Những Nhiệm Vụ Chính Của 1 Nhân Viên Tín Dụng Ngân Hàng
Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì?
Nhân viên tín dụng là thành phần quan trọng tại các Ngân hàng, thực hiện tốt nhiệm vụ của 1 nhân viên tín dụng có nghĩa là họ đóng vai trò rất lớn giúp ngân hàng phát triển lớn mạnh.
Hiện nay tại Việt Nam, các ngân hàng không ngừng thay đổi mô hình, do đó các nhân viên tín dụng cũng không ngừng thay đổi để thích nghi hơn, nhưng nhìn chung, những nhiệm vụ của 1 nhân viên tín dụng chủ yếu vẫn bao gồm những nhiệm vụ chính theo sát tất cả các hoạt động tư vấn, quản lý khách hàng.
Đây được coi là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng để tăng doanh số của 1 nhân viên tín dụng, đối với những khách hàng có nhu cầu hoặc chưa biết tới các dịch vụ, nhân viên tín dụng sẽ tư vấn vay hoặc sử dụng các dịch vụ như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các tiện ích khác của ngân hàng.
Dựa vào những yêu cầu và khả năng đáp ứng các dịch vụ của ngân hàng mà các nhân viên tín dụng sẽ hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của ngân hàng, các quy trình này cần thực hiện nhanh chóng và chuẩn bị chi tiết nhất thì mức độ thỏa mãn của khách hàng càng cao và tăng độ tin tưởng, tạo sự chuyên nghiệp trong quá trình làm việc.
Trong trường hợp nhân viên tín dụng xét thấy khả năng đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng với khách hàng hoặc khả năng của khách hàng với các điều kiện vay vốn thì nên thông báo ngay để không làm mất thời gian của 2 bên.
Đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn thì nhân viên tín dụng sẽ thẩm định khách hàng dựa vào các tiêu chí như uy tín, năng lực kinh doanh, quy mô hoạt động, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, phương án (kế hoạch) kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay...
Nhân viên tín dụng có nhiệm vụ lập tờ trình theo quy trình của ngân hàng đồng thời thẩm định báo cáo trình các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay.
Đối với những trường hợp vốn vay nhân viên tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng sử dụng vốn vay theo quy định của ngân hàng và theo dõi việc trả nợ gốc và lãi vay của khách hàng theo hợp đồng giữa ngân hàng và người vay vốn.
Đây là 1 trong những công việc, nhiệm vụ thường xuyên của nhân viên tín dụng khi thực hiện việc chuyển nhóm nợ, tiến hành xử lý thu hồi nợ trước hạn, tiến hành các thủ tục khởi kiện để thu hồi nợ, thường xuyên đôn đốc theo dõi quá trình khách hàng trả nợ trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi...
Trong trường hợp khách hàng tất toán hợp đồng nhân viên tín dụng thực hiện tất toán hợp đồng và giải chấp tài sản thế chấp, xoá đăng ký giao dịch đảm bảo để tất toán nhanh chóng nhất.
Các nhân tố để trở thành nhân viên tín dụng
Một người muốn làm được nhân viên tín dụng nhất định cần phải có:
-Quan trọng nhất là kỹ năng giao tiếp. Do phải thường xuyên làm việc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nên đòi hỏi kỹ năng giao tiếp của mình để làm hài lòng khách hàng dù đó là người khó tính nhất
-Là người năng động và có tính chủ động cao. Vì thường xuyên phải đi ra ngoài để gặp mặt khách hàng nên bắt buộc họ phải linh hoạt và nhanh nhạy xử lý các tình huống phát sinh khi làm việc.
-Phải thật cẩn thận. Vì làm việc tại ngân hàng nên phải xử lý tất cả những vấn đề về tiền. Nếu không cẩn thận sẽ rất dễ gây nhầm lẫn gây ra những hậu quả khó lường trước được.
-Biết sử dụng thành thạo máy tính và nói được ngoại ngữ. Đó là hai điều kiện quan trọng để các ngân hàng xem xét tiền lương cho nhân viên của mình.
Lương của nhân viên tín dụng tại các ngân hàng
Trong các báo cáo tài chính của ngành ngân hàng, mức lương của một nhân viên tín dụng có thể được xếp vào hàng hot, thu nhập khủng.
Theo các nguồn thông tin, tại ngân hàng Vietcombank, trung bình ngân hàng này chi trả thu nhập cho mỗi nhân viên trong khoảng 290 triệu đồng/năm, tương đương với con số 24,16 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập ao ước của nhiều người.
Tại ngân hàng MB Bank, báo cáo cho thấy mỗi cán bộ, công nhân viên có mức lương bình quân tháng là 11,03 triệu đồng. Mức thưởng cũng rất lớn, tính trung bình ra đến 48 triệu/tháng cho nhân viên.... và còn rất nhiều con số khủng tại một số ngân hàng khác.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mức lương mà một nhân viên ngân hàng nhận là không cao như những báo cáo đã đưa ra. Nó có thể chỉ chiếm khoảng 1/2 hoặc 1/3 so với mức lương trung bình.
Cùng là lao động, nhưng mức lương nhân viên tín dụng tại các ngân hàng thương mại lại ít hơn nhiều. Nhiệm vụ của nhân viên tín dụng ngân hàng chính là tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay để đạt được mức dư nợ nhất định.
Việc hoàn thành chỉ tiêu theo yêu cầu từ phía công ty là cơ sở để có được mức lương thưởng nhất định. Nếu không hoàn thành, thu nhập của nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ rất thấp.
Như vậy có thể thấy, mức lương nhân viên tín dụng ngân hàng tại các ngân hàng thương mại là rất cạnh tranh. Tuy nhiên để đạt được điều đó phải chịu rất nhiều áp lực, đồng thời phải hoàn thành tốt những yêu cầu được giao. Đây là một thách thức lớn cho những bạn mong muốn trở thành chuyên viên tín dụng ngân hàng.
Có thể thấy rằng những nhiệm vụ của 1 nhân viên tín dụng chủ yếu tiếp xúc và làm việc với khách hàng. Ngân hàng muốn phát triển cần dựa vào những đánh giá tốt và sự tin tưởng từ phía khách hàng do đó các nhân viên tín dụng khôn khéo, có phong cách thái độ làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng và tạo tiền đề phát triển bền vững cho ngân hàng.
Gửi thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ chuyên gia Thebank: