Biển báo giao thông đường bộ

Biển báo giao thông cắm đầy bên đường, nhưng bạn có hiểu hết ý nghĩa các biển này không?

Đa phần mọi người có thể đọc được một số biển báo quan trọng như biển cấm đường một chiều, cấm dừng đỗ xe, vạch kẻ phân làn đường…

Nhưng còn rất nhiều biển báo hiệu đường bộ khác mà không nhiều người không hiểu hết. Thú thực, tôi cũng nằm trong đa số này (tôi viết bài này cũng một phần là để học lại).

Là người tham gia giao thông sáng suốt, chắc bạn không vì thực tế trên mà bỏ qua việc học và hiểu các biển báo giao thông đường bộ. Điều đó đem lại cho bạn nhiều lợi ích:

Giữ an toàn cho người tham gia giao thông (cho Bạn)

Đảm bảo trật tự giao thông (cho mọi người)

Tạo sự thuận tiện, thoải mái (bạn và người khác)

Xây dựng văn hóa giao thông, và cao hơn là xây dựng văn minh đô thị (cái này cho xã hội ​)

Đạt điểm thi trong kỳ thi lấy bằng ô tô, xe máy (với ai muốn thi lấy bằng)

Trang bị kiến thức để lập luận nhỡ khi bị Cảnh sát giao thông “phạt nhầm” (cái này cũng quan trọng, nếu bạn không muốn mất tiền mà lại bực mình)

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ

Trước hết, khi thấy một tấm biển báo, bạn có bao giờ thắc mắc xem nó được cắm ở đó dựa vào…

Căn cứ pháp lý nào?

Biển báo cũng phải tuân theo quy chuẩn của pháp luật. Những chi tiết như: hình dạng, kích thước, màu sắc, vị trí lắp đặt… đều phải theo quy định.

Vậy chúng ta có thể tra cứu trong văn bản nào?

Nếu bạn quan tâm, hãy tìm đọc QCVN 41:2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”, thường gọi tắt là Quy chuẩn 41. Văn bản này được ban hành năm 2012, có hiệu lực từ 1/1/2013, kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ GTVT.

Văn bản này đã được in thành sách bán. Nếu bạn quan tâm thì mua một cuốn về ngâm cứu. Chắc tại ít người quan tâm, nên tôi thấy có cửa hàng của Nhà xuất bản Giao thông vận tải bán. Tôi thử đặt online trên web của Nhà xuất bản này, nhưng chẳng thấy ai liên hệ lại để hướng dẫn về thanh toán, và giao sách, nên lại bỏ qua. Đến tận nơi mua vậy.

Trong quá trình xây dựng và ban hành QCVN 41:2012/BGTVT, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng lộ trình điều chỉnh, thay thế dần những biển không phù hợp trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2013 để tránh lãng phí.

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải cũng đã có văn bản số 13312/BGTVT-KHCN ngày 21/10/2014 giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung QCVN 41:2012/BGTVT.

Cập nhật: đã có Quy chuẩn mới QCVN 41:2016/BGTVT ban hành kèm kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, có hiệu lực từ 01/11/2016.

Có một điều có thể các bạn (và cả tôi) không để ý: không phải tất cả biển báo giao thông mà chúng ta nhìn thấy trên đường đều có trong Quy chuẩn 41. Những tấm biển báo đã lạc hậu cần phải được tháo bỏ, hoặc thay thế sớm.

Câu hỏi đặt ra là: những biển đã lạc hậu, không có trong quy chuẩn 41, mà chưa được dỡ bỏ thì có hiệu lực không? Hiện tôi vẫn đang tìm văn bản chính thức trả lời cho câu hỏi này.

Các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam

Hiệu lực của mỗi loại biển báo cũng khác nhau, bạn nên tìm hiểu chi tiết từng biển theo quy chuẩn.

1. Biển báo cấm:

Nhóm này gồm 40 biển, đánh số thứ tự từ 101 đến 140 (Phụ lục B – Quy chuẩn 41)

Thể hiện những điều cấm, chẳng hạn như: đường cấm, cấm vượt, cấm đỗ… Người tham gia giao thông buộc phải chấp hành những biển này, nếu không sẽ bị coi là phạm luật.

Theo quy định, nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài (Bao nhiêu mét thì được coi là rất dài?) thì tại các nơi đường giao nhau trong đoạn cấm có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.

Nhóm này gồm 46 biển, số thứ tự từ 201 đến 246, cảnh báo người đi đường về những nguy hiểm có thể xảy ra, giúp phòng tránh xảy ra tai nạn.

Hệ thống biển báo nguy hiểm

Biển cảnh báo không cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào (như nhóm biển báo cấm, hay biển hiệu lệnh).

Nhưng vì sự an toàn của mình, mong bạn cũng hết sức lưu ý những tấm biển “tốt bụng” này. Mặc dù không phải “tuân theo” biển, nhưng hãy ghi nhớ những thông tin mà chúng nhắc nhở bạn. An toàn là trên hết phải không bạn?

Nhóm biển này gồm 10 biển, đánh số thứ tự từ 301 đến 310, báo hiệu cho người đi đường phải thi hành hiệu lệnh như nội dung của biển, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…

Đây là loại biển báo bắt buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ, dù bạn đi ô tô, xe máy, hay đi bộ.

Gồm có 47 biển, đánh số thứ tự từ 401 đến 447.

Nhóm biển này hướng dẫn những thông tin cần thiết và hữu ích để người đi đường được thuận lợi, an toàn.

Nhóm biển báo phụ viết bằng chữ, gồm 9 biển, đánh số từ 501 đến 509.

Biển báo phụ thường gắn kết hợp với biển chính (4 nhóm trên) nhằm thuyết minh bổ sung thêm thông tin.

Hệ thống vạch kẻ đường

7. Biển báo trên đường cao tốc

Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.

Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác so với biển báo giao thông trên đường bình thường. Nhóm biển trên đường cao tốc như hình dưới.

Nhóm biển báo trên đường cao tốc

8. Biển báo quốc tế (theo hiệp định GMS)

Hệ thống biển báo theo Hiệp định GMS

Cũng giống như người ta có thể sai luật giao thông, thì…

Biển báo cũng có thể … sai

Điều này mới nghe qua tôi cũng thấy hơi khôi hài. Nhưng có lẽ là thật, không phải bịa.

Thứ nhất, cũng như vở học sinh, biển giao thông cũng sai chính tả.

Nguồn: chúng tôi

Nguồn: chúng tôi

Thêm nữa, biển báo cũng bị tô sai màu (hay do mưa nắng nên đã bị đổi phai màu đi mất rồi?)

Nguồn: chúng tôi

Thậm chí, có biển báo còn sai cả nội dung về tốc độ tối đa cho phép, như thế này:

Nguồn: chúng tôi

Những tình huống khó

Biển không nằm trong QC 41 có hiệu lực không?

Biển sai về quy cách (chiều cao…), vị trí (đặt bên trái đường)… có hiệu lực không?

Biển báo bị che khuất (do lá cây, công trình xây dựng…) có hiệu lực không? Biển báo bằng chữ mà không có ký hiệu, theo bài báo này, biển báo tốc độ bị che khuất hoặc khó quan sát đều không có hiệu lực pháp lý.