Thịnh Hành 4/2024 # Mẫu Đề Thi Lý Thuyết Học Lái Xe Nâng Chuẩn # Top 9 Yêu Thích

Đề thi lái xe nâng thuyết lý chiếm 30% tổng điểm sát hạch học lái xe nâng, bao gồm 25 câu, mỗi đáp án đúng được khoanh tròn bạn sẽ nhận 1,2 điểm và tổng điểm bài thi lý thuyết là 30/100 điểm.

CÂU HỎI THI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC VẬN HÀNH XE NÂNG HÀNG

Nếu bạn đang có nhu cầu học lái xe nâng mà không biết trước được mẫu đề lý thuyết này thì khả năng rớt là rất cao. Nhưng bạn yên tâm bây giờ bạn đã có thêm kiến thức cho thực tế và cho bài thi của mình rồi.

Chú ý: Học viên lựa chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn vào câu trả lời đó. Ví dụ chọn câu A là đúng:

CÂU HỎI 1. Xe nâng hàng (forklift truck) nói chung không có các cơ cấu nào sau đây?

A. Cơ cấu nâng hạ khung động, cơ cấu nghiêng khung B. Cơ cấu lái, cơ cấu dịch chuyển ngang càngC. Cơ cấu quay càng nâng, cơ cấu đưa càng nâng sang bên D. Cơ cấu quay của khung nâng so với trục dọc máy E. Đáp án A, B, C và D đúngF. Đáp án A, B và D đúng

Đáp án: D – Xe nâng không thể xoay khung nâng vì chỉ cần xoay càng nâng là đủ.

A. Động cơ diesel B. Động cơ xăng C. Động cơ điện D. Gas LPG E. Đáp án A và C đúng F. Đáp án A, B, C và D đúng

Đáp Án: F – Xe nâng hàng bao gồm các loại: (DIESEL), Xe nâng điện, Xe nâng Gas, Xe nâng xăng, Ngoài ra còn có loại xe nâng tay, và xe nâng bán tự động (Tay-điện) – Xem phân loại xe nâng hàng để biết rõ các chi tiết hơn.

Học viên có thể tìm hiểu kỹ hơn về sự khác nhau của động cơ điện và động cơ xăng, DIESEL và nên chọn loại nào TẠI ĐÂY

3. Các dải dây xích và puly dẫn hướng xích trên khung nâng không có tác dụng gì?

A. Nâng hạ càng nâng khi nâng khung động B. Cân bằng hàng trên bàn nângC. Giữ chặt khung tĩnh D. Kéo hàng phụ khi nâng E. Đáp án A, B đúngF. Đáp án D, C đúng

Đáp án: F – Dải xích và puly dẫn hướng xích trên khung nâng không kéo hàng phụ được và nó chỉ lắp thông qua khung nâng nên không giữ chặt được khung tĩnh.

A. Giúp xe di chuyển nhanh hơn B. Bánh sau nhỏ dễ lái khi di chuyểnC. Bánh trước lớn để chịu tải trọng nâng lớn của hàng D. Đáp án B, C đúng E. Đáp án A, B, C đúng

Đáp án: D – do nâng hàng luôn ở phía trước nên bánh trước sẽ là bánh chịu lực, bánh sau nhỏ giúp bẻ lái nhẹ hơn.

A. Thao tác linh hoạt khi di chuyển lùi B. Bán kính quay vòng xe nhỏC. Dễ bẻ lái khi có tải D. Tiến xuống dốc không bị lậtE. Đáp án A, C đúng F. Đáp án B, C đúng

Đáp án: E – Vì khi nâng hàng nặng thường phải sử dụng lực để lái bánh xe, và giúp xe cân bằng khi lái, nên thiết kế bánh lái phía sau là hợp lý

A. 1-khung nâng; 2-cabin lái; 3-động cơ; 4-cầu sau dẫn động; 5-Hộp số; 6-cầu trước lái; 7-chạc càng nâng

B. 1-khung nâng; 2-cabin lái; 3-động cơ; 4-cầu sau lái; 5-Hộp số; 6-cầu trước dẫn động; 7- chạc càng nâng

C. 1-bàn nâng; 2-cabin lái; 3-động cơ; 4-cầu sau dẫn động; 5-Hộp số; 6-cầu trước lái; 7-khung nâng

D. 1-khung nâng; 2-cabin lái; 3-động cơ; 4-cầu sau lái; 5-Hộp giảm tốc; 6-cầu trước dẫn động; 7-càng nâng

A. 1-dầm ngang khung tĩnh; 2-khung động; 3-chạc nâng; 4-xích nâng; 5-khung tĩnh; 6-càng nâng; 7-xilanh nghiêng khung; 8-xilanh nâng khung động; 9-cần piston; 10- puly dẫn hướng xích.

B. 1-khung gầm xe; 2-khung động; 3-chạc nâng; 4-xích nâng; 5-khung tĩnh; 6-càng nâng; 7-xilanh nghiêng khung; 8-xilanh nâng khung động; 9-cần piston; 10- puly dẫn hướng xích.

C. 1-dầm ngang khung tĩnh; 2-khung động; 3-chạc nâng; 4-xích nâng; 5-khung tĩnh; 6-càng nâng; 7-xilanh nghiêng khung; 8-xilanh nâng khung tĩnh; 9-cần piston; 10- puly dẫn hướng xích.

A. 10-cần điều khiển nghiêng khung, 9-cần điều khiển nâng khung động, 8-cần điều khiển cho chức năng thủy lực phụ khác.

B. 10-cần điều khiển nâng khung động, 9-cần điều khiển cho chức năng thủy lực phụ khác, 8-cần điều khiển nghiêng khung.

C. 8-cần điều khiển cho chức năng thủy lực phụ khác, 9-cần điều khiển nghiêng khung, 10-cần điều khiển nâng khung động.

D. 8-cần điều khiển bánh lái phía sau, 9-cần điều khiển đưa bàn nâng sang bên, 10-cần điều khiển nâng khung động.

A. 6-bàn đạp gia tốc (ga), 5-bàn đạp ly hợp (côn), 7-bàn đạp thắng.

B. 5-bàn đạp gia tốc, 6-bàn đạp ly hợp, 7-bàn đạp thắng.

C. 6-bàn đạp Monotrol, 5-bàn đạp ly hợp, 7-bàn đạp thắng.

D. 5-bàn đạp ly hợp, 7-bàn đạp gia tốc, 6-bàn đạp thắng.

10. Hãy cho biết khi xe nâng mang hàng di chuyển thì càng nâng ở cao độ cách mặt nền tối đa bao nhiên:

A. 20 cm B. 30 cm C. 50 cm D. 60 cm E. 70 cm

11. Hãy kể tên đầy đủ các xilanh thủy lực công tác trên xe nâng hàng mà bạn đã biết và chức năng làm việc của nó?

Gợi ý: Xy lanh nâng càng, xi lanh ngiêng càng nâng (nghiêng về phía trước – nghiêng về phía sau), Xi lang đưa càng sang ngang (điều chỉnh khoảng cách giữa 2 càng nâng), Xi lanh nghiêng khung nâng, xy lanh thủy lực đưa khung nâng ra vào (chỉ có đối với xe nâng điện đứng lái)

12. Khi cấp dầu thủy lực có áp suất cao vào xilanh thủy lực để nâng hàng lên cao nhưng hàng không nâng lên được có thể có các nguyên nhân nào?

Gợi ý đáp án:– Quá tải– Xì phốt

A. Cho biết mối quan hệ giữa tải trọng nâng của hàng và khoảng cách chiều dài trọng tâm của hàng trên càng nâng để khi khai thác xếp dỡ hàng không bị quá tải có nguy cơ gây tai nạn lật xe.

B. Cho biết mối quan hệ giữa tải trọng nâng của hàng, khoảng cách trọng tâm của hàng trên càng nâng và chiều cao nâng để khi khai thác xếp dỡ hàng không bị quá tải có nguy cơ gây tai nạn lật xe.

C. Cho biết mối quan hệ giữa tải trọng nâng của hàng với chiều cao nâng để khi khai thác xếp dỡ hàng không bị quá tải có nguy cơ gây tai nạn lật xe.

A. Đường cong là chiều cao nâng, đường thẳng đứng là khoảng cách trọng tâm hàng trên càng, đường ngang là sức nâng.

B. Đường cong là sức nâng, đường thẳng đứng là khoảng cách trọng tâm hàng trên càng, đường ngang là chiều cao nâng.

C. Đường cong là khoảng cách trọng tâm hàng trên càng, đường thẳng đứng là chiều cao nâng, đường ngang là sức nâng.

16. Hãy cho biết chế độ làm việc của xe nâng ở hình dưới thuộc chế độ nào?

A. Bốc hàng từ bãi – xếp lên ôtô B. Bốc xếp hàng thành đống C. Dỡ hàng từ đống – vận chuyển hàng – xếp hàng lên ô tôD. Dỡ hàng từ ôtô – vận chuyển hàng – xếp hàng thành đống

1. Cho xe đến vị trí lấy hàng – 2. Nghiêng khung mang hàng về phía cabin – 3. Hạ hàng xuống cách mặt đất khoảng 15-20cm – 4. Di chuyển hàng tới vị trí đặt hàng – 5. Cho khung mang hàng thẳng đứng rồi đặt hàng (cho hàng cách mặt mặt bằng đặt hàng khoảng 15-20 cm) – Quay lại với chu kỳ làm việc tiếp theo.

GỢI Ý ĐÁP ÁN: – Kiểm tra bên ngoài (lốp, càng, xích, đường ống, xy lanh …có bị rách hay nứt, biến dạng không)– Kiểm tra không tải (nâng, hạ, di chuyển, phanh, còi,đèn)– Kiểm tra có tải (Nâng tải cách mặt đất 15-20 cm kiểm tắt máy 5-10 ph, theo dõi hàng có bị trôi không – nâng, hạ hàng, di chuyển, kiểm tra phanh)

A. Không chở người trên xe nâng khi đang làm việc có thể bị rớt người ra khỏi xe

B. Không tập trung, hướng mắt về hướng di chuyển xe gây tai nạn lật xe nâng.

C. Không xoay tay lái mạnh thình lình, tránh dừng, khởi động hoặc quay vòng đột ngột có thể gây đổ lật xe nâng, đổ hàng và gây tai nạn chết người.

D. Đáp án A, C đúng E. Đáp án A, B, C đúng

B. Khi mang hàng di chuyển không được nghiêng khung về phía trước, phải nghiêng khung về phía sau.

C. Không được dừng đột ngột và chất hàng quá cao trên bàn nâng trong khi vận chuyển.

D. Đáp án A, B đều đúng. E. Đáp án B, C đúng F. Đáp án A, B, C đúng

A: Xe mang hàng lên dốc: ….

B: Xe mang hàng xuống dốc :…

A. Khi muốn lấy tải từ đống hàng, điều chỉnh khoảng cách càng sao cho tải cân bằng trên 2 càng, tiến xe vào từ từ và vuông góc 90 0, đưa càng nâng vào pallét cẩn thận.

B. Khi muốn lấy tải từ đống hàng, điều chỉnh khoảng cách càng sao cho tải cân bằng trên 2 càng, tiến xe vào từ từ và không cần vuông góc với pallét, đưa càng nâng vào pallét cẩn thận

A. Không nâng người đứng trên 2 càng nâng cao quá mức cho phép.

B. Không cho phép nâng người khi vận hành xe nâng vì xe nâng hàng chỉ dùng để nâng hàng hóa.

C. Được phép nâng người trên xe nâng khi người đứng trên pallet.

D. Không cho phép nâng người khi chưa có sàn thao tác chuyên dùng có lan can an toàn và sàn cố định trên càng nâng.

E. Đáp án C, D đúng.

A. Khi di chuyển xe nâng càng nâng phải tỳ sát mặt đất, khung nâng nghiêng về phía trước

B. Khi dừng đỗ xe phải đúng nơi quy định, chọn mặt bằng phẳng và nền cứng không sụt lún.

C. Khi dừng đỗ xe phải hạ càng nâng bằng trên mặt đất, nghiêng khung về phía trước

D. Khi dừng đỗ xe phải tắt máy, rút chìa khóa, kéo thắng tay và kê chèn bánh xe chắc chắn.

E. Đáp án B, C, D đúng F. Đáp án A, B, C, D đúng

A. Người lái phải đủ 18 tuổi và có giấy chứng nhận đủ sức khỏe khi làm việc trong nhà xưởng

B. Người lái phải có giấy phép vận hành xe nâng và phải có giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vận hành định kỳ.

C. Người lái được phép vận hành xe nâng khi xe phải được kiểm định kỹ thuật an toàn đầy đủ và được vận hành khi xe còn trong thời hạn kiểm định.

D. Người lái không được phép vận hành xe nâng khi tâm trạng bất ổn, mất tập trung, buồn ngủ, đã uống rượu bia.

E. Người lái được vận hành xe nâng phải trang bị bảo hộ lao động như nón bảo hộ, mắt kính, quần áo bảo hộ có phản quang, giày bảo hộ.

F. Người lái chỉ được phép vận hành xe nâng khi có sự đồng ý của cấp trên thuộc quyền quản lý.

G. Người lái chỉ được phép vận hành xe nâng khi xe do chính sở hữu của người lái (xe chính chủ).

H. Đáp án A, B, C, D, E đúng

I. Đáp án A, B, C, D, E, F đúng K. Đáp án A, B, C, D, E, F, G đúng