Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa 36 tài lộc quả không sai, nơi địa linh nhân kiệt, là điểm giao nhau giữa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,…
Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa 36 tài lộc quả không sai, nơi địa linh nhân kiệt, là điểm giao nhau giữa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chính là yết hầu của nước Nam. Vậy vùng đất ” khu Bốn đuổi ra, khu Ba đẩy vào ” này tài lộc như thế nào.
Trước thời nhà Lý, Thanh Hóa có tên là Ái Châu. Theo một sử sách ghi lại, Thanh Hóa là địa phương có địa thế tự nhiên với mặt nhìn ra biển lớn, núi che chở, sông hợp nhau, nên vùng đất này có được cái thế hiểm yếu hiếm có trong quân sự. Không phải ngẫu nhiên mà các cụ có câu “Vua xứ Thanh, Thần xứ Nghệ”.
Thành nhà Hồ Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa – biển 36 nơi “Đất của Vua”Theo thống kê thì Thanh Hóa chính là nơi phát tích của nhiều dòng vua, chúa nhiều nhất nước. Vậy nên, nói Thanh Hóa là vùng đất địa linh, nhân kiệt từ ngàn xưa đến nay chẳng ngoa chút nào.
-Năm Mậu Thìn (248), Lệ Hải Bà Vương Triệu Thị Trinh đánh quân Ngô tại núi Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa. -Năm Tân Mão (931), Dương Đình Nghệ quê làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã đánh đuổi quan đô hộ Lý Khắc Chính, Lý Tiến của nhà Đường, chiếm thành Đại La, tự xưng làm Tiết Độ sứ. -Tháng 7 năm Canh Thìn (980), Lê Hoàn lên ngôi mở ra nhà Tiền Lê (980 – 1009). Lê Hoàn, tức vua Lê Đại Hành vốn quê xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. -Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly đoạt ngôi vị nhà Trần lập nhà Hồ với tên nước là Đại Ngu, kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô của Thanh Hóa. -Thời gian 1428 – 1789 là thời kỳ tồn tại của nhà Hậu Lê gồm giai đoạn Lê sơ (1428 – 1527) và Lê Trung hưng (1533 – 1789). Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê Thái Tổ (Lê Lợi) Ông quê ở xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. -Nhà Nguyễn (1802 – 1945) do Nguyễn Ánh Gia Long hưng khởi, tổ tiên của ông là chúa Nguyễn Hoàng vốn bản quán ở Gia Miêu ngoại trang thuộc huyện Tống Sơn (xã Hà Long, huyện Hà Trung nay), đất Thanh Hóa.
Di tích Lam Kinh
Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa – biển 36 nơi “Nhà của Chúa”-Chúa Trịnh thời vua Lê – chúa Trịnh thế kỷ XVI – XVIII do Trịnh Kiểm lập nên. Ông quê Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.
-Chín đời chúa Nguyễn được lập nên sau thời chúa Trịnh. Vào năm 1558, Nguyễn Hoàng nghe theo lời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên “Hoành Sơn nhất đại, khả dĩ dung thân” đã vào trấn trị đất Thuận Hóa. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng chính là con trai thứ của An Thành hầu Nguyễn Kim người Gia Miêu ngoại trang được nói tới ở trên. Dòng dõi chúa Nguyễn trải qua 9 đời từ Nguyễn Hoàng (1558 – 1613) cho tới Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777), có công lập nên và khai phá đất Đàng Trong, mở rộng dần về phía Nam đất nước cho tới tận Mũi Đất, Cà Mau.
Đặc sản nem chua Thanh Hóa
Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa – biển 36 ngày nayTrên là sự tự hào của Người Thanh Hóa về thời xa xưa nên có câu “Xứ Thanh quen Cậy thế để Xứ Nghệ cậy thần”, còn nay người Thanh Hóa có gì để “cậy” không.
Dưới con mắt của người các tỉnh khác, mảnh đất và người biển 36 “quê Choa” có rất nhiều “chuyện” hay giai thoại để bàn, đặc biệt tán gẫu lúc trà dư tửu hậu, tất nhiên hoàn toàn mang tính chất vui vẻ. Có nhưng câu thơ nằm lòng mô tả về Thanh Hóa mà ai cũng biết như:
– “Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu”; -“Có cái cầu con, gọi là cầu bố. Mấy cây lố nhố, thì gọi rừng thông. Núi to bỏ ông-Gọi là núi Chẹt. Núi bằng cái mẹt-Gọi là núi Voi” … Bản đồ xứ Thanh 4000 năm không đổi và bản chất của dân biển 36 cũng thế: rất cần cù, chăm chỉ, đoàn kết, yêu nước, kiên định. Con người xứ Thanh chân chất, hiền hòa, sống nghĩa tình, trọng thủy chung. Những ai yêu văn học không thể không biết đến tác phẩm ” Màu tím hoa sim ” cũng như tác giả nhà thơ Hữu Loan, sống mãi trong lòng bao thế hệ thanh niên đất Việt.
Thanh Hoá ngày nay nơi kết nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có cảng hàng không Thọ Xuân và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.
Thanh Hóa đang thực sự dần chuyển mình qua nhiều năm. Đặc biệt, du lịch là trọng tâm phát triển của tỉnh, với hàng nghìn di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh: bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn),… Thanh Hóa luôn là điểm đến của du khách toàn miền Bắc mỗi mùa du lịch.
Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa áp dụng cho xe ô tôXe ô tô con từ 9 chỗ trở xuống là 36A- xxx.xx Xe ôtô du lịch, ô tô khách từ 10 chỗ ngồi chở lên là 36B- xxx.xx Xe ôtô tải là 36C- xxx.xx; Xe ôtô tải VAN là 36D- xxx.xx
Biển số xe 36 của tỉnh Thanh Hóa áp dụng cho xe môtôXe moto từ 175cc trở lên 36A1-XXX.XX Thành phố Thanh Hóa 36B(1-9)-XXX.XX Huyện Thọ Xuân 36D1-XXX.XX Huyện Thạch Thành 36E1-XXX.XX Huyện Vĩnh Lộc 36F1-XXX.XX Huyện Nga Sơn 36G1-XXX.XX Huyện Quan Hóa 36H5-XXX.XX Huyện Cẩm Thủy 36L1-XXX.XX Huyện Ngọc Lặc 36K5-XXX.XX Huyện Thường Xuân 36M1-XXX.XX Huyện Hà Trung 36B3-XXX.XX Thị xã Bỉm Sơn 36F5-XXX.XX