Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;
– Biển số W.202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;
– Biển số W.203 (a,b,c): Đường bị thu hẹp;
– Biển số W.204: Đường hai chiều;
– Biển số W.205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau;
– Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;
– Biển số W.207(a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l): Giao nhau với đường không ưu tiên;
– Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên;
– Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn;
– Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;
– Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;
– Biển số W.211b: Giao nhau với đường tầu điện;
– Biển số W.214: Cầu quay – Cầu cất;
– Biển số W.215 a: Kè, vực sâu phía trước;
– Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu phía bên trái và phía bên phải;
– Biển số W.216 a: Đường ngầm;
– Biển số W.216 b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét;
– Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm;
– Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm;
– Biển số W.221 a: Đường lồi lõm;
– Biển số W.221 b: Đường có gồ giảm tốc;
– Biển số W.222 a: Đường trơn;
– Biển số W.222 b: Lề đường nguy hiểm;
– Biển số W.223 (a,b): Vách núi nguy hiểm;
– Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;
– Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang;
– Biển số W.227: Công trường;
– Biển số W.228 c: Sỏi đá bắn lên;
– Biển số W.228 d: Nền đường yếu;
– Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống;
– Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường;
– Biển số W.233: Nguy hiểm khác;
– Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;
– Biển số W.236: Kết thúc đường đôi;
– Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước;
– Biển số W.239: Đường cáp điện ở phía trên;
– Biển số W.241: Ùn tắc giao thông;
– Biển số W.242 (a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;
– Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;
– Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;
– Biển số W.245 (a,b): Đi chậm (a), Đi chậm có chỉ dẫn tiếng Anh (b);
– Biển số W.246 (a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;
Tại các nơi đường được ưu tiên giao với các đường khác mà không được xem là nơi đường giao nhau theo quy định của Quy chuẩn này thì không cần đặt các biển W.207, W.208. Tuy nhiên, có thể sử dụng các biển này khi thấy cần thiết.(Xem tiếp trên file đính kèm)