Biển phụ là gì? Hiệu lực của biển phụ được xác định như thế nào?

Biển phụ là gì? Hiệu lực của biển phụ được xác định như thế nào? Các loại biển phụ theo Quy chuẩn QCVN/41:2016/BGTVT? Quy định của pháp luật về cách gắn biển phụ, ý nghĩa của biển phụ, cách xác định hiệu lực của biển phụ?

Các loại biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn QCVN/41:2016/BGTVT được phân thành nhóm cơ bản: Biển hiệu lệnh; Biển báo nguy hiểm và cảnh báo; Biển chỉ dẫn; Biển phụ, biển viết bằng chữ. Vậy biển phụ là gì và nó có hiệu lực như thế nào?

Nhóm biển báo cấm: Biển báo cấm biểu thị những điều cầm mà người tham gia giao thông phải chấp hành. Nếu không tuân theo các loại biển báo cấm, đây được xem là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Nhóm biển báo nguy hiểm: Biển báo nguy hiểm có vai trò cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước để người tham gia giao thông chú ý cẩn thận phòng tránh. Điều đầu tiên người lái xe nên làm khi gặp các biển cảnh báo nguy hiểm này là giảm tốc độ, sau đó xem nội dung biển báo và đưa ra cách xử lý phù hợp ở đoạn đường phía trước.

Nhóm biển báo hiệu lệnh: Biển báo hiệu lệnh có vai trò các hiệu lệnh người tham gia giao thông cần chấp hành.

Nhóm biển báo chỉ dẫn: Biển chỉ dẫn có vai trò hướng dẫn những nội dung cần thiết, hỗ trợ người tham gia giao thông di chuyển thuận lợi hơn trên đường.

Nhóm biển báo phụ: Biển báo phụ có vai trò biểu thị các nội dung bổ sung nhằm làm rõ biển báo chính như biển cấm, biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn… Biển báo phụ thường đặt dưới biển báo chính.

Vạch kẻ đường: Vạch kẻ đường dù hiển thị trên mặt đường nhưng cũng được xem là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn người tham gia giao thông di chuyển đúng phần đường của mình. Vạch kẻ đường có 2 dạng: vạch kẻ nằm đứng và nằm ngang.

Theo giải thích được Bộ giao thông vận tải quy định thì nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung biển chính hoặc sử dụng độc lập.

Biển báo phụ được đặt kết hợp và bổ sung ý nghĩa cho các biển chính như biển báo cấm, biển hiệu lệnh…Nếu để ý bạn có thể thấy những tấm biển chữ nhật treo phía dưới những biển tròn đỏ (cấm), hoặc biển tam giác nền vàng (cảnh báo nguy hiểm). Những biển chữ nhật phía dưới đó chính là các biển báo phụ (biển phụ).

Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm mục đích bổ trợ, thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển đó. Trong các trường hợp đặc biệt, khi có biển phụ đi kèm với các loại biển trên thì người lái xe phải thực hiện theo nội dung được thể hiện trên biển phụ. Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.

2. Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn QCVN/41:2016/BGTVT bao gồm các loại sau:

2.1. Biển số S.501. “Phạm vi tác dụng của biển”

a) Phải đặt biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” để thông báo chiều dài đoạn đường nguy hiểm hoặc cấm hoặc hạn chế bên dưới một số biển báo nguy hiểm, biển báo cấm hoặc hạn chế sau đây:

– Biển số W.219 “Dốc xuống nguy hiểm”;

– Biển số W.220 “Dốc lên nguy hiểm”;

– Biển số W.221a “Đường có ổ gà, sống trâu”;

– Biển số W.225 “Trẻ em”;

– Biển số W.228 (a,b) “Đá lở”;

– Biển số W.231 “Thú rừng vượt qua đường”;

– Biển số W.121 “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

b) Chiều dài đoạn nguy hiểm hoặc cấm hoặc hạn chế ghi theo đơn vị mét (m) và lấy chẵn đến hàng chục mét.

2.2. Biển số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”

a) Bên dưới các loại biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và chỉ dẫn, trong trường hợp vị trí đặt các biển báo đó khác với quy định chung, phải đặt biển số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu” để thông báo khoảng cách thực tế từ vị trí đặt biển đến đối tượng báo hiệu ở phía trước.

b) Con số trên biển ghi theo đơn vị mét (m) và lấy chẵn đến hàng chục mét.

2.3. Biển số S.503 (a,b,c,d,e,f) “Hướng tác dụng của biển”

b) Biển số S.503b để chỉ đồng thời hai hướng tác dụng (trái và phải).

c) Các biển số S.503 (d,e,f) đặt bên dưới biển số W.224 “Cấm quay xe”, biển số P.130 ” và đỗ xe”, biển số P.131 (a,b,c) “Cấm đỗ xe” để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi.

d) Biển số S.503e để chỉ đồng thời hai hướng tác dụng (trước và sau) nơi đặt biển báo nhắc lại lệnh cấm dừng và cấm đỗ xe.

Trên các tuyến đường đối ngoại và các tuyến đường có nhiều người đi lại có thể sử dụng biển phụ S.H,3a; S.H,3b; S.H,3c (Biển H,3 (a,b,c) theo GMS).

2.4. Biển số S.504 “Làn đường”

Biển số S.504 được đặt bên trên làn đường và dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay bên dưới đèn tín hiệu để chỉ làn đường chịu hiệu lực của biển báo hay đèn tín hiệu.

Biển số S.505a được đặt bên dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn để chỉ loại xe chịu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn. Tùy theo loại xe chịu hiệu lực mà bố trí hình vẽ cho phù hợp.

2.6. Biển số S.505b “Loại xe hạn chế qua cầu”

Biển số S.505b được đặt bên dưới biển báo số P.106a “Cấm xe ôtô tải” để chỉ các loại xe tải chịu hiệu lực của biển báo và tải trọng toàn bộ xe cho phép (bao gồm tải trọng bản thân xe và khối lượng chuyên chở cho phép) tương ứng với mỗi loại xe không phụ thuộc vào số lượng trục.

Biển S.505b được lắp đặt cho từng cầu. Biển đặt bên phải theo chiều đi cách hai đầu cầu từ 10 đến 20 m ở vị trí dễ quan sát.

Trường hợp cầu hư hỏng đột xuất, cầu có tải trọng khai thác thấp, ngoài việc đặt biển báo hiệu S.505b còn phải đặt bổ sung các bảng thông tin hướng dẫn ở hai đầu đoạn tuyến để thông báo cho người tham gia giao thông về vị trí tải trọng của cầu có tải trọng khai thác thấp nhất nằm trong đoạn tuyến.

2.7. Biển số S.505c “Tải trọng trục hạn chế qua cầu”

b) Biển S.505c được đặt cùng với biển số S.505b bên dưới biển số P.106 và các xe qua cầu phải thỏa mãn điều kiện của cả hai biển (biển số S.505b và S.505c);

2.8. Biển số S.506 (a,b) “Hướng đường ưu tiên”

a) Biển số S.506a được đặt bên dưới biển chỉ dẫn số I.401 trên đường ưu tiên để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.

b) Biển số S.506b được đặt bên dưới biển số W.208 và biển số R.122 trên đường không ưu tiên để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.

2.9. Biển số S.507 “Hướng rẽ”

a) Biển số S.507 được sử dụng độc lập để báo trước cho người tham gia giao thông biết chỗ rẽ nguy hiểm và để chỉ hướng rẽ.

b) Biển được đặt trong trường hợp người tham gia giao thông khó nhận biết hướng rẽ của đường. Biển có thể đặt đồng thời hai biển ngược chiều nhau để chỉ hướng rẽ trái và rẽ phải, với độ cao đặt biển từ 1,2 m đến 1,5 m. Trường hợp cần dẫn hướng trong đường cong có thể sử dụng tiêu phản quang.

c) Biển không thay thế cho việc đặt các biển báo nguy hiểm số W.201 (a,b) và W.202 (a,b,c).

3. Hiệu lực của biển phụ được xác định như thế nào?

Điều 4, Quy chuẩn 41 cũng quy định về thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu như sau:

Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

4.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường

Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của một chiều xe chạy.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Nếu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì phải treo biển ở trên giá long môn hoặc cột cần vươn.

Trường hợp cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng, nền trắng.

Trên thực tế, trường hợp biển phụ được gắn kết hợp với biển chính là nhiều nhất để thuyết minh, bổ sung thêm thông tin tới người tham gia giao thông. Vì vậy, ngoài chú ý đến thông tin của biển chính thì người điều khiển phương tiện còn phải để ý đến biển phụ kèm theo đó.

Trong trường hợp biển phụ đứng dưới nhiều biển chính khác thì chúng ta có thể hiểu đó là trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền muốn người tham gia giao thông hiểu rằng biển phụ này đang thuyết minh và bổ sung thông tin cho cả nhiều biển chính khác. Trong trường hợp này, khi bổ sung và thuyết minh cho nhiều biển báo chính như vậy thì biển phụ và biển báo chính phải được bố trí trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật.