Xem Nhiều 5/2024 # Biển Báo Khu Vực Đông Dân Cư # Top 1 Yêu Thích

Biển báo giao thông là điều mà những ai học lái xe phải đặc biệt chú ý. Đối với những khu dân cư đông người đều có Biển báo khu vực đông dân cư. Đây là loại biển mà các lái xe luôn e dè khi gặp bởi mỗi khi lái xe vào khu vực đông dân sẽ bị kiểm soát tốc độ. Vậy Luật quy định những gì khi gặp biển báo này, khi nào biển báo hết hiệu lực và những thận trọng khi lái xe qua đoạn đường có biển báo đông dân.

Quy định tốc độ khi gặp Biển báo khu vực đông dân cư?

Khu vực đông dân cư thường là những khu vực tập trung dân sinh sống đông, là những đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã. Cần có biển cảnh báo vì những đoạn đường này luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Người dân sống trong khu vực có thể có những hoạt động sinh hoạt ảnh hưởng đến giao thông. Lái xe cần phải đặc biệt lưu ý khi đi qua khu vực này.

Một điều mà mọi người đều dễ để hiểu rằng khi nào có biển báo khu vực đông dân thì đều phải có tốc độ thấp hơn bình thường. Nhưng tốc độ là bao nhiêu thì là điều mọi người đều quan tâm. Trong khu vực có đông dân cư sinh sống thì việc mọi người đi lại nhiều cũng ảnh hưởng lớn đến giao thông. Việc phóng nhanh vượt ẩu hay đi với tốc độ quá nhanh sẽ gặp phải nhiều nguy hiểm.

Luật Giao thông đường bộ cũng có những quy định rõ ràng về việc này. Theo đó, những khu vực tập trung đông người như khu dân cư, trường học,…đều có biển cảnh báo. Việc này vừa giúp lái xe kiểm soát tốc độ vừa giúp người dân an toàn khi di chuyển trong khu vực này.

Có những sai lầm cho rằng quy định biển báo cấm chỉ áp dụng với xe máy. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì biển báo áp dụng với tất cả các phương tiện cả ô tô lẫn xe máy. Ô tô cũng cần hạn chế tốc độ và bị giới hạn chỉ 60km/h đối với đường một chiều có hai làn xe cơ giới trở lên và chạy tối đa 50km/h đối với đoạn đường hai chiều không có dải phân cách và đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Khi nào biển cảnh báo khu vực đông dân hết hiệu lực?

Nhiều người cũng thắc mắc không biết khi nào thì biển báo cảnh báo khu vực đông dân hết hiệu lực? Giao thông ở Việt Nam cũng khá phức tạp và thường xuyên xuất hiện những ngã tư, ngã ba ở các khu đông dân.

Trước ngã ba, ngã tư có biển báo đông dân nhưng khi đi qua ngã tư đi vào đường giao nhau kế tiếp liệu có cần thực hiện theo biển cảnh báo nữa không? Theo quy chuẩn VN 41/2024/BGTVT thay thế quy chuẩn 41/2012/BGTVT về biển báo giao thông có hiệu lực từ ngày 01/11/2024. Theo đó, nếu qua đoạn đường giao nhau mà biển báo không được nhắc lại thì có nghĩa là biển báo đó đã hết hiệu lực ở đoạn đường kế tiếp. Trong trường hợp đoạn đường tiếp theo vẫn cần có cảnh báo khu vực đông dân cư thì phải nhắc lại biển báo ở ngay sau nơi giao nhau.

Một điều vẫn dễ hiểu để các anh em lái xe không bị phạt “oan” và bị bắt những lỗi mà mình cảm thấy vô lý thì đi qua khu vực có đô thị, khu chung cư thì nên hạn chế tốc độ. Dù là lý do gì đi nữa thì vẫn phải đặt việc lái xe an toàn trên hết. Ở những đoạn đường trong khu đô thị thì việc hạn chế tốc độ còn giúp an toàn cho bản thân, người đi đường và không bị Cảnh sát giao thông vẫy gọi bởi lỗi vi phạm nào đó.

Anh em lái xe cần thận trọng lưu ý để tìm hiểu rõ cảnh báo từng loại biển và điều kiện áp dụng biển như thế nào. Theo Thông tư 91/2024 thì biển báo R.420 ( Biển báo khu vực đông dân cư) có hiệu lực đối với tất cả những tuyến đường nằm trong khu vực đô thị. Và nó hết hiệu lực cho đến khi đặt cảnh báo biển R.421 (Biển hết khu đông dân cư).

Do vậy, không cần biển nhắc lại đối với những tuyến đường giao nhau cùng nằm trong khu vực đông dân cư thì người lái xe vẫn cần thực hiện quy định. Hạn chế tốc độ để tránh xảy ra lỗi hay gây mất an toàn giao thông.

Mức phạt quy định nếu vi phạm Biển cảnh báo trên

Chạy quá tốc độ từ 0 – 5km/h sẽ không bị phạt mà chỉ bị cảnh cáo, nhắc nhở

Chạy quá tốc độ từ 5 – 10km/h bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng

Chạy quá tốc độ từ 10 – 20km/h bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Chạy quá tốc độ từ 20 – 35 km/h bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, giữ bằng 01 tháng.

Chạy quá tốc độ quá 35 km/h bị phạt từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, giữ bằng trong 02 tháng

Nếu lỡ đạp chân ga để rồi bị tuýt còi vì lỗi vi phạm tốc độ trong khu đông dân cư thì phạt như thế nào? Các tài xế lái xe cũng cần nắm rõ quy định về các mức phạt để hiểu đúng và thực hiện đúng theo pháp luật. Đối với Trung tâm đào tạo lái xe thì việc bổ sung kiến thức lý thuyết về các mức phạt tương ứng với từng lỗi vi phạm là cần thiết.

Theo đó người tham gia lái xe chỉ được chạy tối đa 50km/h và 60km/h đối với tùy loại đường nếu chạy quá sẽ phải chịu mức phạt tương ứng:

Như vậy, với những thông tin đưa ra về việc áp dụng Biển báo khu vực đông dân cư theo quy định thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cũng nắm rõ. Mọi người cần thực hiện lái xe an toàn, hiểu luật để tránh bị phạt với những lỗi vô cùng nhỏ này.