Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2572:1978 về Biển báo an toàn về điện

TCVN 2572 : 1978

BIỂN BÁO AN TOÀN VỀ ĐIỆN

Danger warning sign for electric installations

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các biển báo có chữ và dấu hiệu có điện áp, đặt trên các dụng cụ, máy, khí cụ, các thiết bị điện v.v… để báo cho người tránh khỏi nguy hiểm do điện gây ra khi vận hành, làm việc và đi qua gần những thiết bị đó.

1. Phân loại và kích thước

1.1. Căn cứ vào các đối tượng cần báo hiệu, biển báo gồm:

Biển báo chung – dùng ở những nơi có nhân viên vận hành thiết bị điện cũng như người đến làm việc hoặc đi qua.

Biển báo riêng – dùng ở những nơi chỉ có nhân viên vận hành thiết bị điện làm việc.

1.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng biển báo gồm:

Biển báo cố định – đặt trong một thời gian không quy định;

Biển báo lưu động – đặt trong một thời gian nhất định.

1.3. Căn cứ vào kích thước (a x b), tính bằng mm, biển báo được phân thành nhóm sau:

a – 360 x 240 e – 145 x 72

b – 240 x 150 g – 105 x 52

c – 240 x 120 h – 72 x 36

d – 210 x 210 i – 52 x 26

1.4. Căn cứ vào nội dung lời trên biển, biển báo được phân theo bảng 1.

Bảng 1 Chú thích: 1. Trong trường hợp cần thiết, cho phép vẽ thêm hình sọ người nhưng phải đảm bảo yêu cầu trong điều 2.6 của tiêu chuẩn này; 2. Chữ và số ở cột (cột 1 – “Kí hiệu”) biểu thị 1 đến 15 – Phân theo lời ghi ở cột 2 (bảng 1); a, b, c, d, e, g, h, i, k – Phân theo kích thước: K – Loại biển cố định; K – Khuôn. Khuôn là loại biển đã được khoét thủng tất cả các chữ viết, dấu hiệu có điện áp và khung của biển.

1.5 Nội dung trình bày và kích thước biển báo được quy định trong bảng 2-4 và trên hình vẽ 1 – 20.

Bảng 2 Bảng 3

1.6. Biển báo phải được sơn màu phù hợp với quy định trong bảng 4

1.8. Khi đặt làm các biển báo, phải chỉ rõ kiểu, loại quy định trong tiêu chuẩn này.

2.2. Biển báo cố định và khuôn được chế tạo bằng thép tấm chất lượng thường, có chiều dày không nhỏ hơn 0,5 mm.

2.3. Biển báo cố định kiểu 15eX đến 15kX dùng để gắn trên thiết bị điện, khí cụ, các dụng cụ đo điện có thể chế tạo bằng vật liệu như nhôm lá, đồng lá, thép lá hoặc bằng vật liệu khác nhưng phải đảm bảo tuổi thọ của nó trong điều kiện vận hành của sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo rõ ràng và đọc rõ nét chữ. Có thể dùng loại có lỗ hoặc không có lỗ. Cho phép chỉ vẽ dấu hiệu có điện áp trực tiếp ngay trên sản phẩm nhưng kích thước phải phù hợp với TCVN 2049:1977 theo chiều cao “h” quy định ở Bảng 3 của tiêu chuẩn này.

2.4. Biển báo phải được gắn chắc bằng bulông, vít, đinh tán hoặc gắn trực tiếp vào sản phẩm. Kích thước của các lỗ bắt bulông, vít được quy định trong các bảng và hình vẽ của tiêu chuẩn này.

2.5. Biển báo lưu động được phép được chế tạo bằng kim loại lá, chất dẻo hoặc bằng vật liệu khác có chiều dày từ 2 – 3mm. Các vật liệu này không bị hư hỏng do tác dụng của khí quyển.

2.6. Hình sọ người phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Màu của hốc mắt, mũi, răng và đường viền của sọ phải là màu đen;

Đoạn đầu của dấu hiệu có điện phải cho xuyên qua hốc mắt phải, nhưng hình sọ người không được che khuất đầu mũi tên của dấu hiệu, đồng thời phải để chừa một đoạn rõ từ chỗ hốc mắt phải đến chỗ gấp khúc của dấu hiệu có điện áp;

Hình sọ người phải có kích thước tương ứng với dấu hiệu có điện áp.

Phần lời của biển báo phải viết bằng chữ in thẳng đứng theo tiêu chuẩn “tài liệu thiết kế” (TCVN 6:1974).

Hình dạng và kích thước của dấu hiệu có điện áp theo TCVN 2049:1977.

Biển báo không được có những vết sần sùi, cạnh sắc.

Biển báo cố định và khuôn phải sơn cả hai mặt, trước khi sơn phải làm sạch hết vết bẩn, vết gỉ.

Sơn phải đều, đậm và bền, bề mặt lớp sơn phải nhẵn.

Biển báo kiểu 2aX phải bắt chắc chắn ở độ cao từ 2,5m – 3m so với mặt đất.

2.12. Trên cột bê tông, cho phép dùng khuôn 2K để thể hiện trực tiếp nội dung của biển báo và sơn màu quy định trong Bảng 4.

2.13. Phía trên biển báo loại lưu động phải có hai lô theo kích thước quy định trong Bảng 2 để luồn dây treo thích hợp.

3. Quy tắc nghiệm thu

3.1. Các biển báo phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật bên sản xuất kiểm tra theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3.2. Kiểm tra kích thước và chữ viết của biển báo bằng dụng cụ đo có độ chính xác đến 1mm. Khi kiểm tra, lấy 10% số biển báo của lỗ, nhưng không được ít hơn 3 chiếc.

3.3. Kiểm tra các điều 2.7, 2.8 và 2.1 bằng mắt thường. Kiểm tra từng biển báo riêng biệt.

4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

4.1. Biển báo phải được bao gói trong hòm gỗ hoặc hòm các tông, giữa các biển báo phải có giấy lót. Khối lượng của hòm để xếp biển báo không quá 20kg.

4.2. Trên mỗi hòm có ghi nhãn, bao gồm các mục sau:

– Tên hoặc dấu hiệu quy ước của cơ sở sản xuất;

– Kiểu biển báo;

– Khối lượng, kg;

– Ký hiệu và số hiệu của tiêu chuẩn.

4.3. Biển báo được bảo quản trong phòng ở điều kiện bình thường.

4.4. Biển báo được vận chuyển bằng mọi phương tiện.

Hình 4