Tại Nhật, có rất nhiều biển báo giao thông nhưng nhìn chung được chia làm 4 loại sau đây:
– Loại 1: Biển báo cấm – 規制標識(きせいひょうしき). Biển báo cấm là loại biển báo biểu thị các điều cấm, bắt buộc người tham gia giao thông phải chấp hành.
– Loại 2: Biển hiệu lệnh – 指示標識(しじひょうしき). Biển hiệu lệnh nhằm thông báo các hiệu lệnh đến người tham gia giao thông, yêu cầu thi hành.
– Loại 3: Biển báo nguy hiểm – 警戒標識(けいかいひょうしき). Biển báo nguy hiểm nhằm cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra cho người tham gia giao thông biết trước để chủ động phòng tránh kịp thời.
– Loại 4: Biển báo chỉ dẫn 案内標識(あんないひょうしき). Biển chỉ dẫn nhằm mục đích hướng dẫn người tham gia giao thông những điều cần biết, giúp việc điều khiển phương tiện và việc di chuyển dễ dàng hơn.
Trong các loại biển báo thì biển báo cấm là nhóm biển báo quan trọng nhất, bắt buộc bạn phải tuân theo, nếu không muốn vướng phải bất kỳ rắc rối không đáng có khi tham gia giao thông tại Nhật.
Biển cấm đi ngược chiều (biển này thường xuất hiện tại các đường 1 chiều)
Biển cấm xe (áp dụng cấm với tất cả các loại xe)
Biển cấm lưu thông (cấm tất cả các loại xe di chuyển tiếp qua khu vực này)
Nhóm các biển cấm cho từng loại xe, tương ứng với hình ảnh trên biển lần lượt là: cấm xe ô tô, cấm xe đạp, cấm xe tải lớn, cấm các loại xe thô sơ (trừ xe đạp), cấm xe ô tô và xe máy, cấm xe buýt.
Loại 1: Biển cấm vượt (dưới mọi hình thức)
Loại 2: Biển cấm vượt bên phải (cho phép vượt bên trái nếu điều kiện giao thông an toàn)
Biển báo đi chậm lại (vận tốc an toàn là 10km/h để có thể xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trong bán kính 1m)
Khi gặp biển này bạn bắt buộc phải dừng lại, nếu không sẽ bị phạt 5000 yên/lần vi phạm với đường bình thường, phạt 6000 yên/lần vi phạm trước đường ray xe lửa. Dù bạn đi xe máy 50cc mà vi phạm thì cũng sẽ bị phạt như đi xe ô tô.
Ký hiệu tạm dừng được vẽ trên mặt đường
Biển giới hạn trọng lực xe (tối đa 5.5 tấn)
Biển giới hạn chiều cao xe (tối đa 3.3m – đã bao gồm hành lý)
Biển giới hạn chiều ngang xe ( tối đa2.2m – đã bao gồm hành lý)
XEM THÊM : Thủ tục đổi bằng lái xe máy Việt Nam qua bằng 125CC Nhật Bản từ A-Z
Biển giới hạn tốc độ tối đa (50km/giờ)
Biển giới hạn tốc độ tối thiểu (30km/giờ)
Cách phân biệt: Biển báo giới hạn tốc độ tối thiểu có dấu gạch dưới số tốc độ
Biển cấm đậu xe (cho phép dừng xe)
Cách phân biệt: biển cấm với 2 gạch chéo thì luôn có hiệu lực cấm mạnh hơn biển một gạch
Ngoài ra, đây cũng được xem là dấu hiệu thay thế cho hai loại biển báo này
Nét đứt: Cấm dừng và đậu xe
1. 以上 (いじょう): mang nghĩa lớn hơn hoặc bằng số đi kèm Ví dụ: 5以上 = 5,6,7,8…
2. 以下 (いか): mang nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng số đi kèm Ví dụ: 5以下 = 5,4,3,2…
3. 超える(こえる): mang nghĩa lớn hơn số đi kèm Ví dụ: 5超える= 6,7,8,9…
4. 未満 (みまん): mang nghĩa nhỏ hơn số đi kèm Ví dụ: 5不満 = 4,3,2,1,0
Đường lộ được hiểu là đường dùng để người dân tham gia giao thông được pháp luật quy định.
Đường xe chạy là các làn đường được phân chia bằng sơn hoặc rào chắn, cho phép xe cộ lưu thông.
Đường dành cho xe đạp là làn đường được phân chia bằng sơn hoặc rào chắn, có biển báo dành cho xe đạp lưu thông
Đường dành cho người đi bộ là phần đường có biển báo chỉ cho phép người đi bộ sử dụng hoặc xe đạp (tùy biển báo)
10. 路肩(ろかた): lề đường Lề đường được xem là vành đai tiếp xúc và phân cách giữa lòng đường và vỉa hè, lề đường thường có bề ngang khoảng 0.5m.
Cũng giống như 路肩(ろかた), đây cũng là khu vực phân cách giữa vỉa hè và lòng đường xe chạy nhưng thường có khoảng cách lớn hơn khoảng 0,75m.
Phần đường này được thể hiện qua các biển báo và ký hiệu trên mặt đường như sau
Phần đường này được thể hiện qua các biển báo và ký hiệu trên mặt đường như sau
Phần đường này được thể hiện qua các biển báo như sau
Đây là phần đường sử dụng để bảo vệ an toàn cho người đi bộ qua đường hoặc người lên xuống tàu điện
Chỉ các loại xe được thể hiện trên từng loại biển báo mới được di chuyển vào làn xe này
Đây là phần đường chính cho xe cộ lưu thông, không bao gồm lề đường.
Được hiểu là xe đang dừng lại bên đường trong thời gian dài vì nhiều lý do như hư hỏng, đón – trả khách, dỡ bỏ hành lý hoặc tài xế không có mặt tại xe.
Được hiểu là xe dừng lại trong thời gian ngắn, thường dưới 5 phút rồi đi ngay.
Các đối tượng sau cũng được xem là người đi bộ trong giao thông: người tàn tật sử dụng xe lăn hoặc các loại xe hỗ trợ đi lại khác, người sử dụng phương tiện xe đạp trẻ em, người dắt xe đạp và dắt xe máy (xe đang tắt động cơ)
Ô nhiễm giao thông là những tác hại không tốt đến sức khỏe và đời sống con người gây ra giao thông như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, các chấn động…
Dốc đứng là các dốc cao có độ dốc từ 6 độ trở lên. Đây là biển báo ký hiệu dốc đứng
……