Điều 12 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
Vậy tốc độ phải tuân thủ theo quy định là bao nhiêu ?
2. Tốc độ tối đa cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hiện nay quy định về tốc độ phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ trong và ngoài khu vực đông dân cư (không áp dụng đối với đường cao tốc) được thực hiện theo thông tư 91/2015/TT-BGTVT. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2016 ( thay thế Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ). Và theo Điều 6 và Điều 7 của thông tư này thì tốc độ cho phép được quy định như sau:
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
► Như vậy trên đường bộ trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc), các loại xe cơ giới chạy trên đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên được chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h và được chạy tối đa 50 km/h tại đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có một làn xe cơ giới. Trường hợp ngoài khu đông dân cư ngoài căn cứ loại đường thì còn phải căn cứ vào loại xe lưu hành.
Xe cơ giới là xe gì ?
Trong khu vực đông dân cư – Ngoài khu vực đông dân cư
Đường đôi – Đường 2 chiều – Đường 1 chiều.
Theo quy định thì Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự – Khoản 2 Điều 3 Thông tư 91/2015
Một vấn đề nữa là phân biệt khái niệm “xe moto” và “xe gắn máy”
Xe môtô: Trước giờ nhiều người lầm tưởng môtô là cụm từ để chỉ những xe 2 bánh hầm hố với công suất lớn. Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 3.40 Điều 3 Quy chuẩn 41 thì môtô(hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên.
Còn trường hợp Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3. Như vậy theo quy định xe có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên đã được xem là xe mô tô (hay gọi là xe máy) rồi.)
Như vậy có thể hiểu đơn giản xe cơ giới là những loại xe di chuyển bằng động cơ kéo mà không dùng sức người/ động vật. Và theo quy định trên thì rõ ràng đại đa số phương tiện tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay (không tính mấy vùng cao nguyên, rừng núi) là xe cơ giới.
– Khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư:
Đầu tiên cần phải nắm rõ nguyên tắc xác định khu vực đang lưu thông là trong hay ngoài khu dân cư. Bởi lẽ theo quy định của luật thì tốc độ cho phép tối đa ở 2 đoạn đường này là hoàn toàn khác nhau.
Trường hợp trong khu vực đông dân cư.
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, Khoản 3.1 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ định nghĩa: “Đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường)”
Vậy rõ ràng đây là khu vực có dân cư tập trung sinh sống ở mức đông, có ảnh hưởng nhiều đến an toàn giao thông đường bộ. Vậy làm sao để biết khu vực này nằm trong khu vực đông dân cư ?? Câu trả lời là xem biển báo hiệu đường bộ.
Trên thực tế:
Để báo hiệu hết đoạn đường qua phạm vi khu đông dân cư, phải đặt biển số R.421 “Hết khu đông dân cư”. Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư đã hết hiệu lực. Biển R.421 sẽ trông như thế này.
Và sẽ trông như thế này trên thực tế:
(có dải phân cách giữa) là loại đường có chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách giữa – Khoản 6 Điều 3 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT.
Nó sẽ trông như thế này
Nói cách khác đường đôi được nhận biết bằng cách người ta sẽ đặt dãy phân cách giữa để phân chia 2 chiều xe chạy. Dãy phân cách giữa ở đây có thể là dãy bêtong (có trồng cây ngoại cảnh), hoặc lan can sắt, dãy đất .v.v, chứ không nhất định phải là dãy bê tông. Thông thường 1 chiều xe chạy sẽ có từ 02 (hai) làn đường trở lên.
Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa.
Từ miêu tả trên thì chúng ta có thể thấy đường 2 chiều và đường đôi đều có điểm chung là điều dành cho 2 chiều xe chạy. Nhưng điểm khác nhau cơ bản và quan trọng nhất là đường đôi thì các chiều lưu thông được phân chia bằng dãy phân cách cứng (cố định/di động), còn đường 2 chiều thì lại được phân chia bằng vạch kẻ đường.
Như vậy căn để xác định tốc độ lưu thông tối đa được phép sẽ phải căn cứ vào loại đường (đường đôi, đường 2 chiều hay 1 chiều), trong hay ngoài khu đông dân cư, phương tiện di chuyển là gì?. Khi đã xác định đúng các tiêu chí trên thì chúng ta sẽ bị không lúng túng khi bị CSGT báo lỗi vượt quá tốc độ (Lưu ý là trường hợp có đặt biển giới hạn tốc độ thì phải tuân theo biển giới hạn tốc độ).
Trường hợp lưu thông vượt tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt với mức tiền phạt khác nhau. Còn nếu không may gây tai nạn còn có thể bị truy cứu TNHS.
LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay