Xem Nhiều 5/2024 # Công An Nhân Dân / Số 756 / Trang / Ngày 4/8/2024 # Top 0 Yêu Thích

Triển lãm các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2024 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ 30.8 đến 8.9 là một sự kiện chào mừng ngày Quốc khánh năm nay.

Trong 13 tác giả được vinh danh, Giải thưởng Hồ Chí Minh dành cho hai tác phẩm mỹ thuật của tác giả Nhà điêu khắc Tạ Quảng Bạo và cụm tác phẩm nhiếp ảnh của tác giả, nhà báo Lương Nghĩa Dũng.

Tố chất của nhà nhiếp ảnh

Khác với các phóng viên chiến trường phương Tây được trang bị máy móc tối tân và huấn luyện về kỹ năng tác nghiệp, các phóng viên chiến tranh Việt Nam “vào trận” với trang bị thô sơ và không được huấn luyện để tự bảo vệ mình trong bom đạn.

Nhà báo, liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng cũng không được đào tạo bài bản về nhiếp ảnh báo chí mà chỉ qua một khóa đào tạo cấp tốc cùng với Vũ Tạo, Hứa Kiểm… nhưng có con mắt, tố chất nhạy cảm và lòng dũng cảm, bất chấp hiểm nguy chỉ để phản ảnh chân thực sự khốc liệt của chiến tranh. Nghĩa Dũng với bút danh Nghĩa Mạnh đã có mặt tại nhiều điểm nóng, nhất là các trận địa pháo cao xạ khốc liệt nhất và được gọi là nhà nhiếp ảnh của Trường Sơn vì tất cả các chiến dịch lớn như Khe Sanh 1967 – 1968, Cánh đồng Chum – Mường Xủi (Lào) 1970 – 1971, Đường 9 Nam Lào 1971 – 1972 và giải phóng Quảng Trị 1972 đều có mặt và ghi dấu ấn bằng những bức ảnh tường thuật mạnh mẽ với phong cách riêng.

Phóng sự ảnh “Những cô gái giữ biển giữ làng” chụp đại đội dân quân nữ pháo binh Ngư Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) với những khẩu pháo hạng nặng đánh trả tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ, hay loạt ảnh trên các nẻo đường Trường Sơn về các chiến sĩ vận tải, công binh mở đường, thông xe cho tiền tuyến… gây ấn tượng mạnh.

Vì sao ảnh Lương Nghĩa Dũng ấn tượng?

Vì chất anh hùng ca trong ảnh, vì ông không chỉ mô tả sự khốc liệt, mất mát, hy sinh của cuộc chiến mà chú ý đến những khoảnh khắc đời thường, thể hiện tinh thần lạc quan, như các chiến sĩ đảo Bạch Long Vĩ cắt tóc cho nhau, hay nghe thông tin từ đất liền qua Đài Tiếng nói Việt Nam… Và đặc biệt, trời phú cho ông khả năng tạo hình đặc sắc. Những cú bấm máy nhanh của Nghĩa Dũng mạnh mẽ về bố cục, mang tính thẩm mỹ và không ít trong số đó đã trở thành tác phẩm nghệ thuật.

Điều thú vị nữa ở ông là chỉ với chiếc máy ảnh Exakta, Pratica (Đông Đức – cũ) chụp từng kiểu phim một với ống kính tiêu chuẩn, Lương Nghĩa Dũng đã chụp được nhiều bức ảnh đen trắng tuyệt vời.

Lần này, ông được chọn để trao Giải thưởng Hồ Chí Minh với cụm 5 tác phẩm “Lửa vây máy bay Mỹ”, “Nữ pháo binh Ngư Thủy”, “Đưa xe tăng vào trận”, “Xốc tới” và “Đánh chiếm cứ điểm 365”. Những bức ảnh thể hiện rõ sự dấn thân của nhà nhiếp ảnh, có nhịp điệu, chất anh hùng ca và lên được không khí ác liệt của chiến tranh.

Liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng sinh năm 1935 và hy sinh năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị, là một trong những phóng viên ảnh VN nổi tiếng có 16 bức ảnh trong cuốn sách “Requiem” (Hồi niệm) do hai nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Horst Faas và Tim Page làm chủ biên.

Nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành (nguyên Trưởng ban Biên tập ảnh TTXVN, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam) đã từng viết về đồng đội Lương Nghĩa Dũng: “Anh đã lăn lộn những nơi máu lửa, ngẩng cao đầu giữa làn bom đạn của hai phía mà chụp ảnh. Chỉ có anh và những người như anh mới dám nhìn thẳng vào họng súng và cột khói bom, thu vào ống kính những ánh chớp, những quầng lửa hào hùng và bi tráng của cuộc chiến mà từ đó bừng sáng lên những tư thế hiên ngang, những gương mặt cương nghị, sắt đá phi thường của người lính quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước…

VIỆT VĂN

Nông nghiệp VN / số 154 / trang 5 / ngày 2/8/2024

Công bố chỉ dẫn địa lý hạt tiêu Quảng Trị

Chiều 31/7, tại thành phố tỉnh lỵ Đông Hà, tỉnh Quảng Trị phối hợp Cơ quan phát triển Pháp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ công bố “Chỉ dẫn địa lý hạt tiêu Quảng Trị và nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận tỉnh Quảng Trị”.

Tiêu Quảng Trị được bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ có giá trị thương mại cao hơn

Ông Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Quảng Trị cho biết hạt tiêu Quảng Trị là đặc sản nổi tiếng của Việt Nam từ thế kỷ XV. Nhà bác học Lê Quý Đôn từ thế kỷ 18 từng nhắc đến trong tác phẩm “Phủ Biên tạp lục” từ nhiều thế kỹ trước rất các thương gia nước ngoài đến Quảng Trị mua hạt tiêu mang về nước, xem tiêu như “vàng đen”của Quảng Trị. Hiện tại tiêu Quảng Trị có chất lượng nổi tiếng cả nước, hạt tiêu chắc, cay và thơm, dung trọng của loại tiêu đen trung bình cũng đạt 650 đến 700gam/lít, cao nhất nước. Khoa học chứng minh, hạt tiêu chứa một số khoáng chất rất quan trọng với cơ thể người như crom, canxi, đồng, sắt… và giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa; bên cạnh đó còn có hàm lượng vitamin K cao và nhiều loại vitamin khác giúp giảm tác hại của các gốc hóa học tự do trên cơ thể…

Tỉnh Quảng Trị hiện có trên 2.300 ha tiêu, tập trung chủ yếu ở 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hóa, năng suất bình quân đạt 1 tấn tiêu khô/ha. Các địa phương đang phát triển vườn tiêu mới, dự kiến đến năm 2024 tỉnh sẽ có diện tích đạt 2.700 ha tiêu, đến năm 2025 đạt 3.000 ha, năng suất đạt 1,5 đến 2 tấn/ha. Đối với việc trồng hồ tiêu, nông dân và doanh nghiệp trong tỉnh đang từng bước áp dụng biện pháp canh tác bền vững theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, tuân thủ quy trình kỹ thuật, sản xuất, chế biến và tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm . Xây dựng mối liên kết với Hiệp Hội Hồ tiêu Việt Nam nhằm thiết lập kênh thông tin thị trường về vật tư phân bón và sản phẩm hồ tiêu để giúp người dân chủ động hơn trong đầu tư sản xuất cũng như xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm hồ tiêu ra thị trường trong và ngoài nước…

Ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị ( thứ hai, phải qua) trao chứng nhận “Chỉ dẫn địa lý” tiêu Quảng Trị cho ông Trần Ngọc Lân, GĐ Sở KH-CN( thứ ba, phải qua)

Tỉnh Quảng Trị quyết tâm liên kết trồng tiêu sạch, xem đây là một hướng đi đúng, đảm bảo tính bền vững cho một sản phẩm đặc biệt. Mùa thu hoạch tiêu trước, Quảng Trị đã xuất trực tiếp sang thị trường Hoa Kỳ được 24 tấn tiêu khô với giá cao hơn nhiều so với bán cho các tư thương trong nước. Hiện Quảng Trị đang xuất hồ tiêu qua thị trường Hoa Kỳ và Pháp và được đối tác đánh giá cao.

Có 9 sản phẩm khác được trao nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận tỉnh Quảng Trị”.

Trước đó, tháng 7/2024, trong chương trình “Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ” được Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức, Đoàn Quảng Trị do ông Nguyễn Văn Hùng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã mang theo một ít sản phẩm hạt tiêu của Quảng Trị để giới thiệu với các đối tác là tổ chức Roots of Peace và tập đoàn Noble House Spice. Bà HeiDi Kuhn, Giám đốc tổ chức Roots of Peace liền nếm thử mùi vị hạt tiêu và cho rằng đây là loại tiêu tốt nhất thế giới.

Nằm trong khuôn khổ buổi lễ, có 9 sản phẩm cũng là đặc sản của Quảng Trị được cấp nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể gồm: nước mắm Mỹ Thủy (huyện Hải Lăng); nước mắm Cửa Việt (Gio Linh); nước mắm Cồn Cỏ (huyện đảo Cồn Cỏ); cao dược liệu Định Sơn (Cam Lộ); khoai môn (Vĩnh Linh); rượu men lá Ba Nang (Đakrông); đậu đen xanh lòng (Triệu Phong); rau sạch (TP.Đông Hà) và chuối Tân Long (Hướng Hóa).

Поделитесь с Вашими друзьями: