Biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam mới nhất hiện nay

Biển báo giao thông đường bộ sẽ được chia làm 7 nhóm biển chính khác nhau, người tham gia giao thông có trách nhiệm chấp hành theo những gì biển báo giao thông thể hiện.

Các loại biển báo giao thông thường gặp

Khi tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam, bạn sẽ thường gặp 7 loại biển báo sau:

Lợi ích của việc hiểu rõ các biển báo giao thông

Việc hiểu được và nắm rõ ý nghĩa cũng như nội dung các biển báo giao thông đường bộ sẽ cho bạn rất nhiều lợi ích như:

Lợi ích lớn nhất là đảm bảo việc tham gia giao thông đường bộ được an toàn và thông suốt cho cả bạn và những người tham gia giao thông khác;

Tạo dựng được nét văn hóa giao thông lành mạnh, cùng nhau giúp xã hội phát triển hơn;

Người tham gia giao thông sẽ hạn chế được việc vi phạm luật an toàn giao thông;

Điều lệ quy định về biển báo giao thông

Kể từ năm 2013, Bộ Giao thông vận tải đã bỏ ra một thời gian khá dài nhằm gỡ bỏ các biển báo giao thông đường bộ không còn dùng tới, hoặc đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay nữa. Do đó, có một số biển báo giao thông sẽ không được nêu lên trong Quy chuẩn 41 là bởi vì những biển này nằm trong danh sách gỡ bỏ.

Các nhóm biển báo giao thông đường bộ 1. Nhóm biển báo cấm Cách nhận biết biển báo cấm

Đặc điểm của biển báo cấm là có hình tròn, nền trắng, viền đỏ, nội dung in trên biển báo có màu đen.

Công dụng của biển báo cấm

Biển báo cấm sẽ cho người lái xe biết những quy định cấm áp dụng trên đoạn đường đó. Người lái xe phải có trách nhiệm chấp hành theo những gì biển báo cấm thể hiện ra. Việc không chấp hành theo biển báo cấm sẽ được xem như vi phạm luật an toàn giao thông

2. Nhóm biển báo nguy hiểm Cách nhận biết biển báo nguy hiểm

Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là có hình tam giác, nền là màu vàng, viền đỏ, hình vẽ màu đen.

Công dụng của biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm sẽ cảnh báo cho người lái xe biết được những trường hợp có rủi ro cao xảy ra thường xuyên, có nguy cơ gặp phải trên đoạn đường đó;

Biển báo nguy hiểm không yêu cầu bắt buộc người lái xe phải chấp hành theo, nhưng chúng ta nên giảm tốc độ xe, quan sát xung quanh khi gặp biển báo này để đảm bảo an toàn cho bản thân và cả người ngồi trên xe.

3. Nhóm biển báo chỉ dẫn Cách nhận biết biển báo chỉ dẫn

Đặc điểm của của biển chỉ dẫn là hình vuông và hình chữ nhật, màu xanh, nội dung trên biển có màu trắng hoặc đen.

Công dụng của biển báo chỉ dẫn

4. Nhóm biển báo hiệu lệnh Cách nhận biết biển báo hiệu lệnh

Đặc điểm của biển báo hiệu lệnh là hình tròn, màu xanh, nội dung in trên biển có màu trắng.

Công dụng của biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh có công dụng khá giống với biển báo cấm, nó bắt buộc người điều khiển phương tiện giao thông phải chấp hành hoàn toàn mọi nội dung được in trên biển.

5. Nhóm biển báo phụ Cách nhận biết biển báo phụ

Đặc điểm của biển báo phụ là hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền màu trắng, viền đen, nội dung có màu đen.

Công dụng của biển báo phụ

Biển báo phụ có nhiệm vụ chính là bổ sung ý nghĩa hay nội dung cho các biển báo chính.

Biển báo phụ thường được sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu hoặc các biển báo giao thông khác.

Nếu gặp phải cả biển báo phụ và biển báo chính trên cùng 1 đoạn đường thì người lái xe bắt buộc phải tuân theo biển báo phụ.

6. Vạch kẻ đường Công dụng chung của vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường có nhiệm vụ chính là hướng dẫn người tham gia giao thông phải đi đúng theo làn mà vạch kẻ đường đã quy định.

Thông thường, khi lái xe gặp vạch kẻ đường và cả biển báo thì phải ưu tiên chấp hành theo biển báo trước.

Phân loại vạch kẻ đường tại Việt Nam Vạch vàng nét đứt

Đây là vạch kẻ đường dùng để phân chia giữa 2 làn đường ngược chiều với nhau, thường được áp dụng cho những đoạn đường không có hàng rào hay dải phân cách. Phương tiện giao thông được phép vượt qua vạch này để đi qua phần đường khác.

Vạch vàng nét liền

Cũng giống như vạch kẻ đường màu vàng nét đứt, vạch vàng nét liền dùng để phân chia giữa 2 làn đường với nhau. Tuy nhiên phương tiện giao thông không được vượt quá vạch này. Vạch vàng nét liền thường được áp dụng ở những đoạn đường nguy hiểm.

Vạch vàng nét liền đôi

Vạch vàng nét liền đôi chỉ được sử dụng trong các đoạn đường có từ 4 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Các phương tiện giao thông không được đi qua hẳn vạch này. Đoạn đường xuất hiện vạch vàng nét liền đôi thông thường đều là những cung đường hay xảy ra các vụ tai nạn.

Vạch vàng một đứt, một liền

Vạch vàng một đứt, một liền được dùng để phân chia làn đường, thường được sử dụng ở các đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên. Những phương tiện giao thông đi bên làn có vạch đứt thì được phép vượt qua vạch để tới làn còn lại. Ngược lại, những phương tiện đi bên vạch liền thì không được phép đi lên hoặc vượt qua vạch này.

Vạch vàng đứt song song

Vạch vàng đứt song song có nhiệm vụ chính là phân chia các làn đường, tuy nhiên các làn này có thể thay đổi chiều di chuyển tùy theo thời gian hoặc người điều khiển giao thông, biển báo và tín hiệu giao thông.

Vạch trắng nét đứt

Đây có lẽ là vạch kẻ đường mà chúng ta thường hay gặp nhất, vạch trắng nét đứt có nhiệm vụ phân chia các làn xe di chuyển theo cùng 1 chiều. Các xe có thể tự do vượt qua vạch để chuyển làn.

Vạch trắng nét liền

Cũng như vạch trắng nét đứt, vạch trắng nét liền có nhiệm vụ phân chia các làn xe di chuyển theo cùng 1 chiều. Tuy nhiên các phương tiện di chuyển trên đường không được phép vượt qua vạch này.

7. Nhóm biển chỉ dẫn trên đường cao tốc Cách nhận biết biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Đặc điểm của biển chỉ dẫn là có hình chữ nhật, thường là màu xanh lá cây hoặc xanh dương, nội dung và hình vẽ trên biển sẽ có màu trắng

Công dụng của biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Biển chỉ dẫn sẽ giúp các xe lưu thông trên đường cao tốc biết điểm rẽ để đi đến địa điểm kế tiếp, báo hiệu kết thúc đường cao tốc, cho người lái biết phương hướng chính xác.

Lời kết