“Loạn” biển báo trong Quy chuẩn 41

CSGT Hà Nội lo lắng nếu hàng trăm nghìn xe tải loại dưới 1.500 kg được “sổ lồng” đi như xe ô tô thì các tuyến phố sẽ lâm vào cảnh ùn tắc giao thông trầm trọng

Trở lại với câu chuyện Quy chuẩn 41 quy định xe ô tô chở hàng với khối lượng hàng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg là xe ô tô con, chỉ huy Phòng CSGT đã liệt kê hàng loạt những thông tư, văn bản, Luật phản bác lại điều này. Cụ thể, trong phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng và theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu do Tổng cục Hải Quan, Bộ Tài chính cấp đối với các xe ô tô chở hàng (kể cả xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 1.500 kg) đều ghi là xe tải. Việc Quy định xe tải “biến” thành xe ô tô con như Quy chuẩn 41 không chí “đá” với các quy định của các Bộ, ban ngành khác mà còn “đè” lên ngay cả Thông tư 63/2014 của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Theo Thông tư 63 này, xe có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg được coi là xe tải.

Thống kê của Phòng CSGT đường bộ – đường sắt cho thấy, hiện nay trên toàn địa bàn thành phố có khoảng 150.000 xe tải loại từ 500 kg đến dưới 1.500 kg. Nếu theo Quy chuẩn 41 của Bộ GTVT thì tất cả số phương tiện này “biến” thành xe ô tô con thì chắc chắn toàn bộ các tuyến phố trong nội đô sẽ ken đặc phương tiện, không có lối để đi lại. “Từ nay đến cuối năm, áp lực về giao thông đè lên vai những người thực thi nhiệm vụ càng nặng nề. Hiện chúng tôi trong quá trình tuần tra kiểm soát rất vất vả trong việc phân luồng, điều chỉnh dòng phương tiện. Trên thực tế đã có không ít các lái xe tải cố tình điều khiển xe tải loại dưới 1.500 kg vào trong phố nội đô kể cả trong giờ cao điểm. Khi CSGT kiểm tra, họ vin vào việc thực hiện theo Quy chuẩn 41 đã gây khó khăn rất lớn cho CSGT làm nhiệm vụ, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Đã có khá nhiều lái xe gửi đơn thư khiếu nại về việc xử phạt của CSGT vì họ cho rằng việc xử phạt các lỗi đi xe vào phố cấm trên là không đúng theo Quy chuẩn 41”-đại diện Phòng CSGT bức xúc.

Đằng sau câu chuyện biển báo

Ngoài những nội dung cốt lõi về quy định loại phương tiện sai cơ bản, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt cũng phát hiện và kiến nghị đề xuất điều chỉnh một số nội dung về đèn tín hiệu giao thông. Đại úy Phạm Đức Hoàng, Đội trưởng Đội Tham mưu Tổng hợp, Phòng CSGT đánh giá: Nhiều quy định về đèn tín hiệu giao thông trong Quy chuẩn 41 là mới nhưng không phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, tại dạng 7, phụ lục A về các dạng đèn tín hiệu, Phòng CSGT đề xuất bổ sung đèn tín hiệu giao thông có dạng xếp modul nằm ngang dành cho người đi bộ. Quy chuẩn 41 chỉ quy định xếp nằm dọc là không phù hợp.

Còn tại Dạng 2, phụ lục A đề xuất quy định màu sắc cho các modul đèn mũi tên xanh, vàng, đỏ trên nền đen đối với đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi xe đạp. Riêng tại Điểm D, mục A2 đề xuất sửa đổi tín hiệu xanh mũi tên màu xanh trên nền màu đen. Tín hiệu vàng thì mũi tên màu vàng trên nền màu đen. Tín hiệu đỏ thì mũi tên màu đỏ trên nền màu đen. Đáng chú ý, Quy chuẩn 41 quy định về vạch dừng xe tại điểm 7.1 nêu: “Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ” là trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008. Bên cạnh đó, CSGT cũng đề xuất bổ sung thêm mục quy định riêng về hệ thống biển báo, vạch sơn, đèn tín hiệu chúng tôi xe buýt nhanh BRT. Ngay cả vạch sơn tim đường phân cách hai chiều xe chạy theo quy chuẩn mới là màu vàng nhưng hiện nay hầu như rất ít các tuyến phố được sơn, vẽ, kẻ lại vạch sơn theo quy chuẩn.

Nhiều tuyến phố, ngã tư hiện nay hệ thống vạch sơn, kẻ dường vẫn chưa được thay đổi dù Quy chuẩn 41 có hiệu lực hơn 7 tháng qua

Ngay cả lý do Quy chuẩn 41 nhằm thực hiện Công ước Viên về Giao thông đường bộ cũng không “chuẩn”. Cụ thể, Công ước Viên quy định “Đèn vàng thông báo không một phương tiện giao thông nào được vượt qua vạch dừng lại hay vượt quá đèn tín hiệu giao thông trừ phi phương tiện giao thông đã quá gần vạch dừng lại hay đèn tín hiệu giao thông khi đó việc dừng lại trước vạch dừng lại hoặc đèn tín hiệu giao thông sẽ không an toàn”. Tuy nhiên, theo quy định của khoản 2, Điều 67 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 thì “Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó…chỉ trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện”.

Hoàng Phong

Như vậy, quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Công ước thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ. Trường hợp Bộ GTVT thấy rằng cần phải quy định cụ thể, rõ ràng hơn thì Bộ cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý thực hiện.

Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp)