Tôi muốn biết hiện nay có bao nhiêu nhóm biển báo hiệu đường bộ. Ý nghĩa của các nhóm biển báo hiệu này là gì ạ? Cho tôi hỏi thêm về vị trí đặt biển báo cấm và hiệu lực của biển báo cấm? Mong luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi thắc mắc này ạ.
Chào bạn, với câu hỏi về Ý nghĩa của các nhóm biển báo hiệu của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về các nhóm biển báo hiệu hiện nay Theo quy định tại Điều 15 Quy chuẩn 41/2016/BGTVT quy định như sau:Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
15.1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
15.2. Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành.
Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo. Trừ một số biển đặc biệt, các biển thể hiện hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
15.3. Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. 15.4. Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam. 15.5. Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung biển chính hoặc được sử dụng độc lập.” Như vậy theo quy chuẩn hiện nay tại có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ, bao gồm:1. Nhóm biển báo cấm có nghĩa là biểu hiện các điều cấm mà người tham gia giao thông không được phép vi phạm.
Ví dụ: biển cấm đỗ xe, biển cấm rẽ phải, biển cấm quay đầu xe…2. Nhóm biển hiệu lệnh có nghĩa là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành.
Ví dụ: biển “ấn còi”, biển đường dành cho xe thô sơ, biển tốc độ tối thiểu..3. Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo có nghĩa là biển báo thông báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời.
Ví dụ: biển cầu hẹp, biển cửa chui, biển người đi bộ cắt ngang…4. Nhóm biển chỉ dẫn có nghĩa là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông.
Ví dụ: biển đường ưu tiên, biển đường một chiều, biển đường cụt…5. Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ có nghĩa là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung cho biển chính hoặc được sử dụng độc lập.
Ví dụ: biển loại xe, biển hướng rẽ, biển làn xe. Thứ hai, quy định về vị trí đặt biển và hướng hiệu lực của biển cấmCăn cứ vào Điều 30 Quy chuẩn 41/2016 vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển báo cấm được xác định như sau:
Về vị trí đặt biển báo cấm:Theo quy định; biển báo cấm được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm.
Dịch vụ tư vấn về Giao thông đường bộ: 19006172
Về hướng hiệu lực của biển báo cấm:Biển báo sẽ có hiệu lực bắt đầu từ:
+) vị trí đặt biển trở đi;
+) nếu biển phải đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển phụ số S.5002 để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.
+) Các biển báo cấm từ biển số P.101 đến biển số P.120 không cần quy định phạm vi có hiệu lực của biển; không có biển báo hết cấm.
+) Biển số P.121 và biển số P.128 có hiệu lực đến hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số 501; hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”.
+) Biển số P.123 (a,b) và biển số P.129 có hiệu lực tại vị trí cắm biển.
+) Biển số P.124 (a,b,c,d) có hiệu lực ở vị trí nơi đường giao nhau; chỗ mở dải phân cách nhưng không cho phép quay đầu xe hoặc căn cứ vào biển phụ số S.503.
+) Biển số P.125, P.126; P.127(a,b,c,d); P.130, P.131 (a,b,c) có hiệu lực đến nơi đường giao nhau tiếp giáp; hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số DP.133, DP.134, DP.135). Các biển số P.130 và P.131 (a,b,c) còn căn cứ vào các biển phụ số S.503 (a,b,c,d,e,f).
+) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau biển cấm phải được nhắc lại đặt ngay phía sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển cấm. Nếu không có biển nhắc lại, biển cấm được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Mọi thắc mắc về giao thông bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp