450 câu hỏi luật giao thông đường bộ: đặc điểm của biển báo nguy hiểm là gì

Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, việc phát minh ra hệ thống biển báo giao thông là một phát minh vĩ đại trong lịch sử loài người. Nó không chỉ góp phần phát triển giao thông đường bộ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt kinh tế, chính trị – xã hội trên thế giới. Đặc biệt là những quy định về biển báo, trong đó tiêu biểu là biển báo nguy hiểm.

Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết trước tính chất của sự nguy hiển trên tuyến đường để phòng ngừa. Biển báo nguy hiểm là biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. Khi gặp biển báo nguy hiểm, người lái xe phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử trí những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn. Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247. Mỗi kiểu có thể gồm 1 hoặc nhiều biển có ý nghĩa tương tự:

Số hiệu biển báo: 201a – Tên biển báo: Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái: Báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái.

Số hiệu biển báo: 201b – Tên biển báo: Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải: Báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải.

Số hiệu biển báo: 202 – Tên biển báo: Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp: Dùng để báo nguy hiểm cho người lái xe giảm tốc độ, biển được đặt ở ngoài vị trí tiếp đầu (hay tiếp cuối) của đường ngoặt liên tục có tốc độ xe chạy cho phép (thiết kế) nhỏ hơn 60km/h, đoạn có ba hoặc trên ba đoạn cong ngược chiều nhau có bán kính đường cong nằm nhỏ hơn giá trị tối thiểu quy định của cấp đường, còn đoạn thẳng chêm giữa các đoạn cong thì bằng hoặc nhỏ hơn chiều dài có giá trị bé nhất của đường cong chuyển tiếp hay đoạn vuốt nối siêu cao.

Số hiệu biển báo: 203a – Tên biển báo: Đường bị hẹp cả hai bên: Báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột cả hai bên.

Số hiệu biển báo: 203b – Tên biển báo: bị hẹp về phía trái: Báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột về phía trái.

Số hiệu biển báo: 203c – Tên biển báo: Đường bị hẹp về phía phải: Báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột về phía phải.

Số hiệu biển báo: 204 – Tên biển báo: Đường hai chiều: Để báo trước sắp đến đoạn đường vì lý do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải giải quyết đi lại của phương tiện phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hay thường xuyên các chiều xe đi và về phải đi chung.

Số hiệu biển báo: 205a – Tên biển báo: Đường giao nhau: Báo trước sắp đến nơi giao nhau của các tuyến đường cùng cấp, (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng.

Số hiệu biển báo: 206 – Tên biển báo: Giao nhau chạy theo vòng xuyến: Báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa điểm giao, các loại xe qua điểm giao vòng trái, phải đi vòng xuyến qua đảo an toàn.

Số hiệu biển báo: 207a – Tên biển báo: Giao nhau với đường không ưu tiên: Trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.

Số hiệu biển báo: 208 – Tên biển báo: Giao nhau với đường ưu tiên: Trên đường không ưu tiên, biển này để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên.

Số hiệu biển báo: 209 – Tên biển báo: Giao nhau có tín hiệu đèn: Để báo trước nơi giao nhau có sự điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn (hệ thống 3 đèn bật theo chiều đứng) và trong trường hợp thiết bị tín hiệu đèn không được nhìn thấy rõ ràng và kịp thời.

Số hiệu biển báo: 210- Tên biển báo: Giao nhau với đường sắt có rào chắn: Báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay chắn nửa kín bố trí theo trật tự xen kẽ ở mỗi bên đường sắt và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông.

Số hiệu biển báo: 211 – Tên biển báo: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn: Báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông.

Số hiệu biển báo: 212 -Tên biển báo: Cầu hẹp: Báo trước sắp đến cầu hẹp là loại cầu có chiều rộng lòng cầu (phần xe chạy) nhỏ hơn hoặc bằng 4.50 m (1 làn đường). Khi qua các cầu này các xe phải nhường nhau và chờ ở hai đầu cầu.

Số hiệu biển báo: 213 – Tên biển báo: Cầu tạm: Để báo trước sắp đến cầu tạm là loại cầu được làm để sử dụng tạm thời cho xe cộ qua lại.

Số hiệu biển báo: 214- -Tên biển báo: Cầu xoay-cầu cất: Để báo trước sắp đến cầu xoay, cầu cất là những loại cầu trong từng thời gian có cắt giao thông đường bộ để cho tàu thuyền qua lại. Các phương tiện đi trên đường bộ phải chờ đợi.

Số hiệu biển báo: 215a – Tên biển báo: Kè, vực sâu phía trước: Để báo trước sắp tới những chỗ có kè, vực sâu, hoặc bờ sông áp sát đường ở phía trước, cần đề phòng tình huống nguy hiểm vượt kè, tụt xuống vực sâu (thường có ở những chỗ ngoặt nguy hiểm).

Số hiệu biển báo: 215b – Tên biển báo: Kè, vực sâu phía trước:Để báo trước sắp tới những chỗ có kè, vực sâu, hoặc bờ sông áp sát đường ở phía trước, cần đề phòng tình huống nguy hiểm vượt kè, tụt xuống vực sâu .

Số hiệu biển báo: 216 – Tên biển báo: Đường ngầm: Để báo trước những chỗ có đường ngầm (đường tràn). Đường ngầm là những đoạn đường vượt qua sông, suối, khe cạn mà nước có thể chảy tràn qua thường xuyên hoặc khi có lũ.

Số hiệu biển báo: 217 – Tên biển báo: Bến phà: Để báo trước sắp đến bến phà. Người sử dụng đường phải tuân theo nội quy bến phà.

Số hiệu biển báo: 218 – Tên biển báo: Cửa chui: Để báo trước sắp đến những đường có cổng, kiểu cổng tò vò chắn ngang như cổng đường hầm, cổng thành, cầu vượt đường bộ dạng cầu vòm v.v…

Số hiệu biển báo: 219 – Tên biển báo: Dốc xuống nguy hiểm: Báo trước sắp tới chỗ dốc nguy hiểm. Người lái các phương tiện phải chọn phương thức chạy xe cho phù hợp để xe xuống dốc một cách thuận lợi, an toàn

Số hiệu biển báo: 220- Tên biển báo: Dốc lên nguy hiểm: Báo trước sắp tới chỗ dốc nguy hiểm. Người lái các phương tiện phải chọn phương thức chạy xe cho phù hợp để xe lên dốc một cách thuận lợi, an toàn

Số hiệu biển báo: 221a – Tên biển báo: Đường không bằng phẳng: Để báo trước sắp tới đoạn đường có mặt đường không bằng phẳng, lồi lõm, sống trâu v.v… xe chạy với tốc độ cao sẽ bị nguy hiểm.

Số hiệu biển báo: 221b – Tên biển báo: Đường không bằng phẳng: Báo hiệu đoạn “đường có sóng mấp mô nhân tạo (humps)” để hạn chế tốc độ xe chạy (biển được cắm kèm theo biển số 227 “Hạn chế tốc độ tối đa”), bắt buộc lái xe phải chạy với tốc độ chậm trước khi qua những điểm cần kiểm soát, kiểm tra…

Số hiệu biển báo: 222 – Tên biển báo: Đường trơn: Để báo trước sắp tới đoạn đường có thể xảy ra trơn trượt đặc biệt là khi thời tiết xấu, mưa phùn cần tránh hãm phanh, tăng ga, sang số đột ngột hoặc xe chạy với tốc độ cao sẽ bị nguy hiểm. Khi gặp biển này tốc độ xe chạy phải giảm kịp thời và thận trọng.

Số hiệu biển báo: 223a – Tên biển báo: Vách núi nguy hiểm – Biển báo nguy hiểm đường đi sát vách núi. Dùng để báo nguy hiểm cho lái xe lái cẩn thận.

Số hiệu biển báo: 224 – Tên biển báo: Đường người đi bộ cắt ngang: Báo trước sắp đến phần đường ngang dành cho người đi bộ sang qua đường. Gặp biển này các loại xe cộ phải nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ được chạy xe nếu như không gây nguy hiểm cho người đi bộ.

Số hiệu biển báo: 225 – Tên biển báo: Trẻ em: Báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ dem đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường như ở vườn trẻ, trường học, câu lạc bộ đi qua.

Số hiệu biển báo: 226 – Tên biển báo: Đường người đi xe đạp cắt ngang: Báo trước là gần đến chỗ thường có người đi xe đạp từ những đường nhỏ cắt ngang qua hoặc từ đường dành cho xe đạp đo nhập vào đường ô tô.

Số hiệu biển báo: 227 – Tên biển báo: Công trường: Để báo trước gần tới đoạn đường đang tiến hành sửa chữa có người và máy móc đang làm việc trên mặt đường. Khi gặp biển báo này tốc độ xe chạy phải giảm cho thích hợp, không gây nguy hiểm cho người và máy móc trên đoạn đường đó.

Số hiệu biển báo: 228a – Tên biển báo: Đá lở: Để báo trước gần tới một đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường, đặc biệt là ở những đoạn đường miền núi. Gặp biển này, người lái xe phải chú ý đặc biệt khi thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn và khi dừng hay đỗ xe sau những trận mưa lớn.

Số hiệu biển báo: 229 – Tên biển báo: Giải máy bay lên xuống: Để báo trước gần tới đoạn đường ở vùng sát đường băng sân bay và cắt ngang qua hướng máy bay lên xuống ở độ cao không lớn.

Số hiệu biển báo: 230 – Tên biển báo: Gia súc: Để báo trước gần tới đoạn đường thường có gia súc thả rông hoặc lùa qua ngang đường nguy hiểm, đường ở vùng đồng cỏ của nông trường chăn nuôi, vùng thảo nguyên. Người lái xe có trách nhiệm dừng lại bảo đảm cho gia súc có thể qua đường không bị nguy hiểm.

Số hiệu biển báo: 231 – Tên biển báo: Thú rừng vượt qua đường: Để báo trước gần tới đoạn đường thường có thú rừng qua đường như đường đi qua khu vực rừng cây hay khu cấm săn bắn.

Số hiệu biển báo: 232 – Tên biển báo: Gió ngang: Để báo trước gần tới đoạn đường thường có gió ngang thổi mạnh nguy hiểm. Người lái xe cần phải điều chỉnh tốc độ xe chạy cho thích hợp, đề phòng tình huống gió thổi lật xe.

Số hiệu biển báo: 233 – Tên biển báo: Nguy hiểm khác: Để báo trên đường có những nguy hiểm khác.

Số hiệu biển báo: 234 – Tên biển báo: Giao nhau với đường hai chiều: Trên đường một chiều, biển này để báo trước sắp đến chỗ giao nhau với đường hai chiều

Số hiệu biển báo: 235 – Tên biển báo: Đường đôi: Để báo trước sắp đến đoạn đường.

Số hiệu biển báo: 236 – Tên biển báo: Hết đường đôi: Để báo trước sắp kết thúc đoạn đường đôi (đoạn đường hết giải phân cách). Đường đôi chỉ được chia bằng vạch sơn không phải đặt biển này.

Số hiệu biển báo: 237 – Tên biển báo: Cầu vòng: Dùng để nhắc nhở lái xe cho cẩn thận. Biển đặt ở nơi thích hợp trên đoạn đường sắp sửa đến chiếc cầu có độ vồng rất lớn ảnh hưởng tới tầm nhìn.

Số hiệu biển báo: 238 – Tên biển báo: Đường cao tốc phía trước: Biển này nhằm để báo cho các phương tiện đi trên đường biết có “Đường cao tốc phía trước”.

Số hiệu biển báo: 239 – Tên biển báo: Đường cáp điện ở phía trên: Biển này để cảnh báo nơi có đường dây điện cắt ngang phía trên tuyến đường, thường kèm theo biển phụ 509 “Chiều cao an toàn” ở phía dưới.

Số hiệu biển báo: 240 – Tên biển báo: Đường hầm: Dùng để nhắc lái xe chú ý đi chậm lại, biển đặt ở nơi thích hợp mà đường sắp sửa đi vào đường hầm chạy hai chiều, mà chiếu sáng lại không tốt.

Số hiệu biển báo: 241 – Tên biển báo: Thôn bản: Dùng để nhắc lái xe lái cẩn thận. Biển được đặt ở nơi đường sắp đi qua khu dân cư, thị tứ mà lái xe lại không có đủ tầm nhìn, hoặc bị hạn chế tầm nhìn.

Số hiệu biển báo: 242a – Tên biển báo: Chỗ đường sắt cắt đường bộ: Tại chỗ giao nhau đường sắt chỉ có một đường cắt ngang đường bộ.

Số hiệu biển báo: 242b – Tên biển báo: Chỗ đường sắt cắt đường bộ: Tại chỗ giao nhau đường sắt có từ hai đường cắt ngang đường bộ.

Số hiệu biển báo: 243 – Tên biển báo: Đường sắt giao cắt với đường bộ không vuông góc: Biểu thị sắp đi qua đoạn đường có đường sắt cắt qua, nếu ở nơi giao cắt với đường bộ không có người gác mà trên mặt đường có biển báo “gần vạch tín hiệu của đường sắt giao nhau cùng mức” thì phải đặt thêm kí hiệu đường sắt giao cắt với đường bộ không vuông góc ở phía dưới biển báo “giao cắt với đường bộ của đường sắt không có người gác”. Kí hiệu đường sắt giao cắt với đường bộ không vuông góc có ba loại. Loại thứ nhất đặt ở nơi cách nơi giao nhau với đường sắt 50 mét. Loại thứ hai và ba đặt cách nới giao cắt đường sắt 100 mét và 150 mét.

Số hiệu biển báo: 244 – Tên biển báo: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn: Dùng để báo nguy hiểm lái xe chú ý đoạn đường phía trước thường xảy ra tai nạn để lái xe cần đặc biệt chú ý. Biển được đặt ở vị trí thích hợp nơi sắp vào đoạn đường thường xảy ra tai nạn.

Số hiệu biển báo: 245 – Tên biển báo: Đi chậm: Dùng để nhắc lái xe giảm tốc độ đi chậm. Biển đặt ở vị trí thích đáng trước khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm.

Số hiệu biển báo: 246a – Tên biển báo: Chú ý chướng ngại vật: Dùng để báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ theo chỉ dẫn trên biển báo. Biển này đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường có chướng ngại vật.

Biển cảnh báo này không cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào (như nhóm biển báo cấm, hay biển hiệu lệnh).

Chính vì thế mà mỗi người hãy chấp hành và tuân thủ đúng theo quy định pháp luật đưa ra, đồng thời cần phải nắm bắt những thông tin cơ bản về luật an toàn giao thông. Đặc biệt là về những quy định biểu hiện biển báo nguy hiểm thì chúng ta cần nên lưu ý khi tham gia giao thông. Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.