Biển báo để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn
Biển báo giao thông là gì? Là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam.
Nhóm Biển báo giao thông này thuộc 1 trong 5 nhóm Biển báo giao thông đường bộ cơ bản sau đây:
Nhóm biển báo cấm
Nhóm biển báo hiệu lệnh
Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Nhóm biển chỉ dẫn
Nhóm biển báo phụ, biển báo viết bằng chữ
Ý nghĩa sử dụng Biển báo trên đường ôtô không phải là đường cao tốc Tên gọi biển báo và ký hiệu biển báo Biển báo trên các đường ôtô không phải là đường cao tốc gồm 90 biển có mã “I” với tên gọi biển báo và ký hiệu biển báo như sau: – Biển báo số I.401: Bắt đầu đường ưu tiên; – Biển báo số I.402: Hết đoạn đường ưu tiên; – Biển báo số I.405 (a,b,c): Đường cụt; – Biển báo số I.406: Được ưu tiên qua đường hẹp; – Biển báo số I.407 (a,b,c): Đường một chiều; – Biển báo số I.408: Nơi đỗ xe; – Biển báo số I.408 a: Nơi đỗ xe một phần trên hè phố; – Biển báo số I.409: Chỗ quay xe; – Biển báo số I.410: Khu vực quay xe; – Biển báo số I.413 a: Đường phía trước có làn đường dành cho ôtô khách; – Biển báo số I.413 (b,c): Rẽ ra đường có làn đường dành cho ôtô khách; – Biển báo số I.414 (a,b,c,d): Chỉ hướng đường; – Biển báo số I.415: Mũi tên chỉ hướng đi; – Biển báo số I.416: Đường tránh; – Biển báo số I.417 (a,b,c): Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe; – Biển báo số I.418: Lối đi ở những vị trí cấm rẽ; – Biển báo số I.419 a: Chỉ dẫn địa giới; – Biển báo số I.419 b: Chỉ dẫn địa giới trên tuyến đường đối ngoại; – Biển báo số I.422 a: Di tích lịch sử; – Biển báo số I.422 b: Di tích lịch sử trên tuyến đường đối ngoại; – Biển báo số I.423 (a,b): Nơi người đi bộ sang ngang; – Biển báo số I.423c: Điểm bắt đầu đường đi bộ; – Biển báo số I.424 (a,b): Cầu vượt qua đường cho người đi bộ; – Biển báo số I.424 (c,d): Hầm chui qua đường cho người đi bộ; – Biển báo số I.425: Bệnh viện; – Biển báo số I.426: Trạm cấp cứu; – Biển báo số I.427 a: Trạm sửa chữa; – Biển báo số I.427 b: Trạm kiểm tra tải trọng xe; – Biển báo số I.428: Cửa hàng xăng dầu; – Biển báo số I.429: Nơi rửa xe; – Biển báo số I.430: Điện thoại; – Biển báo số I.431: Trạm dừng nghỉ; – Biển báo số I.432: Khách sạn; – Biển báo số I.433 a: Nơi nghỉ mát; – Biển báo số I.433 (b,c,d): Báo hiệu nơi cắm trại, nhà nghỉ lưu động; – Biển báo số I.433 e: Báo hiệu nhà trọ; – Biển báo số I.434 a: Bến xe buýt; – Biển báo số I.434 b: Bến xe tải; – Biển báo số I.435: Bến xe điện; – Biển báo số I.436: Trạm cảnh sát giao thông; – Biển báo số I.439: Tên cầu; – Biển báo số I.440: Đoạn đường thi công; – Biển báo số I.441 (a,b,c): Báo hiệu phía trước có công trường thi công; – Biển báo số I.442: Chợ; – Biển báo số I.443: Xe kéo rơ-moóc; – Biển báo số I.444 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,j,k,l,m): Biển báo chỉ dẫn địa điểm; – Biển báo số I.445 (a,b,c,d,e,f,g,h): Biển báo kiểu mô tả tình trạng đường sá; – Biển báo số I.446: Nơi đỗ xe dành cho người tàn tật; – Biển báo số I.447 (a,b,c,d): Biển báo cầu vượt liên thông; – Biển báo số I.448: Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp; – Biển báo số I.449: Biển báo tên đường.
Chú thích về chữ viết trên biển báo trên đường ôtô không phải là đường cao tốc Biển báo viết bằng chữ đặt trong thành phố, thị xã và những tuyến quốc lộ có nhiều phương tiện do người nước ngoài điều khiển thêm phụ đề tiếng Anh bên dưới hàng chữ tiếng Việt. Chữ tiếng Anh sử dụng loại chữ viết thường.
Hình dạng biển báo, màu sắc biển báo và kích thước biển báo Hình dạng biển báon Biển báo có hình dạng là hình vuông, hình chữ nhật.
