Đề Xuất 5/2024 # #1 Quy Định Mới Nhất Của Pháp Luật Về Bằng Lái Xe B1 # Top 3 Yêu Thích

Bằng lái xe B1 là một loại giấy phép lái xe, chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những người không hành nghề lái xe điều khiển xe đến , xe oto tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500 kg.

Bằng lái xe B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi với nữ và đủ 60 tuổi với nam.

Với lỗi không mang bằng lái xe B1 bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng, không có hình thức xử phạt bổ sung.

Với lỗi không có bằng lái xe hạng B1 thì bị phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng, ngoài ra sẽ bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.

Căn cứ pháp lý

Bằng lái xe B1 là gì?

Bằng lái xe là một loại giấy phép lái xe, chứng chỉ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những người tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông một cách hợp pháp.

Bằng lái xe được chia làm nhiều loại, trong đó phải kể đến những loại hình chính: A, B, C, D, E, F và từng loại chia ra thành A1, A2, A3, A4, B1, B2… Và bằng lái xe B1 là một loại giấy phép lái xe, chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những người không hành nghề lái xe điều khiển xe đến 09 chỗ ngồi, xe oto tải, máy kéo có trọng tải dưới 3500 kg. Bằng lái xe hạng B1 đang được cấp dưới hình dạng thẻ PET- loại thẻ nhựa cao cấp nhiều tính năng và hạn chế được sự hư hỏng.

Bằng lái xe B1 điều khiển được những loại xe gì?

Bằng B1 là loại bằng đơn đang rất thịnh hành, nhất là khi xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu đi lại của con người ngày càng lớn. Với bất cứ ai muốn điều khiển phương tiện trên đường đều phải có bằng lái xe để không vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Để đáp ứng những nhu cầu đó, Luật Giao thông đường bộ có quy định về giấy phép lái xe hạng B1 như sau:

Điều 59. Giấy phép lái xe

4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:

b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 16 Thông tư 12/ 2024/TT-BGTVT quy định thêm về vấn đề này như sau:

Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe

5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.

6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Thời hạn của bằng lái xe B1

Bằng lái xe B1 là một trong những loại giấy phép lái xe có thời hạn sử dụng. Khoản 2 Điều 17 Thông tư 12/2024/TT-BGTVTT có quy định về vấn đề này như sau;

Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe

2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Như vậy, bằng lái xe B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi với nữ và đủ 60 tuổi với nam. Bằng lái xe B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp đối với trường hợp người lái xe trên 45 tuổi là nữ và trên 50 tuổi nếu là nam. Điều 36 Thông tư 12/2024/TT-BGTVT quy định thêm trong trường hợp giấy phép lái xe quá hạn từ 03 tháng đến 01 năm sẽ phải dự thi sát hạch lý thuyết để cấp lại bằng lái xe; trường hợp quá từ 01 năm trở lên phải dự thi sát hạch lại cả lí thuyết và thực hành để xin cấp lại bằng lái xe.

Hình thức xử phạt đối với lỗi không mang bằng lái xe B1

Bằng lái xe được coi là một trong những giấy tờ cần thiết phải mang theo khi tham gia giao thông trên đường bộ. Với tầm quan trọng như vậy nhưng nhiều người vẫn tỏ ra thờ ơ với quy định của pháp luật dẫn đến việc bị xử phạt với lỗi không mang bằng lái xe và lỗi không có bằng lái xe .

Đối với lỗi không mang B ằng lái xe B1 , căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2024/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;

Do đó, với lỗi không mang bằng lái xe B1 thì người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng, ngoài ra không bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung nào.

Hình thức xử phạt đối với lỗi không có bằng lái xe B1

Có bằng lái xe là một trong những điều kiện bắt buộc để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trong trường hợp không có bằng lái xe B1 hoặc bằng lái xe B1 đã hết hạn sử dụng, bị làm mất thì người điều khiển phương tiện đều bị xử phạt vi phạt hành chính theo Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2024/ NĐ-CP với lỗi không có bằng lái xe đó là:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Bên cạnh đó, khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định thêm về vấn đề này như sau:

9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm b, điểm d khoản 8 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;

Như vậy, đối với lỗi không có bằng lái xe hạng B1 thì người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng, ngoài ra sẽ bị tạm giữ phương tiện 7 ngày. Bằng lái xe là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xác định điều kiện tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện. Chính vì vậy, người điều khiển phương tiện phương tiện cần chấp hành nghiêm túc việc mang theo bằng lái xe theo quy định của pháp luật.

Trân trọng./.