Thanh Hóa là tỉnh đông dân nhất Việt Nam, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ – miền Trung Việt Nam
Văn hóa, văn nghệ dân gianTại Thanh Hóa có nhiều hình thức văn hóa truyền thống, phần nhiều vẫn còn tồn tại và đang được phát huy. Về dân ca, dân vũ, được nhiều người biết đến nhất là các làn điệu hò sông Mã, dân ca, dân vũ Đông Anh, trò diễn Xuân Phả. Ngoài ra còn có ca trù, hát xoan… Các dân tộc ít người cũng có nhiều loại hình văn nghệ dân gian khá đa dạng như hát xường của người Mường, khắp của người Thái… Kho tàng truyện cổ cũng khá đặc sắc như truyện cổ về sự tích về các ngọn núi, truyện dân gian của ngư dân ven biển Hậu Lộc, Sầm Sơn, Tĩnh Gia. Đặc biệt là các sự tích về nguồn gốc dân tộc Mường. Các lễ hội cũng rất đặc sắc như lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, lễ hội cầu ngư, lễ hội đền Sòng…
Về giao thôngThanh Hóa là một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản: đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trên toàn tỉnh có 8 ga tàu hỏa trong đó có một ga chính trong tuyến đường sắt Bắc Nam là ga Thanh Hóa. Có 6 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam: quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 15, quốc lộ 45, quốc lộ 47, quốc lộ 217 và đường Hồ Chí Minh), xa lộ xuyên Á (AH1) chạy qua Thanh Hóa trên quốc lộ 1A với chiều dài 98,8 km. Đường thủy của Thanh Hóa có đường thủy nội địa với 697,5 km[33]; đường hàng hải có cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế có tải trọng tới 50.000 DWT. Đường hàng không của tỉnh Thanh Hóa đang khai thác vận tải hàng không dân dụng bằng sân bay Thọ Xuân.
Vận tải công cộng, đến năm 2014, Thanh Hóa đã phát triển mạng lưới xe buýt gồm 18 tuyến ở khu vực đồng bằng và một phần các huyện miền núi trong tỉnh.
Tuyến số 1: Ga Thanh Hóa – Sầm Sơn – Cảng Hới
Tuyến số 2: Vĩnh Lộc – Ngã ba Kiểu – Thiệu Hóa – Thanh Hóa – Sầm Sơn
Tuyến số 3: Thiệu Dương – Lưu Vệ – Chợ Kho – Khu kinh tế Nghi Sơn – Cầu Hổ
Tuyến số 4: Đại học Hồng Đức – Chợ Vườn Hoa – Giắt – Dân Lực – Sao Vàng Lam Sơn – Thường Xuân
Tuyến số 5: Bỉm Sơn – Đại học Hồng Đức
Tuyến số 6: Hoằng Phụ – Bút Sơn – Hoằng Quang – Thanh Hóa
Tuyến số 7: Thanh Hóa – Hà Trung – Nga Sơn
Tuyến số 8: Thanh Hóa – Hà Trung – Vĩnh Lộc – Thạch Thành
Tuyến số 9: Thanh Hóa – Ngã ba Chè – Thiệu Toán – Thị trấn Thọ Xuân – đền thờ Lê Hoàn
Tuyến số 10: Thanh Hóa – Dân Lực – Thị trấn Thọ Xuân – Tứ Trụ – Lam Kinh
Tuyến số 10 kéo dài: Đại học Hồng Đức – TP Thanh Hóa – Dân Lực – Thị trấn Thọ Xuân – Lam Kinh – Ba Si – Đường Hồ Chí Minh – TT Ngọc Lặc – BX Ngọc Lặc
Tuyến số 11: Thanh Hóa – Hậu Lộc – Ngư Lộc – Đa Lộc
Tuyến số 12: Làng cổ Đông Sơn – Bờ Hồ – Bến xe phía Nam – Lưu Vệ – Đường Thanh Niên – Khu Sô Tô
Tuyến số 13: Hoằng Trường – Nam Ngạn – Bờ Hồ – An Hưng – thị trấn Nưa
Tuyến số 14: Bến xe TP Sầm Sơn – Khu sinh thái Quảng Cư
Tuyến số 15: TP Thanh Hóa – Chợ Kho – Nông Cống
Tuyến số 16: TP Thanh Hóa – Nông Cống – Như Thanh
Tuyến số 17: Hợp Lý – Sim – Giắt – TP Thanh Hóa – Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (chi nhánh Thanh Hóa) – TP Sầm Sơn
Tuyến số 18: Thiệu Duy – thị trấn Thiệu Hóa – TP Thanh Hóa – Ngã ba đường tránh phía Nam thành phố.
Tuyến số 20: Trại 5 (Thống Nhất) – Kiểu – TT Quán Lào – thị trấn Thiệu Hóa – TT Rừng Thông – Chợ Tây Thành – Cầu quán nam.
Ẩm thực đặc sảnĐến Thanh Hóa du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản độc đáo nổi tiếng cả nước của xứ Thanh như: nem chua Thanh Hóa, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi (của huyện Vĩnh Lộc), bánh gai Tứ Trụ (của huyện Thọ Xuân), các món chế biến từ hến làng Giàng (huyện Thiệu Hóa), bánh đa cầu Bố (thành phố Thanh Hóa), mía đen Kim Tân, thịt trâu nấu lá lồm, chim mía (huyện Thạch Thành), hay các món hải sản: cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá tràu từ các huyện ven biển Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Nga Sơn. Nem chua Thanh Hóa được làm từ thịt nạc, bì thái chỉ, hạt tiêu, ớt, tỏi và lá đinh lăng, gói bên ngoài bởi rất nhiều lớp lá chuối. Thịt nạc được chọn là loại thật nạc, ngon, tươi, không dính mỡ, không dính gân, trộn đều với bì luộc thái chỉ, gia vị. Không thể thiếu một chút ớt cho thêm đậm đà, tiêu để dậy mùi, một chút tỏi để khử trùng và một vài lá đinh lăng. Nem chua Thanh Hóa có hương vị rất khác lạ so với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó có vị chua, cay, ngọt, mặn và dậy mùi thơm.
Bản đồ tỉnh Thanh HóaBản đồ tỉnh Thanh Hóa theo Google Map
Phía bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình
Phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An
Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Houaphanh, tiếng Lào: ແຂວງ ຫົວພັນ) nước Lào
Phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông
Ký hiệu biển số xe thành phố và các huyện ở Thanh HóaTheo Thông tư 15/2014/TT-BCA qui định về đăng ký xe do Bộ Công An ban hành ngày 04/04/2014 có kèm theo phụ lục số 02 về ký hiệu biển số xe ô tô – mô tô trong nước thì Biển số xe của tỉnh Thanh Hóa là 36
Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện với 559 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 50 phường, 28 thị trấn và 481 xã. Như vậy,Biển số xe 36 do Phòng CSGT công an tỉnh Thanh Hóa quản lý và cấp cho các phương tiện trên địa bàn tỉnh. Trong đó, mỗi huyện của Thanh Hóa lại có các ký hiệu biển số xe mô tô khác nhau để phân biệt. Cụ thể là:Biển số mô tô (xe máy):
Biển số xe mô – tô phân khối lớn trên 175cc: 36-A1
Từ khóa: bien so xe 36, bien so xe thanh hoa