Màu sắc biển báo Các biển báo có nền là màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen hoặc màu khác phù hợp theo đúng quy định của QCVN 14:2016/BGTVT.
Vị trí đặt biển báo theo chiều đi trên đường ôtô không phải là đường cao tốc
Tùy theo tính chất, mỗi kiểu biển báo được đặt ở một vị trí quy định như sau: a) Biển báo số I.401 và biển báo số I.402 phải đặt tương ứng ngay tại vị trí bắt đầu và vị trí cuối của đường ưu tiên và đường dành cho xe ôtô. b) Biển báo số I.407 (a,b,c), I.413 (a,b,c) và I.418 đặt ở nơi đường bộ giao nhau: – Biển báo số I.407 a và I.413 a đặt sau nơi đường bộ giao nhau; – Biển báo số I.407 (b,c), I.413 (b,c) đặt trước nơi đường bộ giao nhau; – Biển báo số I.418 đặt trước biển báo cấm rẽ và cách nơi đường bộ giao nhau được chỉ dẫn trên biển báo ít nhất 30 m. c) Biển báo số I.405 (a,b,c), I.414 (a,b,c,d), I.416, I.417 (a,b) nhằm mục đích chỉ dẫn cho các loại xe cơ giới là chủ yếu, phải đặt biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo ở vị trí cách nơi đường giao nhau từ 20 m đến 50 m. Trường hợp không đặt biển báo nguy hiểm và biển báo cảnh báo thì biển chỉ dẫn trên phải đặt cách nơi đường giao nhau định chỉ dẫn một khoảng cách như quy định của QCVN 14:2016/BGTVT. d) Biển báo số I.406, I.408, I.409, I.410, I.417c và các biển báo từ biển báo số I.422 đến biển báo số I.436 được đặt ngay tại vị trí trước và sát đoạn đường cần chỉ dẫn, nếu đặt cách xa hơn phải kèm biển báo số S.502.
Quy định về biển báo chỉ hướng đường trên đường ôtô không phải là đường cao tốc
Tất cả nơi đường giao nhau phải đặt biển chỉ hướng đường (biển báo số I.414 (a,b,c,d)). Trong khu dân cư thì có thể chỉ đặt biển báo trên các hướng chủ yếu nối khu dân cư đó với địa danh lịch sử, đô thị, khu dân cư, khu du lịch, khu công nghiệp lân cận tiếp theo. Biển báo số I.414 (a,b) dùng trong trường hợp chỉ có một địa danh khu dân cư trên hướng đường cần phải chỉ dẫn. Biển báo số I.414 (c,d) dùng trong trường hợp có từ hai địa danh khu dân cư cần phải chỉ dẫn. Trên mỗi hướng đường ghi nhiều nhất là ba địa danh phải chỉ dẫn. Địa danh ở xa hơn phải viết xuống dưới, lần lượt những địa danh đã ghi trên biển báo phải được giữ nguyên trên những biển báo chỉ đường tiếp theo cho đến vị trí của địa danh gần nhất đã ghi trên biển. Địa danh và khoảng cách ghi trên biển báo quy định như sau: Những địa danh được chỉ dẫn phải là địa danh mà tuyến đường đi qua. Việc lựa chọn địa danh để chỉ dẫn theo thứ tự ưu tiên sau đây và được sử dụng trên tất cả các loại hệ thống đường (ĐCT,QL, ĐT, ĐH, ĐX, ĐĐT) trừ hệ thống đường chuyên dùng: – Tên thành phố trực thuộc Trung ương; – Tên thành phố trực thuộc tỉnh; – Tên tỉnh lỵ (trung tâm hành chính cấp tỉnh): không báo tên tỉnh trừ trường hợp tên tỉnh trùng với tên tỉnh lỵ; – Tên thị xã; – Tên huyện lỵ (trung tâm hành chính cấp huyện): không báo tên huyện trừ trường hợp tên huyện trùng với tên huyện lỵ; – Tên thị trấn; – Di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh; – Tên ngã ba, ngã tư quan trọng, tên điểm đầu hoặc điểm cuối tuyến đường; Trên đường chuyên dùng chỉ ghi địa danh nơi đường giao nhau, điểm đầu hoặc điểm cuối tuyến đường. Khoảng cách ghi trên biển là cự ly từ vị trí đặt biển đến trung tâm địa danh phải chỉ dẫn (phù hợp với thông tin trên cột kilômét) và ghi số chẵn đến kilômét nếu cự ly ≥ 1,0 km và ghi số chẵn đến 100 m nếu cự ly < 1,0 km. Cự ly từng đoạn phải phù hợp với cự ly toàn bộ và phải thống nhất cả hai chiều xe chạy.