Biển số xe 81 ở đâu

BTV

Biển số xe 81 ở đâu – Biển số xe 81 thuộc về tỉnh Gia Lai, vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đa dạng về thành phần cư dân và nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc độc đáo

Biển số xe 81 ở đâu – Biển số xe 81 thuộc về tỉnh Gia Lai, vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đa dạng về thành phần cư dân và nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Biển số xe 81 ở đâu – Phố núi Pleiku

Pleiku là thành phố của tỉnh Gia Lai, là trung tâm chính trị-kinh tế -văn hoá xã hội của tỉnh. Thành phố có diện tích tự nhiên trên 220 km2, dân số trên 200.000 người.

Ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về Phố núi giữa Cao nguyên nơi có miệng núi lửa cách đây trên một triệu năm. Pleiku là tên của tỉnh từ thời Pháp thuộc. Pleiku là tên ghép của 2 chữ Plei có nghĩa là làng, Ku có nghĩa là cái đuôi. Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến đây, trên địa bàn Pleiku có nhiều làng người Jrai ở gần nhau. Pleiku là một vùng đất cổ hiện nay còn lưu giữ nhiều dấu tích của người xưa như di chỉ Trà Dôm và Biển Hồ. Nhiều hiện vật gốm thu được có những mô típ, kiểu dáng gần gũi với các di tích “Tiền Sa Huỳnh” phân bố ở vùng ven biển trung bộ.

Khi xâm chiếm Pleiku, Pháp đặt doanh trại đầu tiên trên một vùng đất mà trước đó dân các làng mang tên Pleiku đã ở lâu đời. Vì thế mà tỉnh và tỉnh lỵ đều lấy tên là Pleiku. Năm 1933, Chính phủ Nam triều thành lập một bộ máy hành chính của Pháp lấy tên là Đạo Gia Lai (Đạo là tỉnh nhỏ), tỉnh Gia Lai có tên từ đấy.

Phố núi Pleiku ngày nay đã thay da đổi thịt không ngừng vươn lên từng ngày trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm nhận vai trò là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá lớn nhất của tỉnh Gia Lai.

Nhắc đến biển 81 Gia Lai là nhắc đến văn hóa cồng chiêng, đến nghệ thuật văn hóa nhà rông, đến điêu khắc tượng gỗ, đến nhà mồ và các lễ hội: lễ hội đâm trâu, các điệu múa xoang của người Jrai, Bahnar trong tiếng nhạc cồng chiêng trầm hùng, sôi động; lễ kết nghĩa anh em (người Jrai gọi là Ia Pô) là một tập tục đẹp của người Jrai; lễ bỏ mả, lễ cầu mưa, lễ cúng cơm mới, lễ Lih… trong đó lễ Lih hay còn được gọi là Lễ đập bò, Lễ tạ ơn, Lễ cầu sức khỏe là một trong những lễ cúng đặc sắc nhất; Lễ cúng thần lúa của người Ê-đê; lễ pơ thi của người Jrai ở Mrông Yố;…

Cho đến nay, Gia Lai vẫn là nơi bảo lưu những yếu tố văn hóa cổ truyền độc đáo, thể hiện rõ nét nhất là trong những hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, múa hát. Vùng đất này cũng đã là nơi lưu giữ kho tàng văn hóa dân gian với những truyền thuyết đã ăn sâu vào tiềm thức con người.

Một người con đất Gia Lai được cả nước và quốc tế biết đến đó là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đinh Núp (anh hùng Núp ). Ông là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, là người được bạn bè quốc tế mến phục.

Đinh Núp (1914 -1999), sinh ngày 2 tháng 5 năm 1914 (Giáp Dần) tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai, người dân tộc Bahnar. Ông là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc, tác phẩm này đã được dựng thành phim.

Lịch sử Đảng bộ Gia Lai đã ghi: “Trước cách mạng tháng 8-1945, ông đã chỉ huy thanh niên làng Stơr tổ chức dân làng chiến đấu chống Pháp xâm lược gìn giữ núi rừng, buôn làng…, bằng những vũ khí đơn sơ như: Chông tre, bẫy đá, cung tên… đã tiêu diệt hàng trăm tên địch, nêu tấm gương sáng chói cho các dân tộc Tây Nguyên noi theo, đứng lên chống giặc ngoại xâm gìn giữ quê hương, đất nước”.

Đến với Gia Lai, du khách thưởng thức những hương vị đặc sắc của phố Núi như: cà phê; phở khô Gia Lai; cá chốt (thuộc họ cá da trơn, thịt có màu vàng óng hoặc trắng, chỉ sống ở những khe đá tại khu vực nước chảy xiết, mực nước sâu từ 7 đến 7,5 m quanh lưu vực sông Ba và sông Ayun thuộc vùng đất phía Nam tỉnh Gia Lai); mật ong rừng; canh cua lá bép; cơm lam; cà đắng; rượu cần;…

Những địa điểm của biển 81 mà bạn cần biết để khám phá như:

-Công trình thủy điện Ia Ly được xây dựng trên sông Sê San, một con sông lớn Tây Nguyên. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, lớn thứ hai sau thủy điện Hòa Bình, với công suất 720MW và sản lượng điện trung bình 3,7 tỷ Kwh.

–Biển Hồ, trước đây nguyên là một miệng núi lửa đã ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm, với diện tích khu vực 460 ha, trong đó diện tích mặt nước khoảng 250 ha và có độ sâu trung bình 15-18m. Dân trong vùng gọi Hồ là Biển và thế là có tên Biển Hồ. Hồ mang tên Tơ Nuêng.

-Thác Công Chúa (thuộc xã la Mơ Nông huyện Chư Pah, cách TP Pleiku 50km về phía Tây Bắc); Thác Phú Cường (thuộc xã Dun huyện Chư Sê, cách TP Pleiku 45km về phía Tây Nam); Thác Ya Ma – Yang Yung (cách thị trấn Kông Chro 3km, cách TP Pleiku 120 km về phía Đông); Thác Ia Nhí (thuộc thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, cách thành phố Pleiku 70km về phía Nam).

Biển số xe 81 ở đâu – áp dụng cho xe mô tô

Thành phố Pleiku 81-B1 XXXXX Thị xã An Khê 81-G1 XXXXX Thị xã Ayun Pa 81-M1 xxxxx Huyện Chư Păh 81-X1 XXXXX Huyện Chư Prông 81-P4 XXXX, 81-T1 XXXXX Huyện Chư Sê 81-P1 XXXXX?, 81-N5 XXXX Huyện Đắk Đoa 81-C1 XXXXX Huyện Đak Pơ 81-F1 XXXXX Huyện Đức Cơ 81-U1 XXXXX Huyện Ia Grai 81-V1 XXXXX

Biển số xe 72 ở đâu – Biển số xe 72 thuộc về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mảnh đất giàu tiềm năng ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam bộ…

Biển số xe 49 ở đâu – Biển số xe 49 thuộc về tỉnh Lâm Đồng – mảnh đất án ngữ phía Nam Tây Nguyên, nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn.

Biển số xe 83 ở đâu – Biển số xe 83 thuộc về tỉnh Sóc Trăng, nằm ở cửa Nam sông Hậu, trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